Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Hạ thứ 18 tại tảng đá Càliya, xứ Koliya (năm -572)

02/03/201419:23(Xem: 19087)
26. Hạ thứ 18 tại tảng đá Càliya, xứ Koliya (năm -572)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


13- Hạ thứ 18 tại tảng đá Càliya, xứ Koliya (năm -572)

Con gái người thợ dệt ngộ đạo[1]

Phật nhập hạ thứ 18 tại tảng đá Càliya, gần thành phố Càlika, xứ Koliya. Sau khi mãn hạ, đức Phật về Jetavana giáo hóa một thời gian, rồi ngài lại đi về miền nam, đến thành phố Àlavì bên bờ sông Gangà, để độ cô gái 18 tuổi, con một người thợ dệt. Gần ba năm trước, lúc Phật nhập hạ tại Àlavì, cô được nghe Phật dạy quán tưởng về cái chết (Màrana anussati) như sau :

Quý vị hãy siêng năng thực hành thiền định, quán niệm về cái chết. Quý vị nên nghĩ rằng “Đời sống không ổn định, cái chết thì chắc chắn. Chắc chắn tôi sẽ chết. Cái chết sẽ chấm dứt đời tôi. Cuộc đời không vững bền, không ai tránh khỏi cái chết.” Khi tử thần đến, người không quen quán niệm về cái chết sẽ ra đi trong đau khổ và sợ sệt, cũng như một người run rẩy kinh hoàng khi bất thình lình thấy một con rắn xuất hiện bên mình. Người quen quán niệm về cái chết sẽ bình tĩnh, không sợ sệt vào lúc lâm chung, cũng như người quen gặp rắn bình tĩnh dùng gậy hất con rắn ra xa rồi tiếp tục đi.

Về nhà, cô thường xuyên suy gẫm về những lời dạy của đức Phật. Hôm nay được tin Phật trở lại tinh xá Aggalava tại Àlavì, cô gái muốn đến hầu Phật và nghe pháp. Nhưng hồi sáng nầy, trước khi đi đến xưởng dệt, cha cô căn dặn cô phải quấn mấy cái suốt chỉ cho đầy rồi mau mau đem đến xưởng để ông dệt gấp cho xong tấm lụa để giao gấp cho một khách hàng quan trọng. Cô gái lo quấn gấp mấy cái suốt chỉ cho xong trong buổi sáng, nhưng đến gần giờ ngọ mới xong. Cô lật đật thay áo định đem mấy cái suốt chỉ ra xưởng cho cha rồi lúc trở về sẽ ghé tinh xá Aggalava nghe Phật thuyết pháp.

Đến giờ ngọ, dân chúng dâng vật thực cúng dường đức Thế Tôn và các vị khất sĩ. Sau khi Phật thọ trai xong, dân chúng khao khát được nghe pháp. Nhưng đức Phật ngồi lặng thinh, không nói một lời.

Trên đường đi đến xưởng dệt, lúc đi ngang qua tinh xá Aggalava, cô gái thấy rất đông người tụ họp. Cô len lỏi vào đám đông để được đến gần nhìn thấy mặt Phật. Cô vừa nhìn thấy mặt Phật thì Phật cũng vừa ngẩng đầu lên nhìn thấy cô. Cô vội đặt giỏ suốt chỉ xuống, thành tâm bước đến đảnh lễ Phật. Đức Phật hỏi :

Con từ đâu đến ?

Bạch Thế Tôn, con không biết.

Rồi con sẽ đi về đâu ?

Bạch Thế Tôn, con không biết.

Con không biết sao ?

Dạ, con biết.

Con biết thật không ?

Dạ, con không biết.

Đại chúng ngồi nghe bốn câu vấn đáp giữa đức Phật và cô gái, ai cũng ngơ ngác chẳng hiểu gì, họ cho rằng cô gái trả lời ngớ ngẩn. Đức Phật thương xót đại chúng nên hỏi tiếp cô gái :

Này con, khi Như Lai hỏi “Con từ đâu đến?” tại sao con nói “Con không biết” ?

Bạch Thế Tôn, ngài hẳn đã biết con từ nhà đến đây. Nhưng ý ngài muốn hỏi con từ cảnh giới nào tái sanh đến đây. Điều đó con không biết.

Này con, khi Như Lai hỏi “Rồi con sẽ đi về đâu?” tại sao con nói “Con không biết” ?

Bạch Thế Tôn, ngài hẳn đã biết con đang đi đến xưởng dệt vì con đang cầm giỏ suốt chỉ trên tay. Nhưng ý ngài muốn hỏi con sẽ tái sanh về đâu. Điều đó con không biết..

Khi Như Lai hỏi “Con không biết sao?” tại sao con đáp “Con biết” ?

Bạch Thế Tôn, vì con biết chắc chắn rằng con sẽ chết và sẽ tái sanh.

Khi Như Lai hỏi “Con biết thật không?” sao con đáp “Con không biết” ?

Bạch Thế Tôn, vì con không biết rõ chừng nào con sẽ chết và sẽ tái sanh về đâu.

Đức Phật khen ngợi cô gái sáng trí, nhờ thường quán niệm về cái chết nên đã hiểu ý Phật, rồi ngài nói bài kệ :

“Thế gian này mù quáng,

“Chẳng mấy người thấy rõ.

“Số người vào nhàn cảnh thật hiếm hoi,

“Như số chim thoát khỏi lưới. (Kinh Pháp Cú, bài 174)

Sau bốn câu hỏi của đức Phật, cô gái chứng quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti). Cô đảnh lễ dưới chân Phật rồi lui ra, đem mấy suốt chỉ đến xưởng dệt cho cha. Chiều hôm đó, tại xưởng dệt, cô bị tai nạn qua đời. Cha cô vô cùng đau khổ, đến hầu Phật, thuật lại cái chết tức tưởi bất ngờ của cô. Đức Phật giảng Tứ Diệu Đế để khuyên giải ông và cho ông biết con gái ông đã được vãng sanh về cung trời Đâu Suất (Tusita). Sau đó ông xin được xuất gia, tinh tấn tu hành, ít lâu sau đắc quả A-la-hán.



[1]Xem Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, trang 522-528; Buddhist Legends, quyển III, trang 14-18; Tăng Chi Bộ, chương 8 pháp, kinh 73 và 74.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6196)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
08/04/2013(Xem: 13299)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22234)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5522)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 17199)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 13098)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 24925)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6198)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
05/04/2013(Xem: 28761)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
02/04/2013(Xem: 13086)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]