Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)

02/03/201419:18(Xem: 15750)
23. Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


10- Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)

Vua Suppabuddha bị đất nuốt[1]

Từ thủ đô Sàvatthi xứ Kosala đức Phật đến Kapilavatthu. Trong thời gian ngụ tại đây, một hôm đức Phật bị vua Suppabuddha uống rượu say, chận đường nhục mạ nặng nề vì cho rằng ngài đã xuất gia cầu danh, bỏ bê vợ con làm cho Yasodharà đau khổ, và làm cho một số đông gia đình trong hoàng tộc Koliya và Sàkya phải buồn khổ vì mất chồng, mất con. Devadatta là con trai duy nhất của vua Suppabuddha cũng đã xuất gia theo Phật, làm cho vua không còn con trai nối dõi và nối ngôi. Đức Phật làm thinh quay trở về tinh xá Nigrodha. Đại đức Ànanda ngạc nhiên hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì mà xảy ra chuyện như thế ?

Việc xảy ra như thế cũng do nhân duyên nhiều đời trước giữa Như Lai, Suppabuddha và Devadatta. Nhưng do ác nghiệp hôm nay, bảy ngày nữa vua Suppabuddha sẽ bị đất nuốt ngay dưới chân cầu thang lâu đài của ông và sẽ bị đọa vào địa ngục A-tỳ.

Sau khi tỉnh rượu, nghe quân hầu cận thuật lại, vua Suppabuddha cười nói :

Được rồi, ta sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng sa môn Gotama là một tên nói láo.

Về đến thủ đô Devadaha xứ Koliya, vua Suppabuddha liền cho dọn hết những đồ dùng cần thiết của ông lên tầng lầu thứ bảy, tầng chót của lâu đài; đặt hai lực sĩ giữ cửa ở mỗi tầng lầu để nếu ngày thứ bảy vua có quên, đi xuống, thì phải nắm giữ vua lại; cửa ra cầu thang ở mỗi tầng lầu đều đóng chặt. Đến ngày thứ bảy, vua Suppabuddha nhất định ở luôn trên lầu bảy, không đi đâu cả.

Nhưng đến ngày thứ bảy, con ngựa quý của vua bỗng sút chuồng ở tầng trệt, chạy đá lung tung vào vách. Vua đang mặc thường phục, nghe tiếng động ồn ào, đứng dậy đến mở cửa ra cầu thang nhìn xuống. Nhưng ngay lúc ấy các cửa lầu bỗng mở tung ra, rồi hai người lực sĩ xông tới nắm cổ vua ném xuống lầu sáu. Ở lầu sáu vua lại bị hai người lực sĩ khác ném xuống lầu năm; lần hồi đến tầng trệt; mặt đất bỗng nứt ra làm hai, vua Suppabuddha bị rơi vào lòng đất và tái sanh vào địa ngục A-tỳ (Avici). Dandapàni (Chấp Trượng), em vua Suppabuddha lên nối ngôi vua xứ Koliya.

Ràhula đúng 20 tuổi, thọ Cụ túc giới

Năm nay chú sa di (Sàmanera) Ràhula được 20 tuổi. Phật bảo đại đức Sàriputta làm lễ cho Ràhula thọ Cụ Túc Giới (Upasampada) để chính thức trở thành một vị Tỳ kheo (bhikkhu, bhiksu). Đại đức Sàriputta đã dạy dỗ chú thật chu đáo trong nhiều ngày trước ngày chú thọ giới. Svastika cũng hân hạnh được nghe những lời giáo huấn này. Đây là một buổi lễ quan trọng mà chú sa di Ràhula đã mong đợi từ lâu. Chú tuy còn trẻ nhưng đã nghiêm trì mật hạnh[2]rất chính chắn nên đều được các thầy quý mến. Sau buổi lễ, các thầy đều vui vẻ đến chúc mừng vị Tỳ kheo mới.

Phật dạy Ràhula quán 18 giới phân biệt[3]

Sau khi Ràhula thọ giới Tỳ kheo, Phật đã dành thì giờ đặc biệt dạy cho chú về các công phu thiền quán. Svastika cũng được dự thính. Phật dạy Ràhula phép quán 6 căn, 6 trần và 6 thức riêng biệt từng cái. Phép quán này gọi là Quán 18 Giới Phân Biệt. Ví dụ như nhãn cănhợp với sắc trầnsanh ra nhãn thức. Nhãn căn thuộc thân, sắc trần thuộc ngoại cảnh, nhãn thức thuộc tâm. Trong khi quán sát ta thấy nhãn căn là con mắt và hệ thần kinh thuộc mắt do các tế bào họp lại mà thành; do đó nhãn căn có tính vô thường, sinh diệt, không có thực thể. Sắc trần là cảnh vật do các nguyên tử, các điện tử họp lại mà thành; do đó sắc trần cũng có tính vô thường, sinh diệt, không có thực thể. Nhãn căn và sắc trần đều không có thực thể, thì khi chúng tiếp xúc nhau làm phát sanh nhãn thức, dĩ nhiên nhãn thức cũng không có thực thể, như hoa đóm giữa hư không. Khi quán sát các căn, trần và thức khác, chúng ta cũng đều nhận thấy như vậy. Tất cả 18 giới gồm 6 căn, 6 trần và 6 thức đều vô thường, sinh diệt, không có thực thể, như vậy có nghĩa là thân ta, tâm ta và cảnh vật đều là vô thường, sinh diệt, không có thật thể. Quán 18 giới phân biệt để đối trị si mê, diệt trừ chấp ngã và chấp pháp, đạt đến niết bàn thanh tịnh an lạc.

Phật dạy Ràhula quán 5 uẩn để trừ ngã chấp[4]

Sau đó Phật dạy Ràhula phép quán 5 uẩn là sắc, thọ, tưởng, hànhthức. Lúc bấy giờ các triết gia quan niệm rằng con người là sự kết hợp của 5 cơ cấu (5 uẩn hay ấm) gồm có sắclà thân thể hay vật chất, thọlà cảm giác dễ chịu khó chịu hay trung tính, tưởnglà tư tưởng, hànhlà sự di động hay biến đổi, thứclà sự hiểu biết và phân biệt vật nọ với vật kia. Ta nên quán sát tinh tường để nhận thấy rằng tất cả 5 uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức đều có tính vô thường, sinh diệt, không thật thể. Không có gì trường tồn để có thể gọi là ngã[5]. Phật nói :

Này Ràhula, Thân thể này không phải là ngã. Thân thể này cũng không phải là ngã sở (không phải là vật sở hữu của ngã). Ngã không nằm trong thân thể, thân thể cũng không nằm trong ngã.

Thông thường có ba loại kiến chấp về ngã :

1- Ngã chấpcho rằng sắc là ngã, thọ là ngã, tưởng là ngã, hành là ngã hoặc thức là ngã.

2- Dị ngã chấpcho rằng sắc thân này không phải là ngã, ngã là cái gì riêng biệt đối với thân thể. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy.

3- Tương tại ngã chấpcho rằng trong thân có ngã, trong ngã có thân. Ngã và thân không phải hai cũng không phải một; cái này nằm trong cái kia. Thọ, tưởng, hành, và thức cũng vậy.

Phật dạy :

Này Ràhula, muốn quán vô ngã phải nhìn sâu vào lòng năm uẩn để thấy năm uẩn không phải ngã, không phải dị ngã, cũng không phải tương tại ngã. Vượt qua được ba kiến chấp ấy rồi mới thực sự chứng nghiệm được năm uẩn đều là Không. Ý niệm về ngã không còn nương vào đâu để tồn tại. Một khi đã chứng được vô ngã thì tất cả phiền não và đau khổ đều tan biến, và niết bàn an lạc thanh tịnh hiện ra trước mắt.

Ràhula được cúng dường tinh xá riêng

Sau khi thọ giới Tỳ kheo, Ràhula càng tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu thầy được ngộ đạo. Tuy còn trẻ tuổi, thầy rất được các khất sĩ và cư sĩ quý mến, kính trọng. Thầy thường được cúng dường nồng hậu, nhưng không vì vậy mà bị chướng ngại trên đường tu tập. Mỗi khi có dư một vật gì thầy đều tặng lại cho các khất sĩ còn thiếu.

Một hôm, sau khi nghe Phật thuyết pháp tại một làng gần thành Kapilavatthu, có một cư sĩ trưởng giả xin cúng dường Ràhula một tinh xá nhỏ để thầy thường xuyên cư trú tại quê hương. Nhưng sau đó, vì nghĩ rằng tinh xá là của mình dâng cúng, nên ông trưởng giả thường hay can thiệp vào việc điều hành tinh xá, nhiều khi gây trở ngại cho việc tu học của chư tăng. Ràhula xin thỉnh ý Phật xem phải xử lý ra sao. Phật dạy :

Này Ràhula, trong Giáo Pháp của Như Lai, việc của tăng đoàn thì hàng tín đồ tại gia không thể quản lý. Tín chúng đã phát tâm cúng dường tinh xá, không phải vì thế mà có quyền can thiệp vào tổ chức và sinh hoạt của tăng đoàn. Tinh xá phải do vị tăng trụ trì quản lý, phần cư sĩ chỉ lo việc hộ pháp mà thôi. Thầy nên nói cho ông trưởng giả ấy biết vật đã bố thí rồi thì không còn phải là của mình nữa. Bố thí mà không chấp có người bố thí, không chấp có người nhận bố thí, không chấp có vật bố thí thì hành động bố thí mới được viên mãn, mới được phước báo vô lậu.

Thầy Ràhula đem lời đức Phật nói lại với vị trưởng giả. Nhưng ông ta không hiểu ý nghĩa cao siêu của việc bố thí không trụ tướng[6]nên đâm ra bực bội, khó chịu, không còn cảm tình với thầy Ràhula nữa. Một hôm ông trưởng giả đến tinh xá thấy vắng bóng đại đức Ràhula, bèn đem tinh xá cúng dường cho một vị khất sĩ khác. Khi Ràhula trở về thì tinh xá đã thuộc về người khác. Thầy đến trình bày mọi việc với đức Phật. Hôm sau, sau giờ thuyết pháp thường lệ, Phật dạy :

Này các vị khất sĩ, vật nào thí chủ đã cúng dường cho người khác rồi lại đem cúng dường cho các thầy thì các thầy không nên nhận[7].


[1]Xem Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 51; The Life of Buddha as Legend and History, trang 119.; The Buddha and his Teachings, trang 218; Buddhist Legends, quyển II, trang 291-293.

[2]Mật hạnhlà nghiêm cẩn giữ gìn tất cả các giới hạnh, gồm 3.000 oai nghi và 84.000 tế hạnh, không thiếu sót. Mật hạnh còn có nghĩa là thân, khẩu, ý hoàn toàn thanh tịnh và kiên cố như kim cang.

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 328-329.

[4]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 329.

[5]Ý này được giải rõ trong Bát-Nhã Tâm Kinh.

[6]Xem ý bố thí không trụ tướngtrong kinh Kim Cang.

[7]Đây cũng là lý do chư tăng ni không được thọ thực đồ ăn đã cúng vong hay đã cúng thần thánh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 18093)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10292)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 10561)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
25/05/2021(Xem: 7446)
Đã nhiều năm rồi, Phật Tử Việt Nam cử hành đại lễ trong niềm hân hoan tự hào về một ngày lễ Vesak trọng đại được xưng danh một cách trang trọng là "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc." Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn của nhân loại. Con số Phật Tử dù vậy cũng chỉ khoảng 400-600 triệu. Với con số khiêm nhường đó, tiếng nói của Phật giáo không có ảnh hưởng gì đáng kể trong các quyết định của Liên Hiệp Quốc về vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Phật Tử Việt Nam chính thức đón nhận "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc" từ năm 2008. Từ đó đến nay, những phát biểu bởi các đại biểu từ nhiều nước tán dương Đức Phật quả là quá nhiều, nhưng chưa có bất cứ đóng góp thiết thực đáng kể nào cho khát vọng hòa bình của nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột bởi chính quyền của nước mình; bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền của nước lớn.
20/05/2021(Xem: 9805)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
07/05/2021(Xem: 16508)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
20/04/2021(Xem: 14270)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
19/04/2021(Xem: 8756)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
31/03/2021(Xem: 10844)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
24/03/2021(Xem: 6507)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567