Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Việt Nam

27/08/201319:33(Xem: 13805)
Thiền Sư Việt Nam
Thiền Sư Việt Nam

Lời Nói Đầu

Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ.

Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng, Nam Tông Tự Pháp Đồ v.v... cho đến Đại Tạng Kinh cũng được Trần Anh Tông sắc cho Thiền sư Pháp Loa chủ trương khắc in. Thế là ở Việt Nam đâu có thiếu kinh sách Phật giáo.

Nhưng, trong số sách này, có quyển còn, có quyển mất. Bởi vì cuối đời Trần sang nhà Hồ (1400-1407), nước ta bị giặc Minh sang đánh, rồi lại lệ thuộc Minh (1414-1427). Sử chép: “Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết sách vở trong nước, các kinh điển nhà Phật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.” Đây là một lý do rõ rệt, khiến sách vở chúng ta nghèo nàn. Đâu những thế, mà còn đến thời Pháp thuộc ngót tám mươi năm, sách vở của ta cũng bị mang về Pháp nhiều. Rồi đến năm 1945 lại bị Nhật sang, sách vở của chúng ta lại mất một phần nữa. Thế là đã nghèo lại nghèo thêm.

Hiện giờ chúng ta tìm được chút ít tài liệu về sách sử Phật giáo của người Việt viết, phần lớn từ ở thư viện bên Pháp và thư viện bên Nhật, hoặc những bản chép tay còn sót ở trong dân chúng. Do đó muốn soạn một bộ sử Thiền sư Việt Nam thật là khó khăn vô kể.

Tuy nhiên như thế, song kể từ năm 1931 các Sư cụ Nam, Trung, Bắc đề xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến nay (1972), ngót bốn mươi năm mà chưa có một quyển sử nào nói về Thiền sư Việt Nam. Chúng ta chỉ thấy có một cuốn sử duy nhất Việt Nam Phật Giáo Sử Lược dày không tới 250 trang, của Thượng tọa Mật Thể, in năm 1943. Trong ấy nói lược qua các thời đại Phật giáo và mỗi thời dẫn một vị Thiền sư thôi.

Lại nữa, sách vở Việt Nam thuở xưa viết bằng Hán tự, ngày nay chúng ta chuyên học quốc ngữ, nên đối với sách vở của ông cha chúng ta còn lưu lại rất là xa lạ. Nếu những vị còn một ít vốn liếng chữ Hán không nỗ lực phiên dịch thì thật là thiệt thòi cho kẻ hậu học lắm vậy. Chúng tôi tài mọn sức yếu, mà tự gán lấy một trọng trách sưu tập biên soạn thành quyển sách này, là một việc làm vượt hơn khả năng của mình. Nhưng vì bổn phận không cho phép chúng tôi dừng.

Trong khi biên soạn, chúng tôi thấy nhiều chỗ không hài lòng, vì sử liệu quá hiếm hoi, như đời Lý, phái Thảo Đường thấy ghi truyền đến mấy đời mà không có vị nào có lịch sử. Đến đời Trần, đệ tử Điều Ngự Giác Hoàng rất đông, trong ấy có sáu vị Pháp sư nổi tiếng, mà chúng ta chỉ thấy vỏn vẹn có một vị ghi trong sử. Đến như phái Trúc Lâm Yên Tử truyền mãi đến Thiền sư Hương Hải, là từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVIII, mà chúng ta chỉ tìm được tài liệu vài ba vị Thiền sư, thật là quá thiếu sót. Nếu đã là thất truyền thì làm sao có Thiền sư Hương Hải thừa kế phái Trúc Lâm? Bằng sự truyền thừa liên tục thì sử các Thiền sư ấy ở đâu? Chỉ có thể nói sách sử thất lạc.

Trong quyển sử này, chúng tôi chỉ biên soạn đến tiền bán thế kỷ thứ XVIII, từ đó về sau vì không đủ tài liệu nên không dám soạn. Dành phần này cho người sau, khi có đủ tài liệu biên tiếp. Chúng tôi còn gặp khó khăn về niên lịch, vì các quyển sách xưa ghi chép khác nhau. Chúng tôi cố gắng tra khảo, thấy niên lịch nào hợp lý liền dùng. Nếu có sơ sót hoặc sai chạy, xin quí vị cao minh phủ chính cho. Những vị Thiền sư từ đời Trần trở về trước, chúng tôi sắp theo thứ tự thời gian, chớ không theo hệ phái.

Về phần sử có những vị vua được chánh thức thừa kế Thiền tông, nhưng vì nặng việc quốc chánh nên chúng tôi chẳng ghi. Như vua Lý Thánh Tông là đệ tử Thiền sư Thảo Đường, vua Trần Thái Tông là người thấu hiểu Thiền tông, có tác phẩm Khóa Hư Lục và Thiền Tông Chỉ Nam.

Còn một số vị Sư có tiếng mà không biết nằm trong hệ phái nào, hoặc không có tư cách một Thiền sư, chúng tôi đều không ghi vào đây.

Biên xong quyển sử này, chúng tôi rất tri ân Thượng tọa Mật Thể, ông Ngô Tất Tố v.v... nhờ các quyển sách của quí vị ấy khiến chúng tôi được dễ dàng nhiều.

Chúng tôi mong một chút công phu nhỏ bé của chúng tôi, giúp phần nào cho người Phật tử Việt Nam thấy gương tu hành của các bậc tiền bối mà noi theo, và tự thấy rõ mình đang tu theo hệ phái nào của Phật giáo.

Kính ghi,

THÍCH THANH TỪ

TU VIỆN CHÂN KHÔNG

Ngày 17 tháng 9 năm 1972

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2021(Xem: 7163)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
18/09/2021(Xem: 28184)
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông) Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng so với bài pháp thoại của Thầy về Thiền Sư Bổn Tịnh đời thứ 9 thiền phái Vô Ngôn Thông quá súc tích và sâu sắc tuyệt vời mà trình độ con vẫn chưa thể catch-up . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân những gì Thầy đã chỉ ra tông chỉ của Đạo Phật " Trong cái thấy chỉ là cái thấy " và tâm từ bi của Thầy cũng nguyện như Ngài là dùng phương tiện dẫn dắt chúng đệ tử đồng vào Phật Đạo . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ) " Sư thường phát đại nguyện: - Nguyện con đời đờ
16/09/2021(Xem: 22941)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 286 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 16/09/2021 (11/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/09/2021(Xem: 8559)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 TIẾNG MÕ KINH CẦU, BÊN ÁN SƯƠNG LAM… (thơ Thắng Hoan), trang 8 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/09/2021(Xem: 9334)
Đôi lời tao ngộ Quý vị đang cầm tác phẩm này trên tay là kết quả của mấy mươi năm học hỏi cũng như tu luyện. Quý Thầy Hạnh Bảo và quý Thầy Giác Ân, Giác Tri đã có ý hay là nên sưu tập những câu nói của tôi được đăng tải đó đây trên các bài viết, tạp chí hay sách vở trong 30 năm qua, nhằm đánh dấu một chặng đường đã đi qua và làm cơ bản cho chặng đường sắp tới của những người đệ tử. Suốt 30 năm trời (1978-2008) là một chuỗi thời gian quá ý nghĩa đối với tôi. Vì đời đã cho tôi một cơ hội để học hỏi. Đạo đã dạy cho tôi biết học hai chữ nhẫn nhục cũng như tánh không. Rồi đây tất cả ai trong chúng ta cũng phải ra đi; nên để lại một cái gì đó cho đời một món quà tinh thần thật ý nghĩa.
18/08/2021(Xem: 12814)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
17/08/2021(Xem: 6953)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
08/08/2021(Xem: 9932)
Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada. Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.
22/07/2021(Xem: 12389)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
07/07/2021(Xem: 8988)
Tường Thuật Về Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, Kỳ 1 nhiệm kỳ 5 tại Hannover - Đức Quốc, từ ngày 13 - 17 tháng 4 năm 1991. Thượng tọa Thích Như Điển chuyển dịch từ Anh văn và Hoa văn sang Việt văn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]