LƯỚI TRỜI AI DỆT? Tiểu Luận Về Khoa Học Và Triết Học Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM 2004
Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU Lưới trời ai dệt? Phần thứ nhất – NHỮNG NGƯỜI KHAI PHÁ MẢNH VƯỜN ĐẦY HOA ĐẦU NGUỒN TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CÁI ĐẦY ĐẶC VÀ CÁI TRỐNG RỖNG KHÔNG GIAN BA CHIỀU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THIÊN THỂ BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG THỜI TRUNG CỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG THỜI TRUNG CỔ Phần thứ hai - BUỔI BÌNH MINH CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRÁI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀTRUNG TÂM VŨ TRỤ SỰ RA ĐỜI CỦA KHOA HỌC THỰC NGHIỆM THƯỢNG ĐẾ LÀ NHÀ TOÁN HỌC? NỀN VẬT LÝ CƠ GIỚI NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU THẾ GIỚI VÀ TÔI Phần thứ ba - TỪ ÁNH SÁNG ĐẾN TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ÁNH SÁNG ĐI TỪ TRONG RA NGOÀI ÁNH SÁNG LÀ NHỮNG HẠT VẬT CHẤT SÓNG, MỘT DẠNG VẬN ĐỘNG MỚI ÁNH SÁNG CŨNG LÀ SÓNG TRƯỜNG ĐỆN TỪ, SỰ PHÁT HIỆN VĨ ĐẠI ÁNH SÁNG LÀ SÓNG ĐIỆN TỪ CHẤT LIỆU KHÔNG HỀ CÓ THẬT Phần thứ tư - NỀN VẬT LÝ HIỆN ĐẠI TẤT CẢ ĐỀU TƯƠNG ĐỐI CÁC MÔ HÌNH CỦA NGUYÊN TỬ NHỮNG BƯỚC NHẢY LƯỢNG TỬ DIRAC VÀ ĐỐI VẬT CHẤT NHỮNG “HẠT CƠ BẢN” CỦA VẬT CHẤT LỰC LÀ CÁC HẠT ĐANG “TƯƠNG TÁC” CÁC PHÁT TRIỂN MỚI Phần thứ năm - CÁC KHUYNH HƯỚNG TRIẾT HỌC CÓ HAY KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI IMMANUEL KANT LÝ THUYẾT KHOA HỌC CÓ MÔ TẢ ĐƯỢC THỰC TẠI? HAI TRƯỜNG PHÁI DUY THỰC VÀ CÔNG CỤ TRONG THỜI ĐẠI MỚI CÁI BIẾT VÀ CÁI THẤY THẾ GIỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG Ý THỨC? Phần thứ sáu - TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT? SỰ IM LẶNG CAO QUÍ THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG THAY ĐỔI LIÊN TỤC CÁI NÀY SINH THÌ CÁI KIA SINH, CÁI NÀY DIỆT THÌ CÁI KIA DIỆT KHÔNG CÓ AI CẢ TRÊN ĐỜI NÀY CHẲNG ĐẾN CŨNG CHẲNG ĐI NGOÀI THỨC KHÔNG CÓ GÌ CẢ CÓ SỰ TÁI SINH NHƯNG KHÔNG CÓ NGƯỜI TÁI SINH MỖI NGƯỜI SỐNG TRONG MỘT THẾ GIỚI RIÊNG? TỪ THỨC ĐẾN VẬT CHẤT HÓA THÂN TRONG NHIỀU THẾ GIỚI Phần kết - SÂN KHẤU ĐỜI NGƯỜI TRỞ VỀ THỜI GIAN NẰM MƠ XEM KỊCH
Lưới trời ai dệt? Tác giả Nguyễn Tường Bách Số trang 374 Khổ sách 14,5 x 20, cm Giá bìa 38.000 đ Nhà xuất bản Trẻ Năm xuất bản 2004
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau.
Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
Trong bài viết của Gs Tiến sĩ vật lý Nguyễn Tường Bách có nêu lên khái niệm ether - một môi trường giả định cổ điển để truyền sóng ánh sáng. Nó bị bác bỏ qua kết quả thí nghiệm Michelson & Morley. Nguyên nhân là các nhà khoa học cho rằng ether bất động và xem nó như một hệ quy chiếu tuyệt đối và như thế phải có "gió ether"! Đây là quan niệm sai lầm...vì nếu xem ether chính là trường (trường hấp dẫn, chính xác hơn là trường thế dẫn), ánh sáng (photon) chính là một gói lượng tử của trường chuyển động. Trường này di chuyển đồng bộ với sự di chuyển (tịnh tiến) và sự tự quay quanh trục của quả đất trong thí nghiệm này (thí nghiệm M & M). Như vậy tính cộng vận tốc bởi nguồn phát sáng không còn cần thiết và kết quả là bất biến, không xuất hiện sự chuyển vạch nào trong giao thoa kế. Cách giải thích trong hiện tượng sao đôi của De Sitter và ánh sáng từ hai biên mặt trời theo một thí nghiệm của các nhà khoa học Xô Viết thì theo một phương thức khác với nguyên lý đồng đẳng thế trong phát xạ (do dài dòng cho nên không có giải thích trong comment này). Còn thời gian co dãn trong thuyết tương đối? Thời gian thì không có thật nhưng cái mà nó quy chiếu vào thì có thật...đó là tốc độ chuyển động nhanh chậm, cái mà vật chất hay đồng hồ thể hiện. Thời gian chỉ nên xem là một đại lượng vật lý cơ bản đến từ quy chiếu chứ không xuất hiện tự thân như vật chất. Sự co dãn (nhanh hay chậm) của nó đến từ 'trường thế biến thiên' tương tự như tốc độ trên "các" quỹ đạo chứ không phải là là do vận tốc biến thiên dù trong một khía cạnh nhất định, hai hiện tượng này song hành. Về hình học "trường chân không" (trường thế dẫn) cũng cong như không gian của Einstein nhưng đặc trưng của nó là vật lý qua sự biến thiên về tần số sóng của các hạt lượng tử trường trên các mặt đẳng thế thay cho ứng suất không gian của Einstein. Chính xác hơn là sự lệch pha sóng (một phần nhỏ của một bước sóng) trên các mặt đẳng thế của trường. Cũng cần nhắc lại, trong thuyết tương đối hẹp thì vật thể, vật chất, ánh sáng tăng tốc thì thời gian dãn ra...trong khi với điều kiện như vậy thì thời gian co lại (?) trong thuyết tương đối rộng. Đây cũng là điều gây rắc rối cho Einstein (D Aczel) và cả Lorentz, vì như thế là không nhất quán về cái gọi là thời gian. Hoàn toàn có thể thay thế thay thế nó để đi đến nhất quán về vật lý.
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.
Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO & HỒI GIÁO TẠI AFGHANISTAN
· Địa lý
· Sự hiện diện của Phật Giáo vào buổi đầu
· Trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ và Vương quốc Graeco-Bactrian
· Thời đại Kushan
· Người White Huns và Turki Shahis
· Tây Thổ Nhĩ Kỳ (The Western Turks)
· Thời đại Umayyad và sự mở đầu của Hồi giáo
· Liên minh Tây Tạng
· Đầu thời kỳ Abbasid
· Cuộc nổi loạn chống lại đế chế Abbasids
· Triều đại Tahirid, Saffarid, và Hindu Shahi
· Triều đại Samanid, Ghaznavid, và Seljuk
· Triều đại Qaraqitan và Ghurid
· Thời kỳ Mông Cổ (Mongol)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
Mưa nguồn là tập thơ đầu tay, cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của Bùi Giáng (trung niên thi sĩ)[1].
Tập thơ này in lần đầu năm 1963 tại nhà in Sơ Khai (Sài Gòn). Cho đến nay đã tái bản lại vài lần, riêng trong lần tái bản năm 1994, tác giả có sửa chữa những lỗi ấn loát.
Theo như tác giả ghi ở trang 3, thì "Mưa nguồn" là để "tặng ba người con gái chiêm bao ở bờ cỏ Phi Châu". Tập thơ không có bài tựa, tác giả dẫn dắt người đọc vào bằng những câu thơ lục bát:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Phần tác phẩm gồm có 139 bài, sáng tác từ thập niên 1950 tới năm 1963, bằng các thể loại: Thơ 8 chữ (nhiều nhất), thơ lục bát, thơ thất ngôn, thơ tự do:
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.