Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


50 nam nhin lai 2
1963 – 2013 

NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
Tuyển tập của 99 tác giả 
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân 
về chế độ Ngô Đình Diệm 
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức 
Publications 2013


Thomas Ahern, Jr. ● Vũ Bằng ● Đào Văn Bình ● Nguyễn Văn Bông ● Peter Brush ● Nguyễn Trí Cảm ● Nhóm Caravelle ● Niguel Cawthorn ● Vũ Ngự Chiêu ● Vũ Hoàng Chương ● Lê Cung ● Tiểu Dân ● Ngô Diệp ● Cao Thế Dung ● Lý Nguyên Diệu ● Trần Quang Diệu ● Trần Quốc Đại
● Phan Quang Đán ● Chính Đạo ● Cao Hữu Điền ● Lương Hữu Đính ● Trần Kiêm Đoàn ● Trần Văn Đôn ● Phan Lạc Giang Đông ● Góp Gió ● Bobby Ghosh ● Nguyễn Phan Hoàng ● Lê Mạnh Hùng ● Nguiễn Ngu Í ● KHHB ● Bùi Kha ● Nguyễn Kha ● Vân Xưa Hồ Sĩ Khuê ● Bảo Quốc Kiếm● Phan Ký ● Pháp Lạc ● Trần Lâm ● Thái Kim Lan ● Nguyễn Lang ● Nguyễn Hiến Lê ● Lịchsửviệtnam.info ● Trần Hồng Liên ● Khúc Hà Linh ● Trịnh Bá Lộc ● Hồng Quốc Lộc ● Lê Nguyên Long ● Chính Luận ● Phạm Trọng Luật ● Vũ Tài Lục ● Nguyên Ly ● Avro Manhattan ● Hoành Linh Đỗ Mậu ● Minh Không Vũ Văn Mẫu ● Trần Chung Ngọc ● Định Nguyên ● Minh Nguyện ● Lê Chân Nhân ● Lý Đương Nhiên ● Quán Như ● Trần Ngọc Nhuận ● Hoàng Nguyên Nhuận ● Lê Xuân Nhuận ● James Olsen ● Lloyd Phạm ● Nguyễn Hữu Phiếm ● O.V.V. ● Nguyễn Kỳ Phong ● Trần Gia Phụng ● Nguyễn Phương● Lê Quân ● Phùng Quân ● Nguyễn Mạnh Quang ● Võ Văn Sáu ● Nguyễn Tường Tâm● Minh Tân ● Nguyễn Thái ● Lê Quang Thái ● Nguyễn Hy Thần ● Minh Thạnh ● Nguyễn Tường Thiết ● Cao Huy Thuần ● Ngô Đình Thục ● Văn Thư ● Trần Văn Thưởng ● Trần Tam Tĩnh ● Ngô Đắc Triết ● Nguyễn Văn Trung ● Nguyễn Quốc Tuấn ● Nguyễn Tường ● Phạm Tưởng ● Hồ Hữu Tường ● Trần Thị Vĩnh Tường ● Lê Tuyên ● Phạm Quý Vinh ● VirtualArchivist ● VTruong ● Huyền Vũ ● Hàn Phong Quốc Vũ ● Nguyễn Hạnh Hoài Vy ● Erich Wulff ● và …


Lời phê phán chế độ Ngô Đình Diệm của 100 Nhân chứng

Nửa thế kỷ trước đây, tại miền Nam Việt Nam, một biến cố bi hùng đã làm chao nghiêng lịch sử và trở thành một trong những dấu ấn quan trọng trong dòng sinh mệnh dân tộc vào hạ bán thế kỷ thứ hai mươi. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, kéo theo sự phá sản của một sách lược cải đạo ở cấp độ quốc gia của Công giáo La Mã tại miền Nam Việt Nam.

1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì. Tuy nhiên, ở trong nước, từ lâu, đã không có một công trìnhquy mô nào nghiên cứu và trình bày một cách toàn diện, nghiêm túc và cập nhật hơn về chế độ Ngô Đình Diệm. Còn ở hải ngoại, một vài trí thức Công giáo có nỗ lực xét lạibản chất và thành quả của chế độ nầy, nhưng vì phải mạo hóa lịch sử để biện minh cho ý đồchạy tộinên những tác phẩm của họ vừa không có giá trị lịch sử vừa thiếu tiêu chuẩn trí thức.

Trong tình hình đó, sự hình thành Tuyển Tập nầy là một động thái trí thức chủ yếu nhằm đóng góp vào 4 nỗ lực:

  1. Thứ nhất là đúc kết lại thành một chứng liệu lịch sửtừ cả hai góc độ chứng nhânvà văn bản, đóng góp thêm vào việc kiện toàn các nghiên cứu tương lai về chế độ Ngô Đình Diệm.
  2. Thứ nhì là để làm sáng tỏ một số ngộ nhậndấy lên vì những biến động sau đó trên đất nước ta, khiến sự thật đã vô tình bị biến dạng đàng sau những lăng kính và bụi mù do một số người Việt và người nước ngoài vô tình hay cố ý tạo ra.
  3. 3. Thứ ba là nhận diện để phản biện một số xuyên tạc và mạo hóa lịch sửcủa tàn dư chế độ Ngô Đình Diệm tại hải ngoại đang tìm cách đánh tráo sự thật để chạy tội quá khứ. Nỗ lực nầy có thể là để âm mưu, dưới hình thức nầy hay hình thức khác, thiết lập một chế độ “Diệm không Diệm” trong tương lai tại Việt Nam. Điều bất hạnh nầy, nếu xảy ra, thì sẽchỉ vì lợi ích của một thiểu số giáo quyền mà đi ngược lại lợi ích của toàn thể Dân tộc.

  1. Và thứ tư là nỗ lực trao gửi một bài họccho thế hệ tương laiđể cảnh giác họ đừng bao giờ để cho một chế độ như chế độ Diệm xuất hiện trên quê hương ta nữa.

Vì bốn lý do kể trên, Tuyển Tập nầy sẽ không được bán mà chỉ in với một số lượng giới hạn để gửi tặng những cá nhân hoặc định chế nào nghiên cứu chủ đề nầy mà thôi.

Trong quá trình hình thành Tuyển Tập, việc thu thập tài liệu (mà đa số đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều năm qua) và liên lạc với các tác giả để xin phép là một điều vô cùng khó khăn, hầu như là bất khả thi nên xin các tác giả thông cảm và rộng lòng tha thứ. Nhất là khi có một số ít bài viết xuất xứ từ trong nước và/hoặc đã được phổ biến (trên báo giấy) từ trước 1975. Cho nên 122 bài viết của 99 tác giả, và 100 lời nhận định về chế độ Ngô Đình Diệm trong Tuyển Tập nầy, dù chỉ là một số lượng rất nhỏ trong hàng núi tài liệu cả trong lẫn ngoài nước, nhưng có lẽ cũng đủ để nhận diện được nguyên nhân, mô tả được bản chất và đánh giá được công tội của chế độ nầy rồi.

Nội dung các bài viết được phân bố thành 8 Chươnglà để dễ truy cứu theo từng chủ đề hơn là theo một cấu trúc trình bày nhất định nào đó. Và vì Tuyển Tập dài hơn một ngàn sáu trăm trang nên sẽ được chia thành 3 Tập, phát hành trong năm 2013 để đánh dấu mốc 50 năm nhìn lại.

Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng cảm tạ những tác giả có bài trong Tuyển Tập “1963-2013 – Năm Mươi Năm Nhìn Lại” nầy. Những tác giả đó, đã mất hay còn sống, đa số đã là những chứng nhânvà cũng đã là, trong nhiều trường hợp, những nạn nhân, cho nên tiếng nói của họ thì trung thực, cần được phổ biến rộng rãi và bảo lưu lâu dài.

Trân trọng,

Nhà Xuất bảnThien Tri Thuc Publications

P.O. Box 4805

Garden Grove, CA.92842-4805 - USA

*




Ý kiến bạn đọc
29/11/201900:49
Khách
tôi muốn xin tập 1/3 và tập 3/3 "năm mươi năm nhìn lại" để làm tư lệu cho con cháu. nếu được sách xin thông báo qua email hoặc gửi về địa chỉ 2230 W. Adams st, Santa Ana, CA 92704.
Xin cám ơn.
Nguyễn M Thường
05/11/201804:48
Khách
Xin vui lòng cho biết làm sao để có tuyên tập nầy ,liên lạc thẳng với nhà xuất bãn ? Xin cho email được không đa tạ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17211)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
22/01/2011(Xem: 16901)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 04 được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
10/01/2011(Xem: 59181)
Website Liên Kết từ Trang Nhà Quảng Đức
13/12/2010(Xem: 12711)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
10/12/2010(Xem: 13405)
Tập sách này gồm 2 bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra – đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma – trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 4 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Phát tâm Bồ-đề là bài giảng được chúng tôi hoàn tất trước tiên và được chọn làm tựa đề cho tập sách này vì tính phổ quát của nó đối với mọi người Phật tử. Bài giảng này có nội dung khuyến khích và hướng dẫn việc phát tâm Bồ-đề, một yêu cầu tối thiết yếu đối với bất cứ ai muốn bước chân vào con đường tu tập theo Phật giáo Đại thừa.
09/11/2010(Xem: 8679)
Các Sa-di-ni thân mến, Chọn “đi tu” làm Sa-di-ni (P. Sāmaṇeri, S. Śrāmaṇeri, 沙彌尼), sau đó, làm Thức-xoa (P. Sikkhamānā. S. Śikṣamānā, 式叉摩那),[1] Tỳ-kheo-ni (P. bhikkhuni, S. bhikṣuṇī, 比丘尼), các con đang đi theo lý tưởng cao cả và hạnh nguyện độ sinh của đức Phật, các bậc Bồ-tát, các Thánh tăng trong lịch sử hơn 2.600 năm của đạo Phật. Đó là diễm phúc lớn của các con và gia đình các con ở đời này. Sa-di-ni có nghĩa đen là “Sa-môn tử” (沙門子), tức người đang tập hạnh làm Sa-môn (P. Sāmaṇa, 沙門). Các Sa-di-ni tuổi thiếu nhi được gọi là “cô tiểu” ở miền Nam, hay “cô điệu” ở miền Trung hoặc “sư bác” ở miền Bắc. Sa-môn là từ chỉ cho các tu sĩ vô thần tại Ấn Độ trong thời cổ đại, không chấp nhận đạo Bà-la-môn đa thần, không chấp nhận Thượng đế, không chấp nhận số phận, cách tu tín ngưỡng và ép xác của đạo Bà-la-môn. Đạo Phật do đức Phật Thích-ca sáng lập là một trong các trường phái Sa-môn, mở ra con đường tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát cho nhân loại khỏi tất cả nỗi khổ và niềm đau.
08/10/2010(Xem: 5883)
Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa học đạo[1] vừa thưởng thức một tác phẩm văn chương kỳ thú.
20/09/2010(Xem: 8016)
ĐứcThế Tôn thường nói: “Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là 'Cái này khôngphải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã củatôi.'” Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao tư tưởng vô ngã lại được diễn đạt như là hệ quả từ thực tế khổ? Lý do để giải thích có thể rút ra từ Tiểu kinh Saccaka (Cūḷasaccaka Sutta), Trung Bộ kinh... Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
28/06/2010(Xem: 22662)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
08/01/2009(Xem: 13920)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]