Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồn Việt của ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật.

10/04/201313:30(Xem: 4445)
Hồn Việt của ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật.

Hồn Việt của ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật

Thật ra có đến 2 ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật, một ở Bồ đề Đạo tràng và một ở Lâm Tì Ni. Nói hai nhưng chỉ một, vì cả hai cùng có tên chùa “Việt Nam Phật Quốc Tự”, cùng người sáng lập và trụ trì - Thượng tọa Thích Huyền Diệu - và cũng khác với các ngôi chùa khác.

phatquoctu-4
Tác giả tại Kathmandu-Nepal.

Ấn Độ là quê hương của Phật giáo. Gần 50 năm hành đạo, đức Phật từng vân du qua 45 địa điểm thuộc bang Bihar và Utta Pradesh, trong đó 4 địa điểm thiêng liêng bậc nhất được gọi là “Tứ thánh địa”, gồm: Bồ đề Đạo tràng, nơi đức Phật giác ngộ. Lâm Tì Ni, nơi đức Phật đản sinh. Vườn Lộc Uyển, nơi đức Phật giảng pháp lần đầu. Và Câu Thi Na, nơi Ngài nhập niết bàn. Ngày nay, cả “Tứ thánh địa” này đều được xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Đang có kế hoạch xây dựng Bồ đề Đạo tràng thành Trung tâm Phật giáo Thế giới, Trung tâm hành hương của các tín đồ đạo Phật, cũng như Vatican đối với Thiên chúa giáo hay Mecca đối với đạo Hồi. Quanh các Thánh địa này có rất nhiều chùa của các quốc gia Phật giáo, trong đó có ngôi chùa Việt Nam.

Có 19 ngôi chùa của các nước bạn quanh Bồ đề Đạo tràng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan... đều do ngân sách nhà nước cung cấp xây dựng, nhưng Việt Nam Phật Quốc Tự chỉ do một mình Thầy Huyền Diệu cùng với sự trợ giúp của các đệ tử và tăng ni Phật tử mà thành. Chùa của các nước bạn tập trung một khu, vươn ra mặt tiền, ồn ào, chộn rộn, chùa Việt Nam cách xa “xóm chùa” hơn 1km, ẩn mình trong một không gian yên tĩnh chứa chan thiền vị. Chùa của các chùa bạn to và rộng, chùa Việt Nam nhỏ nhắn nhưng cao hơn. Vườn chùa của chùa bạn không quá 1.000m2, vườn chùa Việt Nam đến 33.000m2. Không thể nhầm lẫn chùa Việt Nam với bất cứ chùa nào khác bởi mái ngói cong vút hình chiếc thuyền bát nhã, trông như những cánh sen vươn lên từ tục lụy bùn đen, hướng về cái thiện, hướng về chánh pháp.

phatquoctu-5
Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ đề Đạo tràng.

Chùa nước bạn mang bản sắc của Phật giáo nước họ, chùa Việt Nam còn mang cả phong cách, tính cách, khát vọng của đất nước Việt Nam. Thầy Huyền Diệu nói, “Dân tộc mình có lịch sử 4.000 năm, có quá trình phát triển Phật giáo lâu đời còn hơn cả Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy tại sao không là mình? Tại sao phải giống người ta. Dân mình bao lâu khổ vì theo ngoại bang. Đã đến lúc mình phải vươn vai đứng dậy cho bằng người ta chứ”. Một chi tiết biểu hiện khía cạnh này là sau hậu điện, đối diện với bàn thờ Tổ còn có bàn thờ anh linh Tổ quốc, hồn thiêng sông núi. Những ai có công với đất nước với nhân dân đều được thầy vọng thờ ở đây. Nhiều vị cán bộ sang công tác Ấn Độ, đến thăm chùa, đứng bên bàn thờ Tổ quốc đã không cầm được nước mắt. Tôi hiểu được chiều sâu kín của những giọt nước mắt đó... Tôi băn khoăn không hiểu sao chùa không lấy tên mang tính chùa như Linh Sơn tự, Huyền Không tự... hay Huyền Diệu tự chẳng hạn, mà lại là Việt Nam Phật Quốc Tự. Hóa ra là thế, Phật giáo Việt Nam mang bản sắc của nền văn hóa Việt Nam, tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam, có trách nhiệm tô bồi cho nền văn hóa Việt Nam; đạo pháp và dân tộc, dân tộc và đạo pháp, không làm gì có thứ đạo pháp chung chung bên ngoài tình tự dân tộc. Hiểu được điều đó không khó nhưng minh định rõ ràng điều đó mới là chẳng dễ chút nào.

Khắp nơi trong chùa, từ cổng trước, cổng sau, chánh điện, nhà tăng, đi đâu cũng gặp hình tượng Việt Nam với tấm bản đồ nho nhỏ, thanh thanh, màu nâu đậm khắc nổi lên tường. Giữa một nơi xa lạ, chợt thấp thoáng sau ngàn cây mái chùa cong cong, thanh thoát, cùng với tấm bản đồ Việt Nam. Từ sâu trong trái tim bỗng dậy lên tình yêu tha thiết về quê hương đất nước mình. Đó là chủ tâm của thầy. Cũng vì chuyện này mà thầy từng gặp khó khăn không ít. Mấy Phật tử nước ngoài điện về hỏi thầy: “Nghe nói xây chùa xong thầy treo cờ đỏ sao vàng và ảnh ông Hồ Chí Minh khắp nơi phải không?”. Thầy hỏi, “Ai nói vậy?”. “Có người nói”. “Thế thì họ nói đúng”. Điện thoại cúp, và cúp luôn nguồn hỗ trợ cần thiết. Tôi hỏi thầy, “Sao thầy không giải thích ngọn nguồn cho người ta hiểu?”. Thầy nói, “Hãy coi sự hàm oan như một lời chúc tụng”. Hẳn phải có đạo lực ghê gớm mới giữ được cái tâm bình thản đến vậy.

phatquoctu-6
Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Tì Ni.

Có đến đâu làm đến đó cùng với những khó khăn thuộc loại ấy đã tạo nên một nét khác biệt giữa chùa Việt Nam với các chùa khác: tiến độ thi công chậm. Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ đề Đạo tràng chẳng hạn, khởi công từ tháng 5 năm 1987, mãi đầu năm 2003 mới khánh thành. Còn ở Lâm Tì Ni, là ngôi chùa xây dựng đầu tiên từ năm 1993, cho đến nay vẫn chưa hoàn thành. Trong lúc 17 ngôi chùa các nước bạn mới khởi công sau này mà đã đâu vào đấy. Như chùa Trung Quốc, nhà nước bỏ ra 4 triệu USD và chỉ hoàn thành trong vòng một năm theo hình mẫu của Thiếu Lâm tự bên bổn quốc. Hoặc chùa Đại Hàn, với kinh phí lên tới 20 triệu USD cũng sắp sửa hoàn thành. Nhìn những công trình lỡ dở phơi mình ngoài mưa nắng chờ đợi những tấm lòng, tôi hết sức ái ngại. Nhưng lòng riêng vẫn thích thà vậy còn hơn chạy vạy, xin xỏ, đổi chác - nghe đâu trên đường vận động quốc tế đến xây dựng chùa trong vùng Thánh địa Lâm Tì Ni, một nước bạn đề nghị giúp thầy 3 triệu USD để xây chùa. Thầy từ chối. Nhất thời những người cùng đi có ý trách thầy, nhưng rồi khi hiểu ra họ đã hoan hỉ cám ơn thầy. Hoặc, một Phật tử ở Mỹ hứa tặng thầy 2 triệu USD chỉ với một điều kiện... Thời gian luôn là thước đo chính xác lòng chí thành và sự kiên định. Cứ thế, cho đến khi hoàn thành, mỗi người có thể tự hào vì công trình nghệ thuật và tôn giáo đó là kết quả cả một quá trình chắt chiu từ những tấm lòng từ ái.

Ở Bồ đề Đạo tràng, do Việt Nam Phật Quốc tự xây theo “thế đất” nên chùa mang dáng vẻ độc đáo rất riêng. Ẩn mình trong ngàn cây, các công trình trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát. Qua khỏi cổng tam quan khoảng 100m, phía bên phải uy nghi một tòa chánh điện 3 tầng, cao 24m. Tầng một là pháp xá, đủ cho 30 khách tăng. Tầng hai trưng bày kinh sách, pháp khí. Tầng ba thờ Tam thế Phật cùng chư vị Bồ tát. Phía hậu điện có bàn thờ Tổ và các vị Thánh Tăng Việt Nam. Đối diện bàn thờ Tổ là bàn thờ anh linh Tổ quốc Việt Nam. Bên trái chánh điện là tháp Vạn Phật, bán kính 12m, 7 tầng, thờ Xá Lợi Phật và 10.000 vị Phật. Tầng hầm thờ chư hương linh quá vãng. Bên phải chánh điện là đài Quan âm, cấu trúc giống như chùa Một Cột, nhằm giới thiệu nét văn hóa độc đáo của Phật giáo Việt Nam cho các nước bạn. Sau khi hoàn tất hai công trình này chùa sẽ tiếp tục xây dựng gác chuông, gác trống. Hiện chùa đã có đại hồng chung nặng 2 tấn rưỡi, đường kính 1,5m, cao 3m. Và Trống sấm đường kính 2m, dài 1,5m. Cả hai đều được làm từ Việt Nam và mang đậm nét đặc thù văn hóa Việt Nam.

phatquoctu-7
Thành phố cổ Bhaktapur - Nepal.

Ở cổng tam quan, hai cánh cửa lớn chỉ mở trong những dịp đặc biệt, ngày thường mọi người vào ra thông qua cánh cửa rộng không quá 50cm, cao không quá 1,2m. Đây là điều tôi chưa hề thấy ở các chùa bên quê nhà, tôi thắc mắc, thầy nói: “Nó thay cho một lời nhắc nhở, hãy bỏ “cái ngã” của mình”. Thật là minh triết. Ai cũng biết chính cái ngã dìm ta vào chỗ tham sân si, trần ai, khổ lụy, nhưng làm sao khắc chế nó đây. Với sắc đẹp, tiền tài, địa vị, danh vọng mà khó thế thì với cái ngã sẽ còn khó biết chừng nào. Từ cổng tam quan trở vào, con đường lát đá thiên nhiên quanh co, uốn lượn dưới các tán cây. Cách chánh điện khoảng 300m, sâu bên trong là 2 dãy Pháp xá. Dãy dọc, dài 47m, 3 tầng, 21 phòng, mỗi phòng có thể ở được từ 3 đến 6 người. Dãy ngang, dài 49m, 13 phòng, trong đó có 2 phòng ăn. Dãy này sẽ được tiếp tục xây lên 2 tầng nữa.

Năm 1969, lần đầu tiên thầy Huyền Diệu đến chiêm bái thánh địa Bồ đề Đạo tràng, nơi đã trở thành di sản văn hóa và tâm linh vô giá không chỉ của Phật tử mà còn của nhân loại. Thấy nhiều nước Phật giáo trên thế giới xây chùa, dựng tháp quanh Thánh địa để gìn giữ và phát huy di sản văn hóa và tâm linh vô giá ấy, thầy phát nguyện cũng sẽ góp phần với các nước bạn xây dựng một ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật. Qua đó, còn để giới thiệu với nhân loại nền văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Phật giáo độc đáo của Việt nam. Và chùa cũng là nơi để quý chư Tôn, Tăng, Ni, Phật tử khắp nơi về chiêm bái Thánh tích có chỗ nghỉ ngơi trang nghiêm, thanh tịnh, tăng trưởng Bồ đề tâm. Do vậy mà ngoài việc đầu tư cho các công trình chính, thầy còn coi trọng trang bị đầy đủ tiện nghi cho pháp xá. Tôi có duyên may được ở lại chùa hai ngày hai đêm. Đó là một trong những kỷ niệm ấm áp không thể nào quên. Bữa cơm chùa chỉ là rau trái trong vườn qua bàn tay chế biến của mấy chị trong đoàn mà sao sang trọng và ngọt ngào đến thế. Tôi sửng sốt về nhận định chân chất của thầy: “Thực phẩm tinh khiết do tự tay mình làm ra, người nấu nấu với một cái tâm an lạc, người ăn ăn với một cái tâm an lạc, thì đó là một bữa ăn tuyệt vời”. Hèn chi, có người suốt đời chỉ ăn toàn cao lương mỹ vị mà chẳng bao giờ biết được vị ngon ngọt là gì.

phatquoctu-8
Bình minh trên sông Hằng với thầy Huyền Diệu

Ấn tượng sâu đậm nhất về ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật là cảnh chùa. Nó làm tôi liên tưởng đến những ngôi chùa trên thành phố Huế thơ mộng của tôi. Mà hình như chỉ Huế thôi. Ngày nay, nhất là ở các thành phố lớn, vườn chùa bị thu nhỏ trong một không gian bé nhỏ giữa bốn bề nhà cửa, đường sá, chộn rộn đủ thứ tạp âm. Chùa ở Huế hầu hết nằm bên ngoài thành phố, ẩn mình trong một vườn cây bốn mùa xanh lá. Vườn chùa mênh mông bát ngát, thường khi rộng đến hai, ba, bốn mẫu, có chùa lên đến 30 mẫu. Mỗi lần “lên chùa” là mỗi lần như lạc vào một cảnh giới khác, nhẹ nhàng, thanh tịnh, chứa chan thiền vị. Dọc theo những con đường nho nhỏ, xinh xinh, quanh co uốn lượn trong khuôn viên chùa có nhiều những loại cây ăn quả vùng nhiệt đới quen thuộc như vải, măng cụt, mít, táo, cam, bưởi, ổi xá lị (có đến 12 loại), xoài (30 loại), trong đó có giống xoài loại ngon nhất thế giới - Thầy đã có kế hoạch tổ chức Đại hội xoài quốc tế vào năm 2005, và thầy nói tỉnh khô, “sẽ đem những giống xoài ngon nhất thế giới về trồng trên đất nước mình”. Vườn chùa là một bộ sưu tập công phu những loài cây liên quan đến cuộc đời đức Phật. Trong số những cây ấy, có nhiều cây là vị thuốc quý, như cây Moringo Lim (cây cứu đời) có tác dụng lọc nước. Cây Tulsi trị run tay, ung thư máu. Cây Hathi, trị cảm cúm, cấp cứu bất tỉnh. Cây Sheshan trị ung thư răng... Thầy lại thao thức, “Làm sao đem mấy cây thuốc này về Việt Nam mình...”.

phatquoctu-9
Ngắm bình minh trên sông Hằng.

Thăm “Tòa lâu đài” của thầy - đó là túp lều tranh trong một góc vườn chùa cách không xa dãy Pháp xá ba tầng, 108 phòng, đầy đủ tiện nghi dành cho khách thập phương, tôi chỉ thấy bức ảnh phóng lớn mấy đôi hồng hạc quấn quýt bên chân thầy ngồi đọc sách. Hôm làm thủ tục vào Nepal, tôi lại thấy ở phòng hải quan người ta trân trọng treo mấy tấm ảnh ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc tự và ảnh thầy Huyền Diệu thân mật tiếp mấy cô chú hồng hạc mỹ miều trong túp lều tranh của mình. Các nhà khoa học sửng sốt bởi bấy lâu họ ghi nhận loài hồng hạc đã hoàn toàn tuyệt chủng, thế mà lại kéo nhau về chỗ thầy đến 15 đôi. Nhiều chuyên gia môi trường và nhiều đoàn du lịch trên thế giới đổ về Lâm Tì Ni vừa để chiêm bái thánh tích, vừa để xem chim hồng hạc. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Thầy nói, “Có phước mới gặp thánh nhân, có duyên mới gặp hồng hạc”. Tôi cứ băn khoăn không biết mình có duyên không! Có bao điều bí ẩn về thầy mà tôi không dám mong hiểu hết. Tôi hỏi Dũng - môt thanh niên Hà Nội sang giúp thầy làm chùa: “Trong cuộc sống, thầy đang ao ước điều gì nhất?”. Sau một phút trầm ngâm, Dũng nói, “Thầy, mong đất nước Việt Nam hùng cường, mong xây cho xong ngôi chùa, mong sớm tìm được vị trụ trì có tài đức, và sau đó lên núi tuyết ẩn tu”.

Khi phát nguyện xây chùa, thầy Huyền Diệu chỉ có vỏn vẹn 60USD. Thế rồi từng ngày từng tháng, Thầy đã đón nhận từ những tấm lòng từ ái sự trợ giúp tích cực để làm nên công trình mà những ai có duyên đến thăm không thể không tự hào. Tôi chia tay thầy nhưng không nói được điều gì để bày tỏ lòng mình. Mấy dòng này xin được thay cho lời hối tiếc, và tấm lòng cầu mong thầy sớm đạt được ước nguyện: hoàn thành mỹ mãn ngôi chùa Việt Nam trên đất Phật.

  • Nguyễn Văn Dũng (Huế, 7/3/2004)

---o0o---

Source: http://www.vnn.vn/
Sưu tầm: Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3952)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 18959)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 9655)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 4274)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4946)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
25/12/2011(Xem: 19524)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
26/11/2011(Xem: 7112)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
16/11/2011(Xem: 3858)
Chúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.
26/10/2011(Xem: 2911)
Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.
17/10/2011(Xem: 5959)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]