Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi tôi học đạo

10/04/201313:29(Xem: 3512)
Khi tôi học đạo

Khi tôi học đạo

Thích Tâm Trí
---o0o---

Ngày xưa khi còn là chú điệu mới học đệ ngũ, trong những buổi hầu trà tôi nghe quí Thầy đàm đạo với nhau về một đề tài từ một bộ kinh hay một cuốn sách thiền nào đó, mà ý chính là thế này: “Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi; sông là sông; khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; sau khi học đạo xong tôi lại thấy núi là núi, sông là sông”. Tôi nghe mà chẳng hiểu chi dù có vắt óc suy nghĩ. Về sau học môn triết Tây, nghe giáo sư giảng về cái Ta (le moi), tôi nhớ có một ý rất triết mà cũng rất thơ: “tôi không thể ngồi bên cửa sổ để nhìn tôi đi qua đường”. Những ghi nhận đó cứ đeo đẳng mãi trong đầu và tôi chẳng tự tin là mình hiểu những ý trên là đúng hay không.

Tại sao khi chưa học đạo thấy núi là núi, sông là sông; đến khi học đạo thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; khi học đạo xong lại thấy núi là núi sông là sông? Sau nhờ học Duy Thức vấn đề mới được giải mã.

Thì ra thế giới với thiên hình vạn trạng trong đó con người cùng muôn vật chung sống, theo Duy thức học đó là thế giới của “ý ngôn cảnh”. Cảnh chỉ cho thiên hình vạn trạng, ý chỉ cho ý tưởng, ý niệm và ngôn chỉ cho ngôn cú danh xưng.

Khi tắm dưới sông ai cũng cảm nhận được cảm giác mát dịu của dòng sông, và mặc nhiên không ai bận tâm đặt vấn đề là có dòng sông hay không có dòng sông; nếu có, thì cái gì là dòng sông? Nếu không thì tại sao? Có lẽ vì không quan tâm truy cứu nên ai cũng thấy núi là núi sông là sông; nếu quan tâm truy cứu ta sẽ thấy cái được gọi là sông với dòng nước chảy, thực thì đó không hẳn là sông hay dòng sông.

Thứ nhất, nếu một người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành chưa hề nghe ai nói đến từ sông. Cũng không được ai dẫn đến và chỉ cho thấy con sông hay dòng sông, chắc chắn người ấy khi tình cờ gặp phải dòng sông họ sẽ ngớ ra không hiểu và gọi được dòng sông họ đang thấy là cái gì.

Thứ hai, ngay những người từng nghe, thấy và tắm dưới sông đi nữa họ cũng không thể gọi đúng tên cái thực tại mà họ đang đắm mình trong đó, bởi danh từ dòng sông hay dòng nước sông thuần tuý chỉ là danh ngôn được dùng để miêu tả vấn đề, chứ danh ngôn bản thân nó hoàn toàn không phải là vấn đề.

Thứ ba, cái được gọi là sông hay dòng sông kỳ thực là không có, bởi dòng sông mà ta đang tắm, nếu phân tích về mặt vật lý thì không có cái gì là dòng sông. Dòng sông là sự kết tụ của vô số những phân tử nước, tách rời tất cả những phân tử nước ấy đi dòng sông sẽ còn là hư vô, và như ta biết trong mỗi một phân tử nước luôn phải hội đủ hai thành tố là Hydro và Ôxy (H2O) . Thiếu một trong hai thành tố này sẽ không có sự xuất hiện của một phân tử nước, chưa kể là phân tử nước chỉ có và tồn tại trong môi trường thích hợp, trong một môi trường không thích hợp ngay cả một phân tử nước cũng không thể có nói chi là có cả một dòng sông!

Như vậy, danh từ dòng sông được dùng để miêu tả một hiện tượng vật lý mà hiện tượng đó thực chất nó hoàn toàn không có thực thể cá biệt của riêng nó. Do đó, dòng sông chỉ thuần là vấn đề của ý ngôn cảnh, tức hiện tượng vật lý chỉ tồn tại trong phạm trù của tư tưởng và ngôn ngữ của sự hiểu biết và phân biệt của sự nhận thức hay của Thức mà thôi, chớ hiện tượng vật lý không tồn tại bên ngoài sự hiểu biết và phân biệt của Thức. Theo Duy Thức học, ngôn ngữ và tư tưởng hay sự hiểu biết và phân biệt của thức được sinh khởi từ “danh ngôn chủng tử”. Danh ngôn chủng tử hay hạt giống của tư tưởng và ngôn ngữ từ vô thỉ đến giờ huân tập vào tạng thức chúng ta và đã thành tập khí, tức thói quen vốn có từ muôn kiếp nghìn đời; và rồi chúng ta dùng tập khí danh ngôn chủng tử này để nhận biết và phân biệt hiện tượng vật lý. Chứ kỳ thực chúng ta hoàn toàn không biết được gì về hiện tượng của thế giới vật thể. Nói cách khác, chúng ta nhận biết là nhận biết về chính những dữ kiện tri thức mà chúng ta tích lũy được qua quá trình thu thập kiến thức của chúng ta mà thôi, chứ chúng ta không thể nhận biết thế giới vật thể bằng chính những gì thuộc về thế giới vật thể.

Luận Thành Duy Thức: Chủ thể nhận thức cho rằng sự nhận thức chỉ xảy ra khi có đối tượng bị nhận thức, thực thì chủ thể nhận thức không thể nhận thức được đối tượng bị nhận thức, chủ thể nhận thức chỉ nhận thức được những khái niệm, những ý tưởng của chính bản thân của chủ thể nhận thức có được về đối tượng bị nhận thức, chứ chủ thể nhận thức không thể hóa thân vào đối tượng bị nhận thức (khách thể) để nhận biết những gì được nội hàm trong đối tượng bị nhận thức. (năng thủ bỉ giác, diệc bất duyên bỉ, thị năng thủ cố, như duyên thử giác).

Quả đúng là khi tôi học đạo tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Vậy núi, sông trước mắt thì sao? Núi sông trước mắt theo Duy thức học đó là hiện tượng y tha khởi, theo Hoa Nghiêm tông đó là duyên khởi hay duyên sinh, mà duyên sinh thì vô tự tánh, tức duyên sinh không tự có thể tánh riêng (“Pháp bất cô khởi trượng cảnh phương sanh”). Các pháp không thể độc lập sinh khởi mà phải nương nhau. Một cây bông lau mảnh khảnh yếu đuối không thể tự đứng trước gió được, nhưng một bụi bông lau nương dựa nhau có thể đứng vững giữa trời (như thúc lô phược).

Tỳ kheo Thích Tâm Trí
Chùa An Dưỡng
Vĩnh Thái, Nha Trang
Xuân Quý Mùi - 2003

--- o0o ---


Vi tính: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2011(Xem: 3558)
Chúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.
26/10/2011(Xem: 2683)
Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.
17/10/2011(Xem: 5323)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
01/10/2011(Xem: 2788)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
03/09/2011(Xem: 5568)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
08/08/2011(Xem: 15205)
Phát bồ đề tâm văn là một bài văn rất ngắn, nhưng nội dung của bài văn này, bất cứ người học Phật nào cũng phải nằm lòng, không những vậy mà phải đời đời khắc cốt ghi tâm. Chúng tôi trong những ngày đầu tiên chập chững bước đi trên con đường đạo, may mắn đã đọc được bài văn này. Nếu không có bài văn này có lẽ chúng tôi đã bị dòng thác cuộc đời kéo phăng đi mất. Vậy bài văn này nội dụng nói gì? Văn chỉ cho ta thế nào là tâm phàm phu thế nào là tâm Phật.
23/03/2011(Xem: 4443)
“Hãy đến để thấy” của Ni sư Aya Khema là một chuyên khảo về con đường hạnh phúc của Phật giáo. Tác phẩm này thực chất là một tuyển tập gồm 12 bài nghiên cứu của tác giả được công bố đây đó trong suốt quảng đường hành đạo, được xuất bản lần đầu vào năm 1994.
15/03/2011(Xem: 2433)
Bài pháp có tên là “Phát Bồ-đề Tâm” hay Phát tâm Bồ-đề, tức là tâm giác ngộ. Tất cả quý vị ở đây đều là Phật tử, là con bậc giác ngộ, mình phải học theo bậc giác ngộ. Học phát tâm Bồ-đề là học giác ngộ để xứng đáng với tên Phật tử của mình.
16/02/2011(Xem: 7637)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
11/02/2011(Xem: 4559)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổ và cách sống an vui hạnh phúc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567