Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẫn để thảnh thơi

07/07/201612:49(Xem: 8311)
Nhẫn để thảnh thơi

NHẪN ĐỂ THẢNH THƠI

Thích Nữ Nhuận Hoa

 

Hiện nay trái đất đang nóng dần theo nhịp sống xã hội. Bởi thế giới đang trở nên đông đúc, nóng vội và bất an hơn bao giờ hết. Theo nhịp độ sinh học ấy con người có khuynh hướng giảm lòng từ bi - tình yêu thương chân thật lẫn nhau, năng lượng nhẫn chịu ngày tan biến, thay vào đó là mức độ mâu thuẫn xung đột ngày càng gia tăng. Do bởi sự thôi thúc của lòng ham muốn thái quá, sự bất ý trong từng tâm niệm dày đặc; sự hiểu biết lắng nghe để yêu thương lại không có. Đó là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ba món độc tham, sân và si.

          Để sự khổ đau vắng mặt không gì hơn ngoài hạnh nhẫn nhục “Nhẫn nhục vi đệ nhất đạo”, nhẫn nhục là đạo bậc nhất. Ở đời không nhẫn lấy chi làm chất liệu hoàn thiện nhân cách của một con người, không nhẫn lấy chi xây dựng đời sống nhân văn đạo đức, lấy chất liệu nhẫn để thiết lập tịnh độ tại nhân gian. Nếu không nhẫn làm sao thành tựu sự nghiệp dù đời hay đạo. Nếu trong một gia đình không nhẫn thì cuộc sống bất hòa, xung đột, mâu thuẫn đấu tranh vợ chồng chia lìa, anh em ly tán, bạn thân cừu thù đối nghịch và người học Phật trở nên thất bại trên con đường tìm về bảo sở.

          Chính vì thế phải luôn quán chiếu và canh giữ tâm thức đừng để một niệm sân nhỏ “thức giấc” tuy nhỏ nhưng nó có khả năng thiêu rụi tất cả những gì tốt đẹp, những gì yêu thương trở thành “đống tro tàn”. Do vậy tục ngữ có câu “Nóng mất ngon, giận mất khôn”. Hãy chuyển hóa cơn sân hận ngay từ khi nó vừa “tượng hình”, không tranh, không phân bua, không hơn thua, không chống trái trong từng ý niệm lẫn hình thức, cần phải có sự hiểu biết đúng đắn cùng thái độ chấp nhận và cảm thông. Những sự tổn hại mà người khác mang đến cho mình. Trong mọi trường hợp như vậy chúng ta phải quán chiếu kiểm soát tự thân xem bản thân mình phạm sai lầm thế nào. Quả thật ta sai hãy biết ơn và sửa đổi, là con người chẳng ai hoàn hảo bao giờ. Đừng vì tự ngã cố chấp ân oán kết chặt, phải biết nhận thức theo phương diện khách quan “hãy làm luật sư cho người khác và làm tòa án cho chính mình”. Đừng kiêu ngạo ngã mạn nuông chiều bản ngã, những việc làm ấy chỉ dành riêng cho những kẻ điên rồ mà thôi. Vì sao? Bởi vì chúng ta có nhận biết sai mới có thay đổi, biết lắng nghe mới hoàn thiện hoàn hảo. Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng bởi mọi thứ luôn thay đổi. Nếu ta tự mãn với mình tức là ta đang tự đào thải chính mình. Dù là một công ty đã thành công vẫn phải biết lắng nghe ý kiến của nhân viên và luôn bắt nhịp tiến bộ thị trường. Được như vậy mới vững bền. Nếu ngược lại tự mình hủy diệt chính mình. Cũng vậy, chúng ta phải biết sửa sai khi có sự góp ý và nhắc nhở chân thành. Nếu không đừng hỏi tại sao mọi người xa lánh, đừng thắc mắc vì sao không người thương, đừng khổ đau khi không thể sống với bất cứ một ai, đừng phiền não khi người đối xử tệ bạc. Tất cả đều có nguyên nhân chỉ vì chúng ta không chịu quán chiếu, không chịu hiểu mà thôi. Nên Phật dạy “nếu người có lỗi mà tự biết mình có lỗi cải ác làm lành, thì tội lỗi tự tiêu mất; như đang bệnh mà được ra mồ hôi, từ từ sẽ khỏi bệnh”. Nhờ sự chỉ lỗi mà ta tỉnh ngộ thấy được sự sanh diệt trong tâm tư của mình, quay về nhận diện phiền muộn thì tâm sân được loại bỏ từ từ, thì cuộc sống an lạc hơn, để có hạnh phúc được lâu dài. Chúng ta phải luôn sẵn sàng sống với thái độ biết chấp nhận sự thật, biết sống với hiện tại, phải đối mặt với cảm thọ nóng, lạnh đau đớn do tứ đại chống trái vui buồn, thịnh suy … Cuộc sống vốn dĩ vô thường, sống hôm nay, ngày mai ai hay biết được ra sao. Do vậy hãy chấp nhận với những gì mình đang có, có ai biết được rằng cuộc sống hiện tại của mình chính là niềm mơ ước của người khác. Cuộc sống có lúc vui lúc buồn, thịnh suy được mất là sự vận hành của vũ trụ và thăng trầm vinh nhục là chuyện thường tình thế gian. Chúng ta là người có trí tuệ nên biết cuộc đời là một vở kịch mà chúng ta là diễn viên đóng kịch hay nói đúng hơn là những con rối bị dòng tâm thức biến hiện sai xử. Cho nên vì những ham muốn mong cầu quá sức mình.

Ví dụ: Chúng ta có 3 đồng hãy xài trong phạm vi 3 đồng, đừng tham muốn nhiều quá mức chắc chắn sẽ được an lạc, cũng như một người giàu có kho bạc thành đống nhưng cuộc sống của họ một ngày cũng không an vui được, vì sao? Vì tiền tài danh vọng mà thiếu tình người thì chắc chắn cuộc sống vây hãm trong khổ đau lọc lừa giả dối mà thôi.

          Thế nên, phải biết cuộc đời này rất công bằng cuộc sống của tôi chính là niềm mơ ước của anh và ngược lại. Chính vì thế chúng ta hãy trân quý những gì mình đang có và hãy sống thật hết lòng với tất cả mọi người. Để ngày mai không còn thấy nhau cũng không phải hối tiếc.

          Tình yêu thương chân thật là chất liệu nuôi dưỡng hạnh nhẫn nhục. Nó được xuất phát từ sự không mong cầu cho tự ngã mà mưu cầu cho sự lợi ích chung. Mỗi khi đối mặt với cơn sân giận, những phiền não bức bách với những việc thật sự khó nhẫn, những nổi oan ức, những điều phi lý… hãy quán niệm nhớ nghĩ những lời dạy của Đức Từ Phụ, hãy yêu thương những người khó thương. Bởi họ đáng thương hơn ai hết do vì thiếu sự hiểu biết, cách nhận thức, cách sống và cách cư xử làm cho mọi người xa lánh. Nhưng họ hoàn toàn không hiểu rằng mình đáng thương như vậy, cũng tưởng rằng ta hay ta giỏi… hoàn toàn sai lầm vì khi cơn giận dữ bùng phát. Sự thịnh nộ ấy đáng sợ, nói lời khiếm nhã nói để người đau, để người khổ mới vừa lòng, như vậy đã đi ngược lại chân lý. Giải thoát của mình tình thương yêu, sự cảm thông chia sẻ là những dòng suối mát – nước cam lồ của Ngài Quán Thế Âm tưới tẩm lên hạt giống sân hận ngay từng lời nói, hành động thô tháo xấu tệ của mình. Tập quán niệm như thế thù nào không diệt, hận nào không tiêu. Cuộc sống yên bình, tâm thức nhẹ nhàng an lạc. Đấy chính là tịnh độ tại nhân gian không cần về cực lạc xa xôi.

          Suy cho cùng nhẫn nhục cũng vì lợi ích bản thân. Bởi nhẫn là phương thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách đạo đức và trưởng dưỡng đạo tâm, góp phần xây dựng nên cõi Tịnh độ nhân gian - một xã hội nhân hòa đạo đức. Chẳng lẽ người kia sân giận ta đây cũng thế sao! Hãy chọn con đường sáng mà đi, đừng để bị nhiễm ô theo thói xấu thế gian thường tình. Người chửi ta một ta chửi lại mười, người đánh ta một ta đánh phải gấp đôi. Tranh đua hơn thua để được gì ngoài sự xung đột đấu tranh cấu xé tàn sát lẫn nhau. Hãy trân quý những nhân duyên mình đang có tất cả là anh chị em, cha mẹ, bạn bè thân hữu trong nhiều đời để ngày hôm nay ta lại tiếp tục gặp nhau trong tình đạo vị. Hãy dẹp bỏ tâm niệm xấu ác, đập vỡ sự chấp ngã… thay vào đó là những bông hoa nhẫn nhục tươi đẹp, cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Không chỉ ngồi đó than van trách móc sao nhiều nổi đắng cay quanh ta. Khổ đau hay hạnh phúc được hình thành từ bởi từ trong tâm niệm của mọi người. Như vậy, sự thực hành nhẫn nhục giúp cho chúng ta kiềm chế được bản thân, luôn giữ được thái độ đúng đắn khi cư xử, một tâm trạng bình thản an nhiên khi những đối tượng không bị trần cảnh lôi kéo, giả sử khi ta ưa thích một đối tượng nào đó luôn luôn có chiều hướng nghĩ tốt cho người, và ngược lại khi không thích thì chẳng có cái nào tốt cả nên tục ngữ có câu “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tôn ti họ hàng”. Những suy nghĩ như thế hoàn toàn không mang lại kết quả tốt đẹp. Do vậy phải nhìn và quán chiếu bằng cặp mắt trí tuệ không phân biệt thân sơ yêu ghét.

          Hơn nữa thực hành hạnh nhẫn nhục để cân bằng cảm xúc không phải khổ đau và chạy theo những lời khen chê hư ảo. Hoặc giả có những sự góp ý nhiệt tình thẳng thắng – chúng ta cho là chê bai, chỉ trích, thế nên phải nhẫn để học hỏi tiếp thu hiểu biết. Có như vậy chúng ta mới hoàn thiện được những điểm thiếu sót, sai lầm mà không gây thương tổn cho người và cả ta.

           Một điều quan trọng nữa là nhẫn để khắc phục tập khí sân hận vốn từ câu sanh vô minh mang đến. Theo lối sống hướng thượng hiền thiện hòa bình và chế ngự được tâm hiếu thắng, tâm cao ngạo, tâm thể hiện, tâm khẳng định mình bằng vũ lực bằng hành động thiếu văn hóa của mình đó là nguyên nhân của sự đấu tranh, sự ồn náo, sự nóng bức, bức bách khổ đau của xã hội hiện nay.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 7826)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6965)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 7601)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 11409)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4680)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4653)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/07/2018(Xem: 6763)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 6409)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 6715)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]