Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Từ Bi

07/07/201612:45(Xem: 8320)
Lòng Từ Bi

LÒNG TỪ BI

 

Là người học Phật ai ai cũng biết rằng, đạo Phật là đạo từ bi nhưng thực chất của từ bi là gì, và người học Phật cần phải thực hành hạnh từ bi như thế nào cho đúng với lời Phật dạy. Trong tất cả mọi người ta ai ai cũng đều có sẵn lòng từ bi, nhưng lòng từ bi chưa được phát huy còn đang bị màng vô minh che lấp. Chúng ta cần phải phá trừ vô minh, tin tấn trưởng dưỡng lòng từ bi để xây dựng nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh.

Phật dạy: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ”. Nghĩa là: Từ là ban vui, Bi là cứu khổ, theo tinh thần Đạo Phật, tâm từ bi là lòng yêu thương giúp đỡ tất cả chúng sanh, không phân biệt tôn giáo, màu da chủng tộc, không phân biệt thân sơ, sang hèn, nam nữ hoặc bạn hay thù. Tâm từ bi bao la rộng lớn, bao trùm khắp tất cả pháp giới chúng sanh trong lục đạo, và luôn mong ước cho tất cả chúng sinh lìa khổ được vui. Trong bài Kinh Tâm Từ - Mettāsutta có nói: Chúng ta hãy ban rải tâm từ bi vô lượng đến tất cả chúng sanh trong mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt sang hèn, thượng hạ, không phân biệt lớn hay bé, gần hay xa, hữu hình hoặc vô hình. Tâm từ bi là tâm Phật, tâm Bồ Tát và tâm của tất cả các bậc Thánh hiền. Tu tập hạnh từ bi, giác ngộ của đạo Phật không ngoài một mục đích là muốn thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, không có khổ đau, chiến tranh v.v… Trong Kinh Đức Phật dạy rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, vì nghiệp lực mà sanh tử luân hồi trong lục đạo. Chính vì lý do ấy mà chúng ta cần phải thực tập tâm từ và để tránh làm tổn hại đến chúng sanh, mà còn giúp cho chúng sanh lìa khổ được vui. Đức Phật thương chúng sanh như cha mẹ thương con, một tình thương không vụ lợi, một tình thương vô bờ bến, như tình mẫu tử thiêng liêng.

Ca dao người ta thường nói: “Đôi vai mẹ mỏi mòn trong cát bụi, gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời”, thương vẫn cứ thương, mẹ già hơn 100 tuổi vẫn thương con 80 là vậy. Chúng ta sanh ra và lớn lên, được cha mẹ cho ta bằng tất cả tình thương, cho ta sự hiểu biết từ cha mẹ và học đường, rồi lớn lên được tu đạo và học đạo giải thoát giác ngộ, chúng ta phải rèn luyện bản thân và tự trưởng dưỡng tâm mình, hiểu thông cảm hơn, hiểu phải thương yêu thế nào đối với gia đình, chân thật đối với bạn bè, rộng ra đối với xã hội làm một công dân gương mẫu, đối với đạo là một Phật tử chân chánh. Lòng từ bi được thể hiện qua phong cách ứng xử với nhau trong quan hệ đời sống giữa con người và con người, giúp mọi người đến với nhau trong tình thương yêu cảm thông và chia sẻ. Ví dụ: Giúp cụ già qua đường, an ủi những trẻ bất hạnh, lời nói quan tâm an ủi chở che khi bạn mình gặp phải những khổ đau trong cuộc sống, nhẫn chịu với anh em khi đang giận dữ, lượm một cái đinh, một cành cây gai góc trên đường, cứu một con vật đang bị thương, giúp người nghèo khổ bịnh tật v.v… Tất cả không ngoài một mục đích là trau giồi huân tập và phát triển tâm từ của mình đến với mọi người mọi loài. “Sáng cho người thêm vui, chiều giúp người bớt khổ”, đơn giản như thế, chỉ cần một tấm lòng thương yêu, làm tất cả những việc cần làm lợi ích cho mọi người, tránh làm những điều gì tổn thương đến nhân sinh thì hạnh phúc an lạc sẽ trở về trong cuộc sống.

Ngày xưa Thái tử Tất Đạt Đa đang dạo chơi trong vườn với người em họ là Đề Bà Đạt Đa thì có một con thiên nga dễ thương bay ngang, Đề Bà Đạt Đa không mấy từ ái, dương cung bắn trúng cánh con vật rơi xuống đất, Thái tử Tất Đạt Đa chạy đến bế con vật lên, nhẹ nhàng rút mũi tên ra, Đề Bà Đạt Đa tức giận đòi trả lại con chim, Thái tử từ chối và nói rằng, nó thuộc quyền sở hữu người nào cứu mạng nó. Rồi Ngài âu yếm vuốt ve con chim rồi thả nó bay đi. Câu chuyện về lòng nhân từ của Đức Phật cho chúng ta một bài học về cách ứng xử đối với vạn loài, giúp chúng ta có một lối nhìn đứng đắn về gương yêu thương nhân ái hiện hữu giữa cuộc đời. Phật dạy có 3 phương pháp thực hành hạnh từ bi:

1. Quán chúng sanh duyên từ: Đây là phương pháp dễ thực hành nhất, dùng trí tuệ để quán sát thấy chúng sanh trong 3 cõi 6 đường đắm chìm trong khổ đau phiền não sanh tử mà phát khởi bi tâm, phát đại Bồ Đề tâm muốn cứu hộ.

2. Quán pháp duyên từ: Dùng trí quán sát thấy ta và chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, cho nên chúng sanh đau khổ là mình đau khổ, mà khởi lòng từ bi cứu khổ ban vui cho chúng sanh.

3. Quán vô duyên từ: Lòng từ bi không cần mời mà đến, hễ ở đâu có chúng sanh đau khổ thì ở đó có từ bi.

Từ trước đến nay thế giới luôn luôn bất an, sân hận, kỳ thị, bạo động, thù hằn khủng bố chiến tranh, đã làm cho tang thương đau khổ. Trong lịch sử của Vua A Dục, vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, sau những cuộc chinh phạt đẫm máu, Hoàng đế cảm thấy kinh hoàng và hối hận, chính giáo lý của Đức Phật đã chuyển hóa cuộc đời của Vua Asoka thay vì chiến thắng quân sự bằng vũ khí, Vua dùng đạo đức tâm linh để hoán chuyển, Vua đã hoàn toàn thay đổi chính sách cai trị bằng chất liệu của từ bi và trí tuệ, Vua bỏ lối tra tấn, không bạo lực, dân chúng được che chở và ngay cả thú vật cũng được bảo vệ, khuyến khích dân chúng ăn chay, làm nhiều điều phúc lợi cho xã hội v.v…

Vì vậy chúng ta thấy rằng, chỉ khi nào mọi người trên hành tinh này biết sống với nhau trong tinh thần vị tha, biết tôn trọng sự sống, biết yêu thương, gắn bó, lắng nghe và cảm thông san sẻ bằng một trái tim rộng mở và chân thành dung hợp trong ánh từ bi và trí tuệ thì thế giới mới an bình hạnh phúc. Là người tu Phật, từ bi là nền tảng để đưa chúng ta đến con người thánh hiền, vì vậy phải tập rải tâm từ đến với chúng sanh, phải gieo hạt giống từ bi ngay bây giờ để diệt trừ ba độc và ngã chấp sẽ nhường chỗ cho lòng từ bi vô lượng, cũng như thù oán không thể phát sinh, khổ đau sẽ vắng bóng và hương từ bi sẽ tỏa khắp muôn phương, vạn loại hữu tình sẽ hưởng được sự an lạc vô biên.

 

Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Trường Hạ Quảng Đức 2016

Thích Nữ Huệ Nhẫn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 7826)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6965)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 7601)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 11409)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4680)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4653)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/07/2018(Xem: 6763)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 6409)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 6715)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]