Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Miền nhớ

16/02/201115:25(Xem: 4129)
Miền nhớ

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Miền nhớ

Một tuần vụt qua.

Trên đường về lại Arkansas, anh hỏi tôi thấy Cali thế nào? Tôi định trả lời là cũng vậy thôi thì chợt nhớ tới bài thơ mới làm hồi hôm, bèn đem ra đọc:

“Đến Cali, bỗng nhớ Sài Gòn!
Một thuở đăng trình, giấc mộng con
Giữa chốn phồn hoa, vui đại ẩn
Mặc đời lộn lạo, giữ lòng son.

Chiều nay đất khách tha phương
Buồn vui trăm nỗi, cố hương vọng về
Quê người bàng bạc nhiêu khê
Quê nhà một góc, bốn bề thênh thang.”
Anh khẽ cười, đó cũng là tâm trạng của những người con xa xứ. Nhưng mà, anh nói tiếp, nhờ có những ngôi chùa mà nỗi buồn tha hương vơi đi ít nhiều.

Nghe anh nhắc tới chùa, tôi thấy lòng hỉ hả như đang được hành hương về đất Phật.

Mấy ngày ở California tôi có dịp đi thăm viếng nhiều chùa của cộng đồng người Việt. Có chùa được thành lập từ việc mua lại nhà thờ công giáo, có chùa được xây theo quy cách của khu đô thị, có chùa được dựng lên từ ngôi nhà cặp theo dãy phố, có chùa mái ngói hình đao uốn cong, dáng vẻ thanh thoát rất Việt Nam… Nhưng dù chùa có mang kiểu dáng gì đi nữa thì muôn đời vẫn là nơi đời sống tâm linh của những đứa con xa quê mẹ hướng về.

Như anh cũng biết, kể từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì chùa chiền cũng có mặt khắp nơi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và góp phần bảo lưu văn hóa dân tộc. Từ đó, hiển nhiên, chùa trở thành nơi nương tựa tinh thần của người dân và là biểu tượng tâm linh của dân tộc. Như nhà thơ Huyền Không đã nói:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Trải bao đời nay, trong tâm thức của người dân Việt, mái chùa đã trở nên thân thương, quen thuộc, không thể tách rời. Sự gắn bó hài hòa sâu sắc và bền chặt đó phải chăng là nguyên lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”? Cho nên, nếu vì cuộc mưu sinh mà cất bước hải hồ, bôn ba vạn nẻo thì thử hỏi mấy ai không khỏi thổn thức, xót xa:

“Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió, chao ôi bỏ chùa!”
Nhưng người Việt không bỏ chùa. Nơi nào có người Việt sinh sống thì y như rằng nơi đó có chùa, có tình yêu đất nước. Bởi trong tâm khảm, người Việt luôn ý thức chùa là hình ảnh của quê hương, tổ quốc, là hồn dân tộc.

Nhớ có lần tôi nói với anh, qua bên này mới hiểu rõ hơn giá trị câu thơ bất hủ về “mái chùa Việt che chở hồn nước Việt” của tác giả Huyền Không.

Huyền Không là bút hiệu của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác. Khi qua đây, tôi có chút duyên đến tham dự buổi lễ Đại tường tưởng niệm hai năm Ngài “quảy dép về Tây” tại chùa Việt Nam - Los Angeles.

… Im lặng một hồi, anh quay lại vấn đề hình ảnh các ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại. Riêng nói về chùa chiền cũng như Phật giáo Việt Nam ở Mỹ thì trong một bài viết có đoạn khái quát như sau:

“Sau năm 1975, làn sóng người Việt sang định cư tại Hoa Kỳ càng lúc càng nhiều. Tổng số lên đến hai triệu người ở rải rác trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ. Tập trung đông nhất ở hai tiểu bang California và Texas. Sau khi cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tín ngưỡng là nhu cầu cấp thiết. Phần vì cần điểm tựa cho tinh thần nơi đất khách quê người, phần vì muốn duy trì văn hóa tín ngưỡng dân tộc, phần vì nhớ thân nhân, phần vì nhớ quê hương là những động cơ thúc đẩy người Việt lập chùa. Sau những giờ làm việc cực nhọc, họ đến chùa gặp những người thân quen hàn huyên cho vơi đi nỗi buồn xa xứ.”

Chiều nay, giữa nơi đất khách, trong miên man nỗi nhớ cố hương, thiết nghĩ không thể không nhắc lại bài thơ Nhớ chùa mà cố Hòa thượng Mãn Giác đã gởi gắm lòng mình thay cho tất cả những người con Việt Nam đang rong ruổi:

“Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.

Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.

Tối đến dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh.

Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào.

Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Sở dĩ tôi trích dẫn nguyên bài như vậy là vì tôi thấy rằng trên bước đường phiêu bạt chúng ta đã gặp nhau trong nỗi “Nhớ chùa” và nhờ “nhớ chùa” mà chúng ta còn có được một nơi để trở về. Nơi đó chính là cội nguồn dân tộc, là gốc rễ tâm linh, là giá trị đạo đức chân-thiện-mỹ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12183)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
08/04/2013(Xem: 3954)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 19002)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 9701)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 4281)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4966)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
25/12/2011(Xem: 19591)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
26/11/2011(Xem: 7166)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
16/11/2011(Xem: 3859)
Chúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.
26/10/2011(Xem: 2913)
Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]