Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

16/02/201115:25(Xem: 4938)
Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

Giáo dục Phật giáo nói chung hay giáo dục Tăng Ni nói riêng đã được bắt đầu ngay khi Đức Phật quyết định chuyển bánh xe Pháp cứu độ chúng sinh. Trải qua hơn 25 thế kỷ, nhất là trong thời điểm hiện nay, thời toàn cầu hóa, Phật giáo đang phải đối đầu với nhiều thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài. Vấn đề giáo dục Tăng Ni của Phật giáo Việt Nam (PGVN) cũng theo đó mà có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

Thuận lợi thì ít

Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trên 2.000 năm, nên nói đến PGVN là đề cập đến dân tộc Việt Nam. Nói khác hơn, Phật giáo là đạo của dân tộc, đạo làm người của nước Việt mà hình ảnh Tăng Ni là biểu tượng cho sự mô phạm, trong sạch và thánh thiện.

Tăng Ni kế thừa gia tài Pháp bảo của Như Lai, với hành trang Giới-Định-Tuệ để gột rửa nội tâm, dấn thân hành đạo. Sự giáo dục Tăng Ni vì thế, dựa trên giới luật là chính. Mỗi Tăng Ni tu Phật đều tự ý thức hành trì lời Phật dạy hướng đến mục tiêu giải thoát giác ngộ.

Hiện nay, hệ thống giáo dục Tăng Ni không còn hạn hẹp trong các tổ đình, tu viện nữa. Các cơ sở Phật học được xây dựng, Tăng Ni được tạo điều kiện theo học các trường Phật học ngày một đông. Một số khác được theo học các khoa, ngành thế học có liên quan, bổ túc cho Phật học.

Bên cạnh đó, Tăng Ni ngày nay còn được tiếp cận với nền khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin thành phương tiện học hỏi, trao đổi giáo lý Phật-đà. Internet đã giúp mở rộng mạng lưới giáo dục qua các chương trình Phật học “đào tạo từ xa”. Các Tăng Ni thông thạo ngoại ngữ có thể nghiên cứu giáo điển bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Chương trình giáo dục Phật giáo theo hệ thống Sơ, Trung cấp, Cao đẳng chuyên khoa và Học viện. Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học trong nước, Tăng Ni sinh có thể học tiếp các chương trình sau đại học ở nước ngoài. Với vốn hiểu biết Phật pháp được học ở trường, nếu không theo học tiếp nữa thì Tăng Ni có thể áp dụng trong đời sống tu học thường nhật hay vào các tu viện chuyên tu.

Nhìn chung Tăng Ni trẻ ngày nay được đào tạo trường lớp, có đầy đủ điều kiện nâng cao kiến thức Phật pháp lẫn xã hội. Nếu giữ vững đạo lực, phát triển tâm linh tốt, sẽ rất thuận lợi trong việc đem đạo vào đời.

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội và sự tiến bộ của khoa học, PGVN đã có một số thuận lợi trong việc giáo dục Tăng Ni. Tuy nhiên, thuận lợi thì ít mà khó khăn lại nhiều.

Khó khăn lại nhiều

Các Tăng Ni trẻ ngày càng có xu hướng hướng ngoại và đối diện với nguy cơ bị biến chất, thế tục hóa. Trước đây, sự dạy dỗ có tính cách gia giáo, thầy trò khắng khít bên nhau như tình cha con. Thầy có bổn phận truyền đạt kiến thức cho đệ tử, huấn luyện oai nghi, nghiêm trì giới luật và giảng dạy kinh điển, truyền trao kinh nghiệm tu tập. Bằng thân giáo là chính, người thầy đã cảm hóa được đệ tử mình một cách hiệu quả. Các Phật học đường trước đây không chỉ cung cấp kiến thức Phật pháp mà còn là môi trường nội trú ứng dụng thực hành nếp sống thiền môn.

Giáo dục PGVN hiện nay theo một hình thức mới, sinh hoạt mới, mang tính xã hội hóa nhiều hơn. Tăng Ni được khuyến khích trang bị kiến thức thế học để cập nhật trình độ, và kinh điển trở thành đối tượng nghiên cứu hơn là phương thức tu tập. Các học viện, các trường Phật học không còn là những tùng lâm nội quán mà trở thành những trung tâm nghiên cứu Phật học. Giới luật có phần bị xem nhẹ.

Sự dễ dãi cho phép Tăng Ni tiếp cận quá sớm với môi trường giáo dục bên ngoài trong khi chưa mấy am tường nội điển là cơ hội cho một số Tăng Ni sau khi tốt nghiệp thế học đã trở về đời sống thế tục. Sự tu tập chưa vững chãi mà tiếp xúc nhiều quá với các duyên bên ngoài thì hạt giống thế tục dễ phát sinh.

Một bộ phận Tăng Ni trẻ đã không còn nhìn nhau qua giới hạnh tu học nữa mà qua các tiện nghi vật chất. Họ thi nhau sắm sửa bề ngoài còn bên trong nội tâm thì phó mặc. Điều này một phần cũng do từ khâu tiếp độ xuất gia quá dễ dãi, không cân nhắc kỹ khi chọn người vào đạo, cho thế phát và thọ giới mà không qua thời gian thử thách đã khiến các vị ấy không nhận thức hết ý nghĩa cũng như giá trị của việc xuất gia. Ngoài ra, một số bổn sư không mấy quan tâm đến đệ tử, xuất gia rồi phải tự tìm vào các trường Phật học, tự mưu cầu sự sống cũng như việc tu học.

Còn các vị giáo thọ, giảng viên ở các trường Phật học thì vì nhiều lý do khác nhau nên không nhiếp chúng được. Người tu Phật đòi hỏi sự thể nghiệm hơn là lý thuyết. Một vị thầy đứng lớp dạy Phật pháp thì ngoài kiến thức Phật học còn phải thể hiện sự vững chãi và thanh tịnh nội tâm, bởi thân giáo bao giờ cũng thiết thực đối với người học Phật.

Các phương thức giáo dục tuy có nâng cao nhưng chưa được chuyên môn hóa và thống nhất. Nội dung giảng dạy chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn… Sự bất cập trong giáo trình hiện nay đã khiến các Tăng Ni sinh không thu thập được bao nhiêu kiến thức. Một số vị giáo thọ thiếu kỹ năng sư phạm học đường nên không thu hút được học chúng. Giáo trình và phương pháp giảng dạy như thế đã làm không ít Tăng Ni sinh chán nản.

Sự chú trọng quá nhiều về kiến thức khiến Tăng Ni chạy theo bằng cấp, học vị nhiều hơn là tịnh hóa thân tâm. Các trường Phật học không có điều kiện kết hợp giữa học và tu. Ban Giáo dục Tăng Ni chưa lo được giáo trình giáo án cho các trường Phật học như nhiệm vụ chính yếu của mình.

Ngoài ra, ba tháng an cư kiết hạ cũng không phát huy hết ý nghĩa tâm linh nên sự giáo dục nếu có cũng khập khiễng, nặng tính hình thức. Tăng Ni sinh không có môi trường tốt để ứng dụng lời Phật dạy nên khó tìm được an lạc trong nếp sống tu hành bởi đa phần các trường Phật học không có cơ sở cho Tăng Ni nội trú.

Một vài biện pháp khắc phục

Có vị Lạt-ma đến học viện nói chuyện với Tăng Ni sinh, một tăng sinh hỏi vì sao Phật giáo Tây Tạng phát triển bền vững ở các nước phương Tây trong khi Phật giáo các nước khác đều lung lay, thậm chí mất gốc bởi sự xâm nhập của đời sống tiện nghi vật chất. Vị Lạt-ma trả lời rằng do các vị sư Tây Tạng chỉ một bề lo tu thôi, không quan tâm đến các việc bên ngoài. Câu trả lời thật đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Do vậy, để giáo dục Tăng Ni có hiệu quả thì yếu tố đầu tiên là tự thân mỗi vị Tăng Ni phải ý thức tu hành để cầu giải thoát giác ngộ. Giáo hội cần quan tâm đến đời sống Tăng Ni, theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hành vi thế tục hóa. Các trường Phật học phải trang bị kiến thức, xây dựng chương trình giáo dục thực tiễn, áp dụng ngay vào đời sống tu học hằng ngày. Vị thầy đứng lớp phải có đạo lực để “nói chúng nghe”. Bổn sư kết hợp với nhà trường đôn đốc Tăng Ni kiện toàn việc tu học.

Có như vậy mới có thể đào tạo một nhà tu hành mẫu mực đủ tài, đủ đức làm lợi ích cho nhân loại. Nhất là trong thời đại ngày nay, Tăng Ni phải chuẩn bị nội lực tâm linh vững chãi để làm hành trang dấn thân phục vụ xã hội, đi vào đời mà không bị cuộc đời đồng hóa. Học Phật để ứng dụng vào đời sống tu hành và làm lợi ích cho chúng sanh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12183)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
08/04/2013(Xem: 3954)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 19002)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 9701)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 4281)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4966)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
25/12/2011(Xem: 19591)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
26/11/2011(Xem: 7166)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
16/11/2011(Xem: 3859)
Chúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.
26/10/2011(Xem: 2913)
Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]