Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

16/02/201115:25(Xem: 4282)
Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

Giáo dục Phật giáo nói chung hay giáo dục Tăng Ni nói riêng đã được bắt đầu ngay khi Đức Phật quyết định chuyển bánh xe Pháp cứu độ chúng sinh. Trải qua hơn 25 thế kỷ, nhất là trong thời điểm hiện nay, thời toàn cầu hóa, Phật giáo đang phải đối đầu với nhiều thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài. Vấn đề giáo dục Tăng Ni của Phật giáo Việt Nam (PGVN) cũng theo đó mà có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

Thuận lợi thì ít

Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trên 2.000 năm, nên nói đến PGVN là đề cập đến dân tộc Việt Nam. Nói khác hơn, Phật giáo là đạo của dân tộc, đạo làm người của nước Việt mà hình ảnh Tăng Ni là biểu tượng cho sự mô phạm, trong sạch và thánh thiện.

Tăng Ni kế thừa gia tài Pháp bảo của Như Lai, với hành trang Giới-Định-Tuệ để gột rửa nội tâm, dấn thân hành đạo. Sự giáo dục Tăng Ni vì thế, dựa trên giới luật là chính. Mỗi Tăng Ni tu Phật đều tự ý thức hành trì lời Phật dạy hướng đến mục tiêu giải thoát giác ngộ.

Hiện nay, hệ thống giáo dục Tăng Ni không còn hạn hẹp trong các tổ đình, tu viện nữa. Các cơ sở Phật học được xây dựng, Tăng Ni được tạo điều kiện theo học các trường Phật học ngày một đông. Một số khác được theo học các khoa, ngành thế học có liên quan, bổ túc cho Phật học.

Bên cạnh đó, Tăng Ni ngày nay còn được tiếp cận với nền khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin thành phương tiện học hỏi, trao đổi giáo lý Phật-đà. Internet đã giúp mở rộng mạng lưới giáo dục qua các chương trình Phật học “đào tạo từ xa”. Các Tăng Ni thông thạo ngoại ngữ có thể nghiên cứu giáo điển bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Chương trình giáo dục Phật giáo theo hệ thống Sơ, Trung cấp, Cao đẳng chuyên khoa và Học viện. Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học trong nước, Tăng Ni sinh có thể học tiếp các chương trình sau đại học ở nước ngoài. Với vốn hiểu biết Phật pháp được học ở trường, nếu không theo học tiếp nữa thì Tăng Ni có thể áp dụng trong đời sống tu học thường nhật hay vào các tu viện chuyên tu.

Nhìn chung Tăng Ni trẻ ngày nay được đào tạo trường lớp, có đầy đủ điều kiện nâng cao kiến thức Phật pháp lẫn xã hội. Nếu giữ vững đạo lực, phát triển tâm linh tốt, sẽ rất thuận lợi trong việc đem đạo vào đời.

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội và sự tiến bộ của khoa học, PGVN đã có một số thuận lợi trong việc giáo dục Tăng Ni. Tuy nhiên, thuận lợi thì ít mà khó khăn lại nhiều.

Khó khăn lại nhiều

Các Tăng Ni trẻ ngày càng có xu hướng hướng ngoại và đối diện với nguy cơ bị biến chất, thế tục hóa. Trước đây, sự dạy dỗ có tính cách gia giáo, thầy trò khắng khít bên nhau như tình cha con. Thầy có bổn phận truyền đạt kiến thức cho đệ tử, huấn luyện oai nghi, nghiêm trì giới luật và giảng dạy kinh điển, truyền trao kinh nghiệm tu tập. Bằng thân giáo là chính, người thầy đã cảm hóa được đệ tử mình một cách hiệu quả. Các Phật học đường trước đây không chỉ cung cấp kiến thức Phật pháp mà còn là môi trường nội trú ứng dụng thực hành nếp sống thiền môn.

Giáo dục PGVN hiện nay theo một hình thức mới, sinh hoạt mới, mang tính xã hội hóa nhiều hơn. Tăng Ni được khuyến khích trang bị kiến thức thế học để cập nhật trình độ, và kinh điển trở thành đối tượng nghiên cứu hơn là phương thức tu tập. Các học viện, các trường Phật học không còn là những tùng lâm nội quán mà trở thành những trung tâm nghiên cứu Phật học. Giới luật có phần bị xem nhẹ.

Sự dễ dãi cho phép Tăng Ni tiếp cận quá sớm với môi trường giáo dục bên ngoài trong khi chưa mấy am tường nội điển là cơ hội cho một số Tăng Ni sau khi tốt nghiệp thế học đã trở về đời sống thế tục. Sự tu tập chưa vững chãi mà tiếp xúc nhiều quá với các duyên bên ngoài thì hạt giống thế tục dễ phát sinh.

Một bộ phận Tăng Ni trẻ đã không còn nhìn nhau qua giới hạnh tu học nữa mà qua các tiện nghi vật chất. Họ thi nhau sắm sửa bề ngoài còn bên trong nội tâm thì phó mặc. Điều này một phần cũng do từ khâu tiếp độ xuất gia quá dễ dãi, không cân nhắc kỹ khi chọn người vào đạo, cho thế phát và thọ giới mà không qua thời gian thử thách đã khiến các vị ấy không nhận thức hết ý nghĩa cũng như giá trị của việc xuất gia. Ngoài ra, một số bổn sư không mấy quan tâm đến đệ tử, xuất gia rồi phải tự tìm vào các trường Phật học, tự mưu cầu sự sống cũng như việc tu học.

Còn các vị giáo thọ, giảng viên ở các trường Phật học thì vì nhiều lý do khác nhau nên không nhiếp chúng được. Người tu Phật đòi hỏi sự thể nghiệm hơn là lý thuyết. Một vị thầy đứng lớp dạy Phật pháp thì ngoài kiến thức Phật học còn phải thể hiện sự vững chãi và thanh tịnh nội tâm, bởi thân giáo bao giờ cũng thiết thực đối với người học Phật.

Các phương thức giáo dục tuy có nâng cao nhưng chưa được chuyên môn hóa và thống nhất. Nội dung giảng dạy chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn… Sự bất cập trong giáo trình hiện nay đã khiến các Tăng Ni sinh không thu thập được bao nhiêu kiến thức. Một số vị giáo thọ thiếu kỹ năng sư phạm học đường nên không thu hút được học chúng. Giáo trình và phương pháp giảng dạy như thế đã làm không ít Tăng Ni sinh chán nản.

Sự chú trọng quá nhiều về kiến thức khiến Tăng Ni chạy theo bằng cấp, học vị nhiều hơn là tịnh hóa thân tâm. Các trường Phật học không có điều kiện kết hợp giữa học và tu. Ban Giáo dục Tăng Ni chưa lo được giáo trình giáo án cho các trường Phật học như nhiệm vụ chính yếu của mình.

Ngoài ra, ba tháng an cư kiết hạ cũng không phát huy hết ý nghĩa tâm linh nên sự giáo dục nếu có cũng khập khiễng, nặng tính hình thức. Tăng Ni sinh không có môi trường tốt để ứng dụng lời Phật dạy nên khó tìm được an lạc trong nếp sống tu hành bởi đa phần các trường Phật học không có cơ sở cho Tăng Ni nội trú.

Một vài biện pháp khắc phục

Có vị Lạt-ma đến học viện nói chuyện với Tăng Ni sinh, một tăng sinh hỏi vì sao Phật giáo Tây Tạng phát triển bền vững ở các nước phương Tây trong khi Phật giáo các nước khác đều lung lay, thậm chí mất gốc bởi sự xâm nhập của đời sống tiện nghi vật chất. Vị Lạt-ma trả lời rằng do các vị sư Tây Tạng chỉ một bề lo tu thôi, không quan tâm đến các việc bên ngoài. Câu trả lời thật đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Do vậy, để giáo dục Tăng Ni có hiệu quả thì yếu tố đầu tiên là tự thân mỗi vị Tăng Ni phải ý thức tu hành để cầu giải thoát giác ngộ. Giáo hội cần quan tâm đến đời sống Tăng Ni, theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hành vi thế tục hóa. Các trường Phật học phải trang bị kiến thức, xây dựng chương trình giáo dục thực tiễn, áp dụng ngay vào đời sống tu học hằng ngày. Vị thầy đứng lớp phải có đạo lực để “nói chúng nghe”. Bổn sư kết hợp với nhà trường đôn đốc Tăng Ni kiện toàn việc tu học.

Có như vậy mới có thể đào tạo một nhà tu hành mẫu mực đủ tài, đủ đức làm lợi ích cho nhân loại. Nhất là trong thời đại ngày nay, Tăng Ni phải chuẩn bị nội lực tâm linh vững chãi để làm hành trang dấn thân phục vụ xã hội, đi vào đời mà không bị cuộc đời đồng hóa. Học Phật để ứng dụng vào đời sống tu hành và làm lợi ích cho chúng sanh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2016(Xem: 22692)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL sẽ tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (2016)
17/06/2016(Xem: 9670)
Khóa An Cư Kiết Hạ PL.2560- DL.2016 Do GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont, San Jose từ ngày 13 đến 23/6/2016
26/09/2015(Xem: 12031)
Đoàn Hoằng Pháp sẽ có 4 Tuần ở Âu Châu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015 1. Tuần 1: từ ngày 24 đến 27/9 ở Aschaffenburg 2. Tuần 2: từ ngày 01 đến 04/10 ở Koblenz 3. Tuần 3: từ ngày 09 đến 11/10 ở Thụy Điển 4. Tuần 4: từ ngày 15 đến 18/10 ở Đan Mạch Xin Chư Tôn Đức mua vé máy bay: đến phi trường Frankfurt và về từ phi trường Copenhagen.
03/02/2015(Xem: 3728)
Cũng như hai năm vừa qua, vào ngày 21 tháng 12 năm 2014, Giải Khuyến Học Phật Pháp kỳ 3 do hội Phật tử An Lạc Pháp vùng Orange County, CA, tổ chức tại Hội Trường Việt Báo với sự chứng minh của chư tôn thiền đức tăng ni và nhiều thí sinh Phật tử địa phương tuổi từ 12-15 đến tham dự. Hội trường vui nhộn hẵn lên như ngày đầu xuân để hoan nghênh chào đón các ban chứng minh, ban giám khảo và ban cố vấn quang lâm hội trường. Ban chứng minh gồm có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí (Viện Chủ Chùa Bát Nhã, Santa Ana),
13/12/2014(Xem: 5732)
Đáng lẽ ra đã mua vé về miền cực lạc sớm đề về đúng ba ngày Miền Cực Lạc của Thầy, dự Pháp Hội Niệm Phật mùa Đông như năm ngoái, nhưng rồi thiếu chút duyên tìm được vé thì không còn đến sớm mà phải đến trễ tối thứ sáu 28.11.14.
04/12/2014(Xem: 10843)
In 2011, Kyabje Lama Zopa Rinpoche began a series of one-month teaching retreats, all to be presented at the Great Stupa of Universal Compassion near Bendigo. The series of these teachings include Shantideva’s Bodhicaryavatara - A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life as well as preparation for the transmission of the rare Rinjung Gyatsa initiations. The three host centres – Atisha Centre, Thubten Shedrup Ling Monastery and the Great Stupa of Universal Compassion – are pleased to welcome Lama Zopa back to Australia in 2014 to continue these teachings, instructions and transmissions. The three host centres, operating together as Lama Zopa Australia Inc., are also pleased to be hosting the Council for the Preservation of the Mahayana Tradition (CPMT) meeting during the fortnight prior to the 2014 retreat. Please click here for more information about the CPMT meeting. These are two unique Australian events with Kyabje Lama Zopa Rinpoche. If you are looking for a great opportunity
20/10/2014(Xem: 19183)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
04/05/2014(Xem: 13296)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
29/03/2014(Xem: 13434)
Cùng với Chùa Bạc nằm ngay sát bên cạnh, một phần của Hoàng Cung Campuchia được mở cửa cho du khách vào thăm quan. Tuy nhiên, tất cả du khách tới thăm buộc phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt như không được mặc quần ngắn trên đầu gối, - áo thun sát nách, hở hang, - không đi dép lê, - không gây ồn ào, - không được chụp ảnh, quay phim bên trong các điện. -Một số khu vực như nơi ở của gia đình Quốc vương hay phòng làm việc của các nhân viên Hoàng gia đều không cho phép người dân được tới gần.
29/11/2013(Xem: 20718)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567