Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Hạnh phúc

20/06/201318:26(Xem: 7181)
24. Hạnh phúc

Dòng pháp Quán Thế Âm

24. Hạnh phúc

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Hạnh phúc phải chăng là những nụ cười, niềm vui không tắt? Hạnh phúc có phải là một sự đánh đổi hay nằm trong tay một ai đó mà mỗí phán quyết là định nghiệp của đời con? Hạnh phúc thật ra là gì?

Con một lần nhìn lại đờì mình, tự hỏi mình có hay không hạnh phúc? Và để nước mắt rơi thương mình bất hạnh. Và để nói rằng hạnh phúc thật mong manh. Phải chăng con đã tìm thấy hạnh phúc, bằng xương thịt hoá thân là những người con thương yêu, mà nay thay đổi khiến con không còn nhận ra bóng hình của hạnh phúc?

Nếu đó là hạnh phúc đích thực, thì dù mang tướng nào bản chất vẫn không hề thay đổi. Có nghĩa là vĩnh viễn mang lại niềm vui trọn vẹn cho con. Nếu hạnh phúc ấy, còn có thể không là hạnh phúc, người hay cảnh hạnh phúc ấy chưa thuộc về con, thì chưa là chân hạnh phúc. Nói cách khác, hạnh phúc đến từ bên ngoài, dù thọ lượng bao nhiêu cũng có ngày không còn tướng đến. Vì có đến tất có đi, có tướng là có hoại. Hạnh phúc nào từ chính mình phát ra nuôi dưỡng mình, làm ánh sáng cho mình, hoàn toàn thuộc về mình, không có ngày bị một hoàn cảnh nào một con người nào mang đi, là hạnh phúc vĩnh viễn vượt thời gian.

Vậy thì, hạnh phúc có phải là sự ích kỷ, thương yêu chính cái tôi của con? Không đâu con, chính sự chia hai này, Tôi và ý thức về tôi, làm mất đi hạnh phúc. Tôi, Ngã của con được chia hai, mang hai bộ mặt và bộ mặt này được che dấu hay không đem đến sự thoả mãn cho bộ mặt kia, thay thế cho Hạnh phúc đến từ người khác. Nhưng đâu chỉ là dối gạt chồng lên dối gạt, tự tâm mình chứng kiến từng giờ sự vô vị của thứ Hạnh phúc bình an giả tạm này. Hạnh phúc là một trạng thái cho nên không thể chỉ dùng lý trí mà đến được trong hạnh phúc. Một trạng thái thì tùy duyên mà có sắc thái.

Nếu hạnh phúc không là Tôi chia chẽ, không là người hay hoàn cảnh nào thì Hạnh phúc ở đâu?

Trước hết, tạm tìm xem trạng thái hạnh phúc có thể mang tướng biểu lộ nào. Ðó là trạng thái vui vẻ, tràn đầy và không bao giờ mất hay giản đoạn. Như vậy, hạnh phúc phải mang một tướng tuyệt đối nào đó rồi. Và chính vì lý trí không là hiện thân của hạnh phúc nên trạng thái biết mình hạnh phúc trong hạnh phúc là Tỉnh thức trong hạnh phúc. Hay Tỉnh thức (của Chân Hạnh phúc).

Sự Tỉnh thức trong một niềm vui bất tận hay an lạc, không hề bị bất cứ điều gì chi phối, niềm vui hoàn toàn thuộc về mình, dù chính con không hề có ý thức sở hữu chính là thấy pháp thân của mỗi người và sống trong hạnh phúc, chính là sống với pháp thân mình. Sống với pháp thân là sống với Phật tánh. Bất cứ một người nào còn đau khổ, đều muốn đến với hạnh phúc, dù mình họ chưa rõ chân dung, muốn hạnh phúc là muốn đến với pháp thân của mình và trong vô tận thời gian, có tướng đi tất có tướng đến, mỗi người sẽ đến với Phật tánh của mình.

Sau bao nhiêu cuộc bôn ba giữa những đỉnh non hay vực thẳm của Tâm mình, con hãy tìm bóng mát bình yên của hạnh phúc chân như là Pháp thân bất diệt, bằng con đường bao hành giả đã đi qua, sau khi đã trên khổ đau và hạnh phúc như con bây giờ. Hãy đi đến đích. Hạnh phúc bất tận (hiện hữu từ kiếp sống chết này sang kiếp sống chết khác), phải chăng là pháp thân Như Lai bất diệt đó ư?

Vậy thì Phật quốc chẳng ở đâu xa, con đã đến với cả một thế giới hạnh phúc, bình yên. Làm sao để sống được với Pháp thân? Thường hạ Tâm mình, thường kính trọng người. Hành trì một thời gian con sẽ ly dần tánh chúng sanh, là nguyên nhân của mọi đau khổ. Khi ấy, ánh sáng của pháp thân sẽ từng bước theo nhịp tâm mà soi đường hạnh phúc. Con sẽ là nguồn sáng chan hoà cùng muôn ánh sáng của hằng hà sa số Phật tâm mang chân hạnh phúc lan tỏa từ tâm mình xoa dịu bao nỗi đau tràn thế.

Con hãy tin và tìm hạnh phúc bằng mọi nổ lực của con.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3592)
Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ vào người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm.
09/04/2013(Xem: 5490)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
09/04/2013(Xem: 4358)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta.
08/04/2013(Xem: 2234)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 11010)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
08/04/2013(Xem: 3587)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 17499)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 8841)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 3715)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4272)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567