Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Động tịnh

20/06/201318:14(Xem: 7035)
17. Động tịnh

Dòng pháp Quán Thế Âm

17. Động tịnh

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Xúc động trước vẻ đẹp của một áng mây trôi, hay một chiều vàng rực nắng; xúc động trước một vẻ kiều diễm của một con người, có gì khác nhau không? Và có phải là Ðộng tâm? Nếu là động thì làm sao sống giữa đời mà không động?

Ðang khi phiền muộn, con có bao giờ thấy cảm hết vẻ tươi tắn của một đóa hoa vừa nở, lắm khi lại thấy hoa lạc lỏng nở chẳng hợp thời. Và lúc vui, thì hình như gió cũng biết hát, không trung nở hoa. Thế thì tâm động có cảnh, chẳng phải ngoại vật khiến con sinh tâm, tức Ðộng, mà tâm đã có tướng Ðộng tự bao giờ.

Ngoại vật theo tâm mà góp phần làm mờ Tri Kiến.

Vậy phải chăng lúc không vui, không buồn? là lúc Tâm không động? Chẳng phải đâu con. Nhân của động đã ngự nơi Tâm từ bao kiếp và hiện mang tướng giả không động. Người học Ðạo nên e sợ trạng thái này của Tâm. Tưởng chừng như yên ả, nhưng chỉ cần ngoại vật đủ lực là châm ngòi cho sự bùng nố của Tâm chúng sanh. Vì đã tạm lắng một thời gian, nên con dễ lầm lẫn sự dộng tâm này là ứng tâm, theo sự vật mà hiển lộ và đổ lỗi hoàn toàn cho ngoại vật. Thật nguy hiểm vô cùng.

Như thế thì sự kềm chế Thân tâm không đưa đến giải thoát và chưa là Phật thì sẽ mãi động tâm ư?

Vạn vật theo tướng Tâm mà hình thành, Tâm lành, thấy cảnh lành, Tâm ác thấy cảnh ác, Tâm tịch liêu thấy cảnh bôn ba, Tâm tham đắm thấy cuộc đời đáng sống và muôn vàn tướng khác của Tâm tạo nên muôn vàn sai biệt của cuộc đời. Hoá hiện vô cùng, Tâm bao trùm vạn vật. Vậy thật tướng của Tâm là gì? Thật tướng của Tâm là không tướng. Cho nên (sự ham thích) thế gian, theo cảm thọ của mắt, hay tai, hay mũi, hay xúc, ... chuyển tướng không của Tâm thành có. Nghiệp theo đấy mà thành.

Ðể ngăn ngừa sự biến động này, giới được hình thành. Nhưng con chớ nghĩ giới là kiềm chế Thân, Tâm; giới là cấm ngăn. Thật ra giới chính là luật tồn tại của Tâm vô tướng. Giới là điều con lẽ ra đã hành mà con chưa hành. Giải thoát không có tướng, nên giới không có tướng nhất định.

Tâm không có tướng, nên Bồ Tát dùng Đại Bi tâm mà tu tại thế gian. Nói thế gian, thật ra cũng chẳng phải thế gian. Mọi sự vật cứ theo duyên hình thành và hoạt diệt, chẳng có thật tướng, Tâm Ðại bi thì hiện thế giới từ bi. Chỉ có Tâm Bồ Tát và Tâm Phật mới có thể vào viên tịch, thật chứng tánh không của Tâm nên Ðại Bi Tâm là Tịnh Tâm.

Trong Tịnh tâm, đối cảnh có vui, buồn, yêu, ghét, cũng chỉ là động giả mà thôi. Ðộng trong cảnh tịnh thật ra chẳng phải động nếu không nghe thấy các cảnh động này thì đâu có Quán Thế Âm Bồ Tát.

Này con, cầu vòng ngũ sắc có tội gì mà con không được thấy đó là cảnh đẹp của Trời Ðất, vì e sợ động tâm? Thấy vẻ đẹp của một người và tán thán phước báo của họ, mong cầu họ hành thiện để được thêm hạnh phúc trong đời này và đời sau thì có phải động tâm đâu? Cảm mến một hành động đẹp trong đời, trân trọng một tâm hồn hướng thiện, đó không phải động tâm hay bất bình đẳng, tâm hồn ấy được quả lành của thiện nghiệp.

Mở Tâm Ðại bi, gây lấy đạo nghịệp, con sẽ thấy mở ra một thế giới huyền diệu, an lành, vĩnh viễn xa lìa dau khổ, vì đã xa lìa ích kỷ, bản ngã, hờn ghen. Nắng sẽ thật sự là nắng, ngày cứ đến, đêm cứ đi, trăng sao cứ xoay vần hiện diện, vạn vật cứ tự nhiên biến chuyển và con; con sẽ hạnh phúc tự nhiên.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3592)
Xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, người nữ tuyệt đối không còn lệ thuộc vào người nam, người nam cũng không làm nô lệ vào người nữ. Tổ chức trong gia đình là cả hai cùng phân chia công việc để làm.
09/04/2013(Xem: 5490)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
09/04/2013(Xem: 4358)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta.
08/04/2013(Xem: 2237)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 11011)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
08/04/2013(Xem: 3588)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 17499)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 8842)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 3715)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4273)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567