Cụ Chiyo Miyako (Nhật Bản), người đang giữ kỷ lục lớn tuổi nhất thế giới, qua đời ngày 22/7, thọ 117 tuổi.
Theo TIME, thông tin trên được chính quyền quận Kanagawa nơi cụ bà Chiyo Miyako cư trú xác nhận ngày 26/7.
Sinh ngày 2/5/1901, cụ Miyako trở thành người lớn tuổi nhất thế giới vào tháng 4/2018, tiếp nối đồng hương Nabi Tajima. Lúc còn sống, cụ Miyako đam mê thư pháp và luyện tập tới tận cuối đời. Bên cạnh đó, cụ thích ăn sushi và lươn. Với tính cách vui vẻ và tử tế, cụ Miyako được gia đình gọi là "nữ thần".
Cụ Miyako lúc sinh thời. Ảnh: Gerontology Wiki.
Sau khi cụ Miyako qua đời, danh hiệu thọ nhất thế giới chưa có ai thừa kế. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, người cao tuổi nhất xứ sở mặt trời mọc hiện nay là cụ Kane Tanaka 115 tuổi sống ở Fukuoka.
Minh Nguyên
Tuổi thọ con người được dự đoán lên tới 125
Các chuyên gia Canada dự đoán tuổi thọ con người sẽ tăng không ngừng và có thể lên tới 125 tuổi vào năm 2070.
"300 năm trước, nhân loại sống rất ngắn. Nếu ngày ấy chúng ta nói với họ con người có thể thọ 100 tuổi, họ chắc chắn sẽ bảo chúng ta bị điên", giáo sư Siegfried Hekimi từ Đại học McGill (Canada) cho biết.
Theo Independent, cùng với đồng nghiệp Bryan Hughes, giáo sư Hekimi tin rằng giới khoa học chưa thu thập đủ chứng cứ về xu hướng tăng của tuổi thọ nhân loại nên mới đưa ra lý thuyết về "rào cản" tự nhiên. Ông lập luận: "Chúng ta không biết tuổi giới hạn là bao nhiêu. Bằng các nghiên cứu mở rộng, con người có thể chứng minh tuổi thọ tối đa cũng như tuổi thọ trung bình sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần".
Jeanne Calment, người phụ nữ thọ nhất thế giới qua đời khi đã 122 tuổi 164 ngày. Ảnh: Alchetron.
Trước đây, dựa trên dữ liệu từ Anh, Mỹ, Pháp và Nhật Bản, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Albert Einstein New York (Mỹ) tuyên bố khả năng con người sống quá 115 tuổi là vô cùng nhỏ. Trên tạp chí Nature tháng 10/2016, nhóm tác giả khẳng định hầu hết chúng ta không vượt qua giới hạn này, rất hiếm cá nhân có thể thọ như Jeanne Calment, người phụ nữ 122 tuổi ở Pháp.
Sau khi được đưa ra, giả thuyết của giáo sư Hekimi nhanh chóng vấp phải sự phản đối. Cho rằng niềm tin tuổi thọ con người không bị giới hạn quá "viễn tưởng" và "không hề mang tính khoa học", Đại học Y Albert Einstein New York viết: "Theo chúng tôi, kết luận tuổi thọ con người dừng lại ở khoảng 115 năm vẫn còn nguyên giá trị".
Trong kinh Lăng nghiêm, có đoạn Đức Phật nói rằng: “Này A Nan, Ta cho phép Tỳ-kheo ăn 5 loại thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn. Các ông - những người Bà-la-môn sống trong khí hậu quá nóng và trong vùng đầy cát và sỏi đá như vậy, rau cải không mọc được. Do đó, Ta phải giúp cho các ông bằng thần thông và lòng từ bi…”.
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ 1 – 2 cây cải thảo to
+ 2 chén củ cải
+ 1 chén tỏi
+ 1 củ hành tây
+ 5 cây hành xanh già
+ 100g hẹ
+ 2 quả ớt cay
+ Nước muối ngâm cải: 10 chén nước ; ½ chén muối tinh để hòa vào nước ; 2/3 chén muối tinh để rắc lên cải thảo
+ Làm phần sốt ướp: 2 chén nước; 3 thìa bột gạo nếp; ½ chén ớt bột; ½ quả táo + ¼ củ hành tây xay nhuyễn; 2 thìa đường; 1/3 chén nước mắm; 3 thìa tỏi băm; ½ thìa gừng băm; ½ thìa muối; 2 thìa vừng
Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ (lễ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “chín người mười ý”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay.
Quyển sách này hướng dẫn chúng ta dùng đầu ngón tay để nhấn (áp chỉ) vào huyệt đạo hoặc dùng bàn tay xoa bóp (án ma) những điểm trọng yếu của cơ thể. Ðây là một lối trị bệnh.
Trong những năm đầu học đại học tại University of Mississippi, tôi đã chọn một vài môn nhiệm ý, trong đó có môn Dinh Dưỡng Học. Môn học xoay quanh truyền thống ẩm thực của người Hoa Kỳ mà nền tảng là protein thịt động vật.
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores).
Lúc Phật tại thế chủ trương người phải ăn chay, nhưng điều nầy không bó buộc. Vì sao? Bởi bấy giờ nhiều người thích vị ngon, nếu bắt buộc họ phải ăn chay, e họ không dám xuất gia. Nhân đó lúc bấy giờ Phật có châm chế cho đệ tử thích ăn thịt, Ngài cũng không nói lý do gì.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.