Cụ Chiyo Miyako (Nhật Bản), người đang giữ kỷ lục lớn tuổi nhất thế giới, qua đời ngày 22/7, thọ 117 tuổi.
Theo TIME, thông tin trên được chính quyền quận Kanagawa nơi cụ bà Chiyo Miyako cư trú xác nhận ngày 26/7.
Sinh ngày 2/5/1901, cụ Miyako trở thành người lớn tuổi nhất thế giới vào tháng 4/2018, tiếp nối đồng hương Nabi Tajima. Lúc còn sống, cụ Miyako đam mê thư pháp và luyện tập tới tận cuối đời. Bên cạnh đó, cụ thích ăn sushi và lươn. Với tính cách vui vẻ và tử tế, cụ Miyako được gia đình gọi là "nữ thần".
Cụ Miyako lúc sinh thời. Ảnh: Gerontology Wiki.
Sau khi cụ Miyako qua đời, danh hiệu thọ nhất thế giới chưa có ai thừa kế. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, người cao tuổi nhất xứ sở mặt trời mọc hiện nay là cụ Kane Tanaka 115 tuổi sống ở Fukuoka.
Minh Nguyên
Tuổi thọ con người được dự đoán lên tới 125
Các chuyên gia Canada dự đoán tuổi thọ con người sẽ tăng không ngừng và có thể lên tới 125 tuổi vào năm 2070.
"300 năm trước, nhân loại sống rất ngắn. Nếu ngày ấy chúng ta nói với họ con người có thể thọ 100 tuổi, họ chắc chắn sẽ bảo chúng ta bị điên", giáo sư Siegfried Hekimi từ Đại học McGill (Canada) cho biết.
Theo Independent, cùng với đồng nghiệp Bryan Hughes, giáo sư Hekimi tin rằng giới khoa học chưa thu thập đủ chứng cứ về xu hướng tăng của tuổi thọ nhân loại nên mới đưa ra lý thuyết về "rào cản" tự nhiên. Ông lập luận: "Chúng ta không biết tuổi giới hạn là bao nhiêu. Bằng các nghiên cứu mở rộng, con người có thể chứng minh tuổi thọ tối đa cũng như tuổi thọ trung bình sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần".
Jeanne Calment, người phụ nữ thọ nhất thế giới qua đời khi đã 122 tuổi 164 ngày. Ảnh: Alchetron.
Trước đây, dựa trên dữ liệu từ Anh, Mỹ, Pháp và Nhật Bản, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Albert Einstein New York (Mỹ) tuyên bố khả năng con người sống quá 115 tuổi là vô cùng nhỏ. Trên tạp chí Nature tháng 10/2016, nhóm tác giả khẳng định hầu hết chúng ta không vượt qua giới hạn này, rất hiếm cá nhân có thể thọ như Jeanne Calment, người phụ nữ 122 tuổi ở Pháp.
Sau khi được đưa ra, giả thuyết của giáo sư Hekimi nhanh chóng vấp phải sự phản đối. Cho rằng niềm tin tuổi thọ con người không bị giới hạn quá "viễn tưởng" và "không hề mang tính khoa học", Đại học Y Albert Einstein New York viết: "Theo chúng tôi, kết luận tuổi thọ con người dừng lại ở khoảng 115 năm vẫn còn nguyên giá trị".
Trong mục bình luận của tờ La Times ra hôm thứ hai vừa qua (Sept. 1, 2003) có một bài viết liên quan đến đồng hành của loài người: loài vật. Trong mục này, bình luận gia Jeremy Rifkin . . .
Ở Nagasaki, phần lớn dân chúng bị nhiễm phóng xạ chết rất nhiều; duy có bệnh viện Urakami do bác sĩ AKIZUKI làm giám đốc thì hoàn thể nhân viên và bệnh nhân đều bình an không bị nhiễm phóng xạ. Ban đầu người ta tưởng đó là một phép lạ vì bệnh viện đóng lại tu viện của dòng "Franciscain".
Khi con nghĩ về nỗi khổ mà việc ăn thịt mang lại, Con không thể chịu đựng nổi điều đó và lòng cảm thấy đau đớn và khổ não. Om mani padme hum hrih! Từ tánh Không và lòng bi mẫn, Ngài là bậc dẫn dắt chúng sinh . . .
Mùa hè vừa qua,vào ngày 1 tháng 7, 2009, Đài Loan đã ban hành các đạo luật mới về việc dán nhãn các thực phẩm chay với mục đích đảm bảo những thực phẩm này là chay (1).
Như trên, đức Phật đã nói có nhiều nhân duyên không nên ăn thịt chúng sanh, và bảo hàng đệ tử nên dùng những chất thanh đạm. Từ xưa đến nay về việc nầy, chư cổ đức khuyên dạy cũng đã nhiều.
Nữ Giáo sư Jane Plant là một khoa học gia nổi tiếng của Anh Quốc. Bà bị bịnh ung thư nhũ hoa từ năm 1987. Thông thường thì một bịnh nhân ung thư khó mà sống sót được khi bịnh đã tái phát đến lần thứ hai.
Hãy ghi rõ ngày mình bắt đầu ăn chay. Hãy vui mừng trong ngày đó. Hãy mời bạn bè đến dự. Hãy tự mua tặng mình một món quà kỷ niệm. Hãy đi massage cho thân thể thoải mái. Phải biết rằng ăn chay không phải vì hứng chí trong nhất thời, mà phải mãi mãi . . .
Không có điều gì ảnh hưởng tai hại đến khả năng làm việc của bạn hơn là một giấc ngủ không ngon. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sự mất ngủ đã gây tổn thất rất đáng kể đến năng suất làm việc của người dân Mỹ; những nhân viên bị buồn ngủ không thể tỉnh táo . . .
Người ta cho rằng mọi người Phật tử đều tôn trọng năm giới răn. Khi chúng ta giữ giới răn thứ nhất, chúng ta hứa rằng sẽ không tước đoạt bất cứ sự sống nào và gây đau đớn đến bất cứ sinh vật nào. Thật là rõ ràng rằng được làm tổn thương mọi loài.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.