Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn chay - Không ăn chay

10/04/201312:53(Xem: 14004)
Ăn chay - Không ăn chay
Các Bài Viết Về Ăn Chay


Ăn Chay - Không Ăn Chay

Hòa Thượng Tuyên Hóa
Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa


Lúc Phật tại thế chủ trương người phải ăn chay, nhưng điều nầy không bó buộc. Vì sao? Bởi bấy giờ nhiều người thích vị ngon, nếu bắt buộc họ phải ăn chay, e họ không dám xuất gia. Nhân đó lúc bấy giờ Phật có châm chế cho đệ tử thích ăn thịt, Ngài cũng không nói lý do gì. Người xuất gia là người ăn uống đơn giản, không phải kẻ tham ăn, nên mới nói: "Người ta cúng dường thứ gì, ta ăn thứ đó." Người tham ăn thời chọn nầy chọn nọ.

Cứu cánh của việc ăn thịt hay không ăn thịt có gì không giống nhau? Ăn thịt, lòng dục nhiều, vọng tưởng nhiều, không dễ dàng an định. Không ăn thịt thời ham muốn ít, cho là đủ, không có vọng tưởng gì nhiều, khí huyết thanh thuần, không bị ô trọc. Trong thịt có chứa nhiều khí độc, bởi nó xuất sanh từ nơi ô uế, cho nên người ăn thịt không dễ dàng trì giới, không dễ dàng khai mở trí tuệ, không dễ dàng chứng đắc tam muội; tưởng giữ giới thời vọng tưởng chờn vờn, rồi không giữ được qui cũ, không thể nào an định, đi, đứng, nằm, ngồi đều bất an. Đã không được an định thời không thể có chân chánh trí huệ. Có chân chánh trí huệ thời bất cứ vấn đề gì cũng không xảy ra. Ăn thịt là đi vào con đường ngu si, không ăn thịt thời đi trên con đuờng trí tuệ. Chỗ không đồng là ở đây.

Ai muốn có chân chánh trí huệ, thời ít ham muốn, dễ cho là đủ. Nếu ăn nhiều thịt, đem thịt của chính mình và thịt heo lập thành công ty hữu hạn, tương lai không biến thành heo thời là chuyện lạ đấy! Ăn nhiều thịt bò thời thành công ty hữu hạn thịt bò. Chỗ nào cũng thịt bò tương lai có khả năng biến thành bò. Cho đến ăn thịt chó biến thành chó. Ăn thịt chuột biến thành chuột. Quí vị ăn thịt gì, thân thể của quí vị bởi nhân duyên nầy nên sanh tồn, lâu dần lâu dần, sẽ biến thành giống đó. Bởi trong thân thể quí vị có khí huyết của heo, có khí huyết của bò. Huyết đó sẽ biến thành huyết, khí đó biến thành khí, thịt đó cũng biến thành thịt. Người có trí phải nghĩ kỷ điều nầy!

Giảng ngày 22 tháng 1 năm 1984

Quả Báo Sát Sanh

Việc cừu oán lớn nhất trên thế giới không qua được sát sanh. Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền. Anh giết cha, anh của người ta, người ta phải giết cha, anh của anh. Đó là chuyện tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi giết người quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là báo ứng nhãn tiền.

Người thời nay vì sao phát sanh nhiều chứng bệnh lạ, thầy thuốc cũng đành bó tay. Thế thời làm thế nào đây? Phải thành tâm sám hối, sửa lỗi lầm tự làm người mới, làm nhiều việc công đức cho chúng sanh, mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu không làm như thế e rằng không dễ gì được tốt đâu. Đó là chân lý, không phải mê tín.

1 - Mụt nhọt mặt người đời hiện tại.

Hôm nay giảng hai công án về sát sanh. Vào khoảng trước sau năm 1945, tại chùa Thừa Thiên, tỉnh Tô Châu, Trung Quốc có vị hòa thượng trụ trì. Tuy vị nầy là người theo đạo Phật, nhưng tin ngoại đạo, trong chùa miếu thờ Tiên Hồ Ly. Do đó hồ ly ở vùng miếu nầy ra vào tự do, không bị xua đuổi, nó cũng không sợ người. Người và hồ ly ở chung, bình an vô sự.

Lúc đó, Hòa Thượng Đại Minh làm thủ tọa ở đây, đang bế quan duyệt đọc đại tạng kinh. Hồ ly cũng đến phòng hoà thượng đồng tu. Thủ tọa duyệt kinh, nó nằm ngủ trên tấm đệm thủ tọa lạy Phật. Khi thủ tọa đến lạy Phật bảo nó: "Ta muốn lạy Phật, mầy ra ngoài đi!" Lúc đó hồ ly lửng thửng bước ra khỏi phòng. Chờ khi thủ tọa lễ xong, nó lại vào, dĩ nhiên là ngủ trên tấm đệm bái Phật. Ngày nào cũng như thế trải qua thời gian dài, hai bên thành như bạn đạo.

Một ngày kia, hòa thượng thủ tọa có chút nóng tính, muốn bái Phật bèn bảo nó: "Mầy phải ra ngay, không ta đánh chết mầy!" Hồ ly trưng mắt nhìn như không lý đến hòa thượng, nó tiếp tục nhắm mắt, ngủ tiếp. Nó nghĩ đại khái: Người tu hành chân chánh, từ bi là hoài bảo, phương tiện làm cửa ngỏ, cho nên không đi.

Bấy giờ, thủ tọa tức giận: "Há như thế sao! Khách đoạt ngôi vị chủ đơn giản vậy sao, ta đánh chết mầy!" Nói xong lấy cây thước vuông uy hiếp nó, buộc nó phải đi. Hồ ly không lý gì đến cử động nầy, thủ tọa còn cơn nóng vung thước vuông đánh hồ ly, không ngờ trật tay đánh vỡ đầu hồ ly, não máu chảy ra đỏ cả tấm đệm bái Phật, thế là nó bị đánh chết. Thủ tọa phạm tội sát sanh, lòng vô cùng hối hận, không biết giải quyết thế nào cho ổn. Nghiệp tội nầy làm sao tiêu đây? Nghĩ quanh nghĩ quẩn, nghĩ không ra cách nào. Bỗng nhiên linh cơ mấp máy, như có tiếng ai vừa nói, đánh chết hồ ly, đem thịt nó cho người chung quanh ăn, nghiệp tội sẽ hết. Cuối cùng lóc da hồ ly, đem thịt cho người làm công ăn. Thủ tọa cho rằng như vậy đã giải quyết xong.

Không ngờ bảy ngày sau, linh hồn hồ ly nói với thủ tọa: "Tôi đã đến Diêm Vương cáo tố ông, ông phải đền mạng cho tôi." Thủ tọa sau khi ngồi thiền nghe như vậy, kinh khủng muôn phần, cuối cùng phải niệm chú Đại Bi. Bởi sức gia trì của chú, hồ ly không thể tiếp cận thân thể của hòa thượng, cho nên không làm hại được ông, nhưng nó không bỏ đi, lúc nào cũng đến quấy nhiễu ông. Sau bảy ngày hồ ly biết không thể báo cừu, bèn tìm viện binh. Quí vị nghĩ thử xem, nó mượn binh nào đây? Đó là âm hồn của binh sĩ Nhật Bổn chết trong trận Nhật Bổn xâm lăng Trung Quốc. Hồ ly chiêu tập rất nhiều binh đội đến, hướng vào thân thể thủ tọa dùng đạn pháo bắn vào, oanh kích rất nhiều ngày cũng bắn không trúng thân thể của thủ tọa. Vì sao? Vì thủ tọa đem hết tinh thần tụng chú Đại Bi, không rời thiền sàng, đạn pháo chỉ rơi bốn bên của thủ tọa, cho nên bắn hoài không trúng.

Thủ tọa không ăn không uống nhiều ngày, thực tại sức cùng lực kiệt, trong một lúc tinh thần hốt hoảng, đầu gối bên phải bị pháo trúng, âm binh Nhật Bổn bèn thối lui. Thủ tọa giải trừ được trận pháo kích uy hiếp, lòng rất sung sướng, cho rằng vô sự. Vừa mới nghĩ như thế, cảm giác bị pháo trúng phát đau, cúi đầu nhìn xuống, đầu gối có mụt nhọt giống mặt người, có miệng, có răng, vừa sưng vừa đau, không thuốc nào chửa khỏi.

Một ngày kia, người chung quanh nói với ông: "Lấy thịt mỡ đắp lên miệng mụt nhọt, có thể bớt đau.", ông làm theo quả nhiên có hiệu quả. Nhưng khi thịt bị mụt nhọt mặt người ăn hết, lại bắt đầu đau. Cứ như thế hành hạ hoài, khổ không chỗ nói. Trải qua nhiều ngày đau khổ, thủ tòa giác ngộ chỉ có tiêu trừ nghiệp chướng mới khỏi khổ. Cuối cùng nhận chân tu hành, không để ý đến đau đớn. Ông cố nhịn trăm phương khổ sở, nhất tâm bái Phật, sám hối nghiệp sát, trải qua ba năm mới thuyên giảm.

Vị hòa thượng thủ tọa nầy là vị Hoà Thượng đi tham học bái phỏng các bậc tu hành Thiện tri thức khắp nơi. Ông từng triều bái tứ đại danh sơn (Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) cho đến bát đại tiểu sơn trong thiên hạ. Tuy có lỡ tay đánh chết hồ ly, cũng đã sám hối bái Phật mới tiêu trừ nghiệp chướng. Do đó phải biết, nghiệp báo sát sanh thật là tệ hại. Các vị chú ý, cần phải làm nhiều công đức phóng sanh. Nếu vô ý sát sanh, sẽ mắc bệnh lạ lùng, không cách nào chửa trị, hoặc thành người tàn phế, trọn đời khó chịu!

2 - Mụt nhọt mặt người đời quá khứ.

Thời vua Ý Tông đời Đường, có vị Quốc Sư, tên gọi là Ngộ Đạt Thiền Sư. Khi ông ở chùa Cư An, Trường An giảng kinh, vua Ý Tông thân hành đến dự thuyết pháp, đặc biệt cúng dường một tòa trầm thủy đàn hương. Lúc bấy giờ, quốc sư sanh tâm kiêu ngạo, tự nhận mình là cao tăng nhất đời nầy. Không ngờ vừa có vọng tưởng, hộ pháp long thần liền rời khỏi ông. Bấy giờ trái chủ mười đời của ông ta nhân cơ hội nầy tìm cách báo thù, đánh vào ống quyễn ông một cái. Từ đó, đầu gối ông phát mụt nhọt có hình mặt người, có lông mi, có mắt, có miệng, có răng, mỗi ngày đòi ăn thịt, uống rượu. Nếu không cho thịt rượu, mụt phát đau đớn, khổ không thể tả. Cả đám y sư bó tay chịu thua.

Quốc Sư Ngộ Đạt, lúc chưa hiển đạt, có một năm ngụ tại chùa có vị tăng phát một mụt độc quái ác, miệng nhọt chảy nước, chảy máu, mười phần dơ bẩn, vả lại mùi xông hôi thúi, khiến người người tránh xa, không ai dám gần. Lúc đó Thiền Sư Ngộ Đạt trú ngụ cách có một cửa sổ, ngày ngày chiếu cố, không ngại mùi hôi thúi phục dịch vị tăng nầy. Không cần biết đến thời gian, hết hè sang thu, khí hậu trở lạnh, mụt độc của vị tăng dần dần thuyên giảm. Lúc sắp chia tay, vị tăng có bệnh nói với Thiền Sư Ngộ Đạt:

"Cám ơn ngài chiếu cố, ngày sau nếu ngài có chuyện gì nan giải, có thể đến Mông Sơn, Tứ Xuyên tìm tôi, trên núi có hai cây tùng to để ngài dễ nhận. Tên tôi là Ca Nặc Ca."

Thiền Sư Ngộ Đạt hồi tưởng lại chuyện cũ, bèn lên Mông Sơn tìm vị sư bị mụt độc khi trước.

Từ xa trông lên lưng chừng núi, đã thấy hai cây tùng cao ngất tận chín tầng mây. Đến trước hai cây tùng, phát hiện có một ngôi tự viện bằng vàng xanh rực rỡ, định tìm vị tăng, thời đã thấy ông nầy đứng trước cửa chùa mỉm cười đưa ông vào. Thiền Sư Ngộ Đạt đảnh lễ xong bèn kể đầu đuôi nỗi khổ của mình. Vị tăng bày thiền sư sáng mai xuống con suối dưới hốc đá rửa đi, thời bệnh khỏi.

Sáng ngày thứ hai, tiểu đồng đưa ông đến con suối dưới hốc đá. Đang lúc rửa ráy vết nhọt, mụt nhọt miệng người phát ra tiếng nói: "Không cần nữa! Giữa chúng ta có đoạn cừu oán chưa hết. Ngài là cao tăng, đọc nhiều hiểu rộng, nhất định có đọc qua sử Tây Hán, chắc biết chuyện Viên Án chém Triệu Thố không? Viên Án là ông bây giờ, còn Triệu Thố chính là tôi. Ông tu đã mười đời, tu hành chân chính, tôi không tìm được dịp báo cừu. Hiện nay ông sanh tâm kiêu mạn, khiến tôi có cơ hội, may có Tôn giả Ca Nặc Ca giàu lòng từ bi, hóa giải oán cừu giữa chúng ta, Tôn giả đã dùng phép tam muội rửa tôi, từ nay về sau, không còn oán hận ông."

Quốc Sư Ngộ Đạt sau khi nghe hồn phiêu phách tán tận chín tầng mây, cấp tốc vốc nước rửa mụt độc, đau nhói tận xương, hôn mê bất tỉnh. Một thời gian lâu ông mới tỉnh, nhìn đầu gối không còn thấy dấu vết mụt độc nữa. Bấy giờ mới biết vị tăng đó là thánh, những tưởng trở lại chùa lễ bái, vừa quay đầu lại, chẳng thấy chùa đâu cả. Cuối cùng lấy cỏ bện lều, sớm chiều lễ tụng, tu phép sám hối, cho nên nay mới có bản Từ Bi Tam Muội Thủy Sám.

Hai công án kể trên, đại đồng tiểu dị, khiến người cảnh tĩnh nhân quả báo ứng mảy may không sai sót. Chuyện trên là báo ứng ngay đời nầy, chuyện dưới báo ứng sau mười đời. Tóm lại, nghiệp duyên thành thục, thời khắc đến, rốt lại phải chịu quả báo. Hôm nay giảng công án nầy, để mọi người hiểu sát sanh có hại, không nên xem chuyện đó là trò chơi. Hiện nay khoa học càng tiến bộ, võ khí giết người càng tệ hại hơn nữa. Chủng chủng nhân quả làm sao tiêu trừ đây? Hiện tại thế giới khói đen chướng khí, một cuộc đại chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, quỉ oán hờn mượn cơ hội nầy báo thù. Cho nên nói oan oan tương báo, biết bao giờ mới hết? Ngoại trừ không sát giới; nếu không, vĩnh viễn không có lúc nào an tịnh.

Giảng ngày 15 tháng 4 năm 1984
Source: Bồ Đề Hải No. 53 WWW. Saigon.com/~fopusa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2011(Xem: 5169)
Các nhà khoa học ước tính rằng cứ ba người dân Hoa Kỳ sẽ có một người bị bệnh ung thư, và trong tương lai rất gần, bệnh ung thư có thể sẽ vượt qua bệnh nhồi máu cơ tim, là căn bệnh đứng hàng đầu hiện nay ở Hoa Kỳ. Nhưng cũng không phải là không có lối thoát, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ ước tính rằng tám phần mười nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư phổ thông nhất đều có liên hệ mật thiết tới dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là phần lớn sự nguy hiểm của căn bệnh được đặt dưới sự kiểm soát của chính chúng ta. Và chúng ta đã biết, dinh dưỡng đúng cách giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh quái ác này... Đậu nành và các sản phẩm biến chế từ nó, có đầy đủ protein và nhiều hóa thảo quý báu, là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo của nhân loại...
11/06/2011(Xem: 5515)
Nói đến cháo, đối với những người Phật Giáo là phải nhắc đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào thời kỳ bình minh của Phật Giáo. Đó là bát cháo sữa do tự tay nàng Sujata nấu dâng cúng Đức Thích Ca trước khi Ngài thành đạo. Sau khi thọ dụng bát cháo nhiều dinh dưỡng ấy Ngài đã ngồi thiền định suốt 49 ngày liền và sau đó Đức Thích Ca đã giác ngộ thành Phật. Có lẽ bát cháo đã giúp sức cho Ngài và nó đã trở thành món ăn quan trọng trong tăng đoàn, được xem như là một thứ dược phẩm và thường được Đức Phật nhắc đến trong kinh điển.
04/06/2011(Xem: 4237)
Dâu tây, xoài, cà chua, đu đủ, đều chứa lượng carotene và một số hóa chất thực vật khác rất phong phú, giúp ích cho việc kháng suy lão...
01/06/2011(Xem: 8300)
Nói chung là “cả chục” loại rau dại mọc khắp nơi trong vườn quê, đồng ruộng, gò bãi ven sông, dưới lòng mương máng. Do đó, rau tập tàng còn được gọi là rau vặt, rau thập cẩm... Về tên gọi, có những giải thích khác nhau: (1) “Tập tàng” là hỗn hợp, lẫn lộn nhiều thứ vốn có giá trị không đáng kể vào nhau. (2) Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chữ “tàng” thuộc bộ thảo, là cỏ hoang, một cách nôm na tên gọi “tập tàng” tập hợp nhiều loại rau cỏ. (3) Theo đa số các bà nội trợ người Huế lớn tuổi ngày xưa, từ “tập tàng” là nói trại của “thập toàn” (mười món rau toàn diện) như kiểu chè “thập cẩm” (mười món chè quý giá).
28/05/2011(Xem: 6345)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
20/05/2011(Xem: 4626)
Trong các kỳ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau thúc đẩy người ta từ bỏ việc ăn thịt chúng sinh mà chuyển qua ăn thực phẩm rau đậu. Những nguyên nhân gần và những nguyên nhân xa. Gần như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người ăn chay, giúp người ăn chay ít bệnh tật hơn như khoa học ngày nay đã chứng minh. Xa hơn là để bảo vệ môi trường sống, giúp cho hệ sinh thái, nguồn nước và không khí thở trong lành hơn và giảm thiểu quả địa cầu ấm nóng gây bão lụt xảy ra hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới.
07/05/2011(Xem: 19801)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
14/04/2011(Xem: 8024)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
14/04/2011(Xem: 7443)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
31/03/2011(Xem: 3486)
Thầy dạy “ăn mặn” xuất xứ từ chữ “ăn mạng” mà ra. Sau này “ăn mạng” người ta nói quen riết thành ra ăn mặn cho dễ nghe. Thật sự, ăn mặn tức là ăn mạng, nghĩa là ăn mạng con này con nọ như thịt, cá, đồ biển…. Trong bài này, tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn, đạo hữu nên hiểu là đừng nên ăn mạng, chứ không phải đừng nên ăn vị mặn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]