Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Những Con chim Lo Việc Mai Táng

07/09/201113:53(Xem: 6911)
05. Những Con chim Lo Việc Mai Táng

LÒNGTHƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THELOVE of LIFE)
Tácgiả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

NhữngCon chim Lo Việc Mai Táng

Ngàyxưa, có một vị ẩn tu sống trong một túp lều nhỏ.

Têncủa vị đó là Tôn Lương. Ông ta rất nghèo, nhưng tính tìnhchân thật và có lòng thương loài vật. Ông ta làm nhiều côngviệc lặt vặt. Và tiền ông kiếm được rất ít. Khi thấycon vật nào bị sập bẫy, nếu có đồng nào, ông liền muacon vật đó để thả cho nó chạy vào rừng.

Bằngcách này, ông đã cứu thoát vô số loài vật, nhưng ông khôngthể để dành được nhiều tiền, do đó ông vẫn rất nghèo.

Khiđến tuổi già không làm gì được nữa, ông phải đi xinăn để sống qua ngày. Ngày nọ, khi già trên 70 tuổi ông quáyếu phải nằm trên giường không ngồi dậy nổi và ít lâusau, ông từ trần.

TônLương không có bạn bè và thân nhân. Ông nghèo đến nổikhông có tiền để mua một chiếc hòm. Ðối với người TrungHoa, điều bất hạnh nhất là khi mình chết mà không có ailo việc chôn cất. Ông Tôn Lương cũng không có một ngườithân chăm sóc. Ða số những người láng giềng đều nghèonhư ông. Họ không hay biết là ông đã qua đời, nhưng dùhọ có biết chăng nữa, chắc chắn họ cũng không có đủtiền để sắm nổi một chiếc hòm và lo việc mai táng choông.

Vàobuổi sáng sau khi ông Tôn Lương mất, người hàng xóm ngạcnhiên thấy trên trời hiện ra đầy chim chóc. Hàng nghìn conchim từ khắp nơi bay đến chỗ túp lều của ông. Những ngườiláng giềng đổ xô lại xem cho biết việc gì đã xảy ra.Họ thấy ông Tôn Lương đang nằm chết trên giường. Họtưởng rằng những con chim đó bay lại để rỉa rứt ăn thịtông.

Rồihọ ngạc nhiên thấy mỗi con chim ngậm nơi mõ của nó mộtít đất và nhả đất này xuống trên thân xác của ông TônLương. Ðàn chim bay lại để tỏ lòng biết ơn và lo việcmai táng cho người đã từng cứu sống chúng.

Hàngnghìn và hàng nghìn con chim đã bay đến. Chúng bay lui bay tới.Vào trước buổi trưa, chúng đã thả đất lấp đầy túplều của ông; và xây thành một nấm mộ cho ông Tôn Lương.

Nhữngngười hàng xóm đều vô cùng xúc động khi nhìn thấy cảnhtượng này. Từ đó về sau, họ không bao giờ đặt lướihay bẫy sập một con vật nào.


BurialBy Birds

A lonelyman lived by himself in a little hut.

Hisname was Sun Liang. He was dirt poor, but he was honest and kind. He didodd jobs. His pay was very low. Whenever he saw an animal in a trap, ifhe had any money, he would buy the animal and set it free in the forest.

Inthis way, he saved many animals, but he didn’t save any money, so hewas still very poor.

Whenhe was too old to work, he had to beg for food to stay alive. One day whenhe was over seventy years old, he was too weak to get up from his bed,and before long, he left this world.

SunLiang had no relative and no friends. He was so poor that he didn’t evenhave enough money for a coffin, and for Chinese people, the worst possiblefate is to die and not get buried. But there was nobody to look after him.His neighbors were almost as poor as he was. They didn’t know he wasdead, and even if they had, they certainly didn’t have enough money tobuy him a coffin and bury him.

Themorning after Sun Liang died, the neighbors were amazed to see the skyfull of birds. Thousands of birds came from all directions and flew intoSun Liang’s hut. The neighbors came to see what was wrong. They saw Sunlying dead on his bed. They thought the birds must have come to peck theflesh off his bones.

Thenthey saw that every bird brought a little soil in its beak, and droppedthe soil on Sun’s body. They had come to show their gratitude by buryingtheir savior!

Thousandsand thousands of birds came. They flew back and forth. Before noon, theyhad filled his whole hut with soil and turned it into a tomb for Sun Liang.

Theneighbors were deeply touched when they saw this. From then on, they nevercaught another animal in a trap or a net.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2011(Xem: 6699)
Rau sam tốt cho da, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa. Người Ai Cập cổ sử dụng rau sam để chữa các bệnh tim mạch và suy tim. Nhận biết rau sam Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng như rau xanh hoặc cây thuốc chữa bệnh. Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích. Rau sam thường mọng nước, thân màu nâu đỏ và phát triển trực tiếp từ rễ trái. Thân cây có thể dài tầm 20cm và xòe ra từ vùng trung tâm.
30/01/2011(Xem: 4232)
Từ trước đến nay dân gian vẫn dùng các vị thuốc Đông Y để điều trị cao huyết áp lâu dài. Mà trong đó nhiều vị rất quen thuộc.
25/01/2011(Xem: 9179)
Mong là báo chí địa phương nên đưa tin về những loại thức ăn được làm từ hóa chất của Tàu như các loại nấm này. Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán những thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA địa phương yêu cầu kiểm tra và cấm bán. FDA Office San Francisco District (Pacific Region) 1431 Harbor Bay Parkway Alameda, CA 94502
20/01/2011(Xem: 3439)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
19/01/2011(Xem: 5216)
Ở Việt Nam, đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, và đạo Hindu đều khuyến khích tín đồ ăn chay. Dù rằng mỗi tôn giáo đều có sự khác biệt về mục đích hay trong cách ăn chay. Hoặc ăn chay kỳ, hoặc ăn chay trường, hoặc ăn chay tuyệt đối (không trứng) hoặc ăn chay không tuyệt đối. Đa số ăn chay vì tôn giáo, vì một lời nguyện nào đó, nhưng cũng có người ăn chay vì sức khỏe, ăn chay vì thói quen, vì kinh tế hay vì phong trào.
19/01/2011(Xem: 5235)
Ở các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh đến đời sống người dân. Vì đây là vùng đất mới khẩn hoang, nên họ rất cần nhu cầu tâm linh và đạo Phật đã đến với họ, hòa quyện vào đời sống mới của người dân...
18/01/2011(Xem: 3205)
Nếu chừng hai, ba năm trước, có ai đoán rằng tôi sẽ ăn chay trường, tôi sẽ cho là người đó quá hoang tưởng. Đúng vậy cứ nhìn lại ‘quá trình’ ăn chay của mình mà tôi tự xấu hổ.
15/01/2011(Xem: 5535)
Chắc hẳn ngoài phong cảnh thiên nhiên, nền văn hóa của đất nước bạn đến thì ẩm thực luôn có sức hút riêng của nó. Nếu bạn là tín đồ ẩm thực thì đừng bỏ lỡ chuyến đi đến Tây Tạng, vì đây là xứ sở của 9 món ăn tuyệt với làm bạn không thể quên.
15/01/2011(Xem: 3501)
Cho dầu canola vào chảo nóng. Thả mì căn non vào và chiên ngập dầu cho vừa vàng để được cứng chắc.
14/01/2011(Xem: 5734)
“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]