Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và y học

14/01/201115:14(Xem: 5704)
Phật giáo và y học
Dai Su Tinh Van 15

Phật giáo và y học
 Đại sư TINH VÂN
 NGUYỄN PHƯỚC TÂM dịch


“Hết thảy các pháp đều do duyên sinh, và cũng đều do duyên mà diệt”. Duyên sinh duyên diệt, sinh lão bệnh tử trong cõi trần gian phù du này, là hiện tượng mà vạn loại không thể tránh khỏi. Nỗi thống khổ của chúng sinh, ngoài bệnh tật đến từ các bộ phận cơ thể, còn bao gồm bệnh tật tâm lý, cũng chính là do vô minh tham sân si. 
 
Để chữa trị các căn bệnh về thân tâm của chúng sinh, Đức Phật đã đem hết thời gian của đời mình diễn thuyết Tam tạng mười hai bộ kinh điển, chỉ ra từng toa thuốc điều trị thân tâm. Vì vậy, trong kinh điển ví von: “Phật là y sư, pháp là đơn thuốc, Tăng là y tá điều dưỡng, chúng sinh như người bệnh”. Từ nội hàm này thì có thể nói Phật giáo là y học với ý nghĩa rộng lớn nhất, giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh, Đức Phật là lương y đệ nhất thê gian.

Đức Phật lúc còn trẻ tuổi từng học qua Ngũ minh, một trong ngũ minh là Y phương minh, sự sáng suốt về phương pháp trị bệnh. Căn cứ những ghi chép của kinh điển, trong hàng đệ tử của Đức Phật có Kỳ-bà, danh y thời đại Đức Phật, từng dựa vào những chỉ thị của Ngài để hoàn thành rất nhiều phương cách chữa trị xuất sắc; ví dụ, sau khi chẩn đoán người bệnh bị tắc đường ruột, trước hết, người y sĩ thực hiện việc gây tê, cùng vá lại phần ổ bụng, hoàn thành công việc trị liệu: đây chính là kỹ thuật giải phẩu mổ bụng thuộc ngoại khoa trong y học hiện đại.

Trong lịch sử Phật giáo, đa số chúng Tăng thông đạt y phương minh, đã từng xuất hiện không ít y Tăng tiếng tăm lừng lẫy, ví như Phật –đồ-trừng, Trúc-pháp-điều, Đơn-đạo-khai, Trúc-pháp-khoáng, Ha-la-kiết, Pháp Hỷ. Na-liên-đề-da-xá đời Tuy, Đạo Thuân ở núi Dương Đầu thuộc huyện Trạch Châu đời Đường, Đạo Tích chùa Phúc Thành quận Ích Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), Sa-môn Trí nghiêm ở Đan Dương, Sa môn Tăng Triệt ở huyện Giáng Châu…các Ngài đã không ngại khó khăn gian khổ cứu giúp chữa trị bệnh tật, hay tẩy rữa quần áo và đồ dùng hàng ngày cho những bệnh nhân, lòng từ cảm động lòng người.

Trong kinh điển Phật giáo, cũng không ít những tác phẩm chuyên ngành bàn đến lĩnh vực y dược, trong đó có đến hai mươi loại từ các lãnh thổ Ấn Độ, Tây Vực truyền vào Trung Quốc; bên cạnh đó, sách vở về y thuật do giới Tăng sĩ Trung Quốc sáng tác cũng ước chừng mười lăm loại. 
 
Trong Tam tạng mười hai bộ kinh điển, văn hiến, tài liệu về y học Phật giáo nhiều vô kể; chẳng hạn như trong Tăng nhất A hàm kinh ghi chép, Đức Phật có nói đến ba loại bệnh lớn là phong, đàm và rét, đồng thời nêu ra phương cách trị liệu; trong y dụ kinh, Đức Phật chỉ ra điều kiện đủ các bác sĩ, cho đến các hạng mục khi chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ; trong Phật y kinh, Đức Phật nói có mười nguyên nhân khiến con người bị bệnh; Ma-ha-chỉ quán chỉ ra rằng có sáu nguyên nhân tạo nên bệnh tật; Đại trí độ luận cho biết sự sản sinh của bệnh tật là do các nhân duyên ngoại tại hoặc nội tại tạo thành; Thanh tịnh đạo luận của Nam truyền cũng đề cập đến tám loại nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. 
 
Ngoài ra, còn có các kinh, luật khác như: Phật thuyết chú xỉ kinh, Phật thuyết chú mục kinh, Phật thuyết chú tiểu nhi kinh, Chú thời khí bệnh kinh, Liệu bệnh trí kinh, Trị thiền bệnh bí yếu kinh, trừ nhất thiết tật bệnh a la ni kinh, Kim quang minh tối thắng vương kinh, Tứ phần luật, Ngũ phần luật, Thập tụng luật, ma ha tăng kỳ luật, vân vân và vân vân, tất cả cũng đều có nói đến vấn đề y dược.

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh. Chính Đức Phật đã lập nên tám vạn bốn ngàn pháp môn như Tam học, Lục độ, Tứ vô lượng tâm, Ngũ đình tâm quán, v.v…, những điều này không ngoài mục đích nhằm đối trị tám vạn bốn ngàn loại phiền não tật bệnh như tham sân si của chúng sinh.

Sự sinh sôi của bệnh tật, thông thường có quan hệ với tâm lý, sinh lý, hành vi của con người, cho đến môi trường sống xã hội xung quanh. Đặc biệt trong thời đại mới ngày nay, nhiều người thích ăn những đồ ngon thứ lạ, ăn vào thì bệnh tới; có người thì ham chơi bời lêu lổng, nhàn rỗi thì bệnh sinh; có người thì thông tin quá nhiều, ôm đồm nhiều quá thì cũng bệnh; có người thì áp lực công việc quá lớn, chịu không nổi áplực thì bị bệnh; có người tâm tính hèn yếu, tinh thần sa sút, âu sầu thì đổ bệnh; có người thì quá bận tâm với những chuyện thị phi, vì bực bội mà không tránh được bệnh hoạn. 
 
Nói gọn, hết thảy nguyên nhân nảy sinh bệnh tật, đều chỉ vì tâm không thể tĩnh lặng., khí không thể hài hòa, sự bao dung không thể rộng lớn, miệng không thể giữ gìn, sự giận dữ không thể kiềm chế, nỗi khổ không thể chịu đựng, nghèo không thể an, cái chết không thể quên, nỗi oán giận không thể buông, kiêu căng không thể kiềm chế, sợ hãi không thể gạt bỏ, tranh đua không thể cản, biện luận không thể dứt, ưu tư không thể hóa giải, vọng tưởng không thể trừ bỏv.v…thế là tạo nên các loại bệnh tật thân tâm. 
 
Phật giáo cũng có nhiều con đường trị liệu đối với các loại bệnh này, ví dụ: tiết chế ăn uống, lễ Phật bái sám, trì chú niệm Phật, thiền định tu hành, hành hương lễ bái, sổ tức chỉ quán, lạc quan tiến thủ, tâm khoan tự tại, buông bỏ an nhiên…

Y học của thế gian đối với việc trị liệu bệnh tật, phần lớn nhấn mạnh đến các liệu pháp như ẩm thực, vật lý, hóa học, tâm lý, môi trường, khí hậu, y dược, nội trong phạm vi hữu hạn, chữa trị theo con bệnh. Y học của Phật giáo thì không chỉ bao gồm y lý thế gian, mà còn coi trọng việc diệt tận gốc ba độc tham sân si ở nội tâm. Cõi trần thế chừng nào còn tâm bệnh, thì chừng đó còn cần đến tâm dược y của Phật, chỉ có điều hòa sức khỏe về sinh lý và tâm lý, mới có thể thực sự rảo bước, tiến tới con đường sức khỏe, tráng kiện.

Nguồn: Phật giáo và thế tục trong sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB Từ thư Thượng Hải, 2008.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 162
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2011(Xem: 5782)
Trái Chuối và Các Lợi Ích - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
14/06/2011(Xem: 5079)
Các nhà khoa học ước tính rằng cứ ba người dân Hoa Kỳ sẽ có một người bị bệnh ung thư, và trong tương lai rất gần, bệnh ung thư có thể sẽ vượt qua bệnh nhồi máu cơ tim, là căn bệnh đứng hàng đầu hiện nay ở Hoa Kỳ. Nhưng cũng không phải là không có lối thoát, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ ước tính rằng tám phần mười nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư phổ thông nhất đều có liên hệ mật thiết tới dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là phần lớn sự nguy hiểm của căn bệnh được đặt dưới sự kiểm soát của chính chúng ta. Và chúng ta đã biết, dinh dưỡng đúng cách giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh quái ác này... Đậu nành và các sản phẩm biến chế từ nó, có đầy đủ protein và nhiều hóa thảo quý báu, là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo của nhân loại...
11/06/2011(Xem: 5472)
Nói đến cháo, đối với những người Phật Giáo là phải nhắc đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào thời kỳ bình minh của Phật Giáo. Đó là bát cháo sữa do tự tay nàng Sujata nấu dâng cúng Đức Thích Ca trước khi Ngài thành đạo. Sau khi thọ dụng bát cháo nhiều dinh dưỡng ấy Ngài đã ngồi thiền định suốt 49 ngày liền và sau đó Đức Thích Ca đã giác ngộ thành Phật. Có lẽ bát cháo đã giúp sức cho Ngài và nó đã trở thành món ăn quan trọng trong tăng đoàn, được xem như là một thứ dược phẩm và thường được Đức Phật nhắc đến trong kinh điển.
04/06/2011(Xem: 4183)
Dâu tây, xoài, cà chua, đu đủ, đều chứa lượng carotene và một số hóa chất thực vật khác rất phong phú, giúp ích cho việc kháng suy lão...
01/06/2011(Xem: 8219)
Nói chung là “cả chục” loại rau dại mọc khắp nơi trong vườn quê, đồng ruộng, gò bãi ven sông, dưới lòng mương máng. Do đó, rau tập tàng còn được gọi là rau vặt, rau thập cẩm... Về tên gọi, có những giải thích khác nhau: (1) “Tập tàng” là hỗn hợp, lẫn lộn nhiều thứ vốn có giá trị không đáng kể vào nhau. (2) Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chữ “tàng” thuộc bộ thảo, là cỏ hoang, một cách nôm na tên gọi “tập tàng” tập hợp nhiều loại rau cỏ. (3) Theo đa số các bà nội trợ người Huế lớn tuổi ngày xưa, từ “tập tàng” là nói trại của “thập toàn” (mười món rau toàn diện) như kiểu chè “thập cẩm” (mười món chè quý giá).
28/05/2011(Xem: 6264)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
20/05/2011(Xem: 4596)
Trong các kỳ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau thúc đẩy người ta từ bỏ việc ăn thịt chúng sinh mà chuyển qua ăn thực phẩm rau đậu. Những nguyên nhân gần và những nguyên nhân xa. Gần như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người ăn chay, giúp người ăn chay ít bệnh tật hơn như khoa học ngày nay đã chứng minh. Xa hơn là để bảo vệ môi trường sống, giúp cho hệ sinh thái, nguồn nước và không khí thở trong lành hơn và giảm thiểu quả địa cầu ấm nóng gây bão lụt xảy ra hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới.
07/05/2011(Xem: 19123)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
14/04/2011(Xem: 7465)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
14/04/2011(Xem: 7148)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]