Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Nghiệp Lực

31/07/201201:54(Xem: 8440)
10. Nghiệp Lực

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp

 

NGHIỆP LỰC

Nghiệp lựclà năng lực của nghiệp hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi một oai lực nào khác. Chính nghiệp cho quả phân loại các chúng sinh khác nhau: lớn hoặc nhỏ, cao thượng hoặc thấp hèn, bậc Thiện trí hoặc kẻ si mê, v.v..., tạo ra cảnh giới tái sanh khác nhau trong tam giới, gồm có 31 cõi.

Nghiệp ấy chính là tác ý (cetanā).

Tác ý (cetanā)tạo thành nghiệp thường trải qua ba thời kỳ:

1- Tác ý trước khi tạo nghiệp.
2- Tác ý đang khi tạo nghiệp.
3- Tác ý sau khi đã tạo nghiệp xong.

Mỗi thời kỳ tác ý có tính chất đặc biệt của nó.

Tác Ý Tạo Thiện Nghiệp

A. Tính chất đặc biệt tác ý thiện tâm đang khi bố thí

Sự thành tựu phước thiện bố thí do tác ý thiện tâm đang khi bố thíđóng vai trò quan trọng, phân chia hai loại thiện tâm:

1- Thiện tâm có tam nhân (tihetukakusala).
2- Thiện tâm có nhị nhân (dvihetukakusala).

Làm thế nào được thiện tâm có tam nhân?

Nếu thí chủ có tác ý thiện tâm đang khi tạo phước thiện bố thí hợp với trí tuệbiết rõ nghiệp là của riêng mình (kammassakatañāṇa),thì phước thiện bố thí ấy hợp đủ tam thiện nhân(vô tham, vô sân, vô si = trí tuệ),gọi là tihetukakusala: thiện tâm có tam nhân, đó là dục giới đại thiện tâm hợp với trí tuệ.

Làm thế nào được thiện tâm có nhị nhân?

Nếu thí chủ có tác ý thiện tâm đang khi tạo phước thiện bố thí không hợp với trí tuệ hiểu biết nghiệp là của riêng mình, thì phước thiện bố thí ấy chỉ có nhị thiện nhân(vô tham, vô sân),gọi là dvihetukakusala: thiện tâm có nhị nhân,đó là dục giới đại thiện tâm không hợp với trí tuệ.

B. Tính chất đặc biệt tác ý thiện tâm trước và sau khi đã bố thí

Tác ý thiện tâm trước khi bố thí và tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí có tầm quan trọng phân chia hai loại thiện tâm:

1- Thiện tâm bậc cao (ukkaṭṭhakusala).
2- Thiện tâm bậc thấp (omakakusala).

Thiện tâm bậc cao là thế nào?

Với đức tin trong sạch muốn tạo phước thiện bố thí, thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ trước khi tạo phước thiện bố thí, và thiện tâm trong sạch hoan hỉ sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí. Do năng lực tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ cả hai thời kỳ ấy, nên thí chủ có được thiện tâm bậc cao.

Tác ý thiện tâm trong sạch trước khi làm phước thiện bố thí,nghĩa là thí chủ có thiện tâm trong sạch hoan hỉ lo sắm sửa đầy đủ những thứ vật dụng bố thí, thứ nào cũng hài lòng với khả năng của mình, mọi công việc đều chuẩn bị sẵn sàng chờ đến ngày làm lễ bố thí như đã dự định. Trong suốt thời gian chờ đợi mỗi khi nghĩ đến cuộc lễ làm phước thiện bố thí ấy, không có ác pháp nào phát sanh xen vào làm cho tâm ô nhiễm, buồn lo khổ tâm, mà chỉ có thiện tâm trong sạch, hoan hỉ phước thiện bố thí ấy sẽ tạo sau này. Đó gọi là tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ trước khi tạo phước thiện bố thí.

tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ sau khi đã tạo phước thiện bố thí, nghĩa là thí chủ sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí xong rồi, mỗi khi nhớ, hoặc thường niệm tưởng lại phước thiện bố thí ấy thành đề mục thiền định cāgānussati: đề mục niệm tưởng phước thiện bố thí, phát sanh thiện tâm trong sạch hoan hỉ, không có ác pháp phát sanh xen vào làm cho tâm bị ô nhiễm, hối tiếc, buồn khổ, mà chỉ có thiện tâm trong sạch phát sanh hoan hỉ việc phước thiện bố thí ấy được thành tựu tốt lành theo nguyện vọng của mình; xem đó là một cơ hội tốt lành đối với mình, có được duyên lành tạo được phước thiện bố thí ấy, trong cuộc đời của mình. Đó gọi là tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí.

Do năng lực tác ý thiện tâm trong sạch hoan hỉ trước khi tạo phước thiện và sau khi đã tạo phước thiện làm cho thiện tâm cótam nhânhoặc thiện tâm cónhị nhântrở thành thiện tâm bậc cao (ukkaṭṭhakusala).

Thiện tâm bậc thấp là thế nào?

Thí chủ có tác ý thiện tâm trước khi tạo phước thiện bố thí và tác ý thiện tâm sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí, cả hai thời kỳ không hoàn toàn trong sạch, vì có ác pháp phát sanh làm cho tâm bị ô nhiễm, nên thí chủ có được thiện tâm bậc thấp.

Trường hợp, thí chủ không có đức tin trong sạch trước khi làm phước thiện bố thí, vì có người đến động viên khuyến khích làm phước thiện bố thí, vì kính nể nên làm theo, nếu không làm sợ người ta chê trách. Do đó, tác ý thiện tâm trước khi tạo phước thiện bố thí tâm không hoàn toàn trong sạch,thậm chí còn có ác pháp xen vào làm cho tâm bị ô nhiễm nữa.

Và sau khi làm lễ phước thiện bố thí xong, tâm không hoan hỉ, lại còn hối tiếc vì tốn kém tiền bạc nên ác pháp chen vào làm cho tâm bị ô nhiễm. Do đó, tác ý thiện tâm sau khi tạo phước thiện bố thí xong, tâm không hoàn toàn trong sạch.

Do hai nguyên nhân tác ý thiện tâm trước và sau khi tạo phước thiện bố thí ấy, nên làm cho thiện tâm có nhị nhânhoặc thiện tâm có tam nhântrở thành thiện tâm bậc thấp(omakakusala).

Thật ra, trong hai thời kỳ tác ý: tác ý thiện tâm trước khi tạo phước thiện bố thí và tác ý thiện tâm sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí ấy; trong 2 tác ý ấy, chỉ có tác ý thiện tâm sau khi đã thành tựu đóng vai trò quan trọng, chỉ định thiện tâm bậc cao hoặcthiện tâm bậc thấp; bởi vì, tác ý thiện tâm này phát sanh sau khi đã hoàn thành phước thiện bố thí. Do đó, tác ý thiện tâm không trong sạch trước khi bố thí, nhưng tác ý thiện tâm trong sạch sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí, thì phước thiện ấy trở thành thiện tâm bậc cao; và tác ý thiện tâm trong sạch trước khi tạo phước thiện bố thí, nhưng tác ý thiện tâm không trong sạch sau khi đã thành tựu phước thiện bố thí, phước thiện ấy trở thành thiện tâm bậc thấp.

Năng Lực Của Tác Ý (Cetanā)

Tác ý đóng vai trò tạo nghiệp, như Đức Phật dạy:

"Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā...".
[Bộ Aṅguttaranikāya, phần Chakkanipāta, kinh Nibbedhikasutta]

"Này chư Tỳ Khưu, Như Lai dạy rằng tác ý là nghiệp, sau khi nghĩ xong, mới hành động bằng thân, khẩu và ý".

Tác ý thuộc về tâm sở(cetanācetasika)đồng sanh trong tất cả 89 hoặc 121 tâm. Song tác ý gọi là nghiệp thì chỉ có tác ý đồng sanh với 12 tâm bất thiện, 8 đại thiện tâm, 5 sắc giới thiện tâm, 4 vô sắc giới thiện tâm và 4 hay 20 Thánh Đạo tâm. Hay nói cách khác, tác ý đồng sanh với 12 bất thiện tâm và 21 hay 37 thiện tâm; những tác ýấy được gọi là nghiệp.Ngoài ra, tác ý đồng sanh với 36 hoặc 53 quả tâm và 20 duy tác tâm, những tác ý ấy không gọi là nghiệp.

Tác ý có 2 loại:

A- Tác ý bất thiện (akusalacetanā)

Tác ý bất thiện đồng sanh với 12 bất thiện tâm, nên tạo 12 bất thiện nghiệp hay ác nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, có 3 loại nghiệp:

1-Thân ác nghiệp có 3 loại: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
2-Khẩu ác nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích.
3- Ý ác nghiệp có 3 loại: tham lam, thù hận, tà kiến.

Đó là 10 ác nghiệp cho quả khổ ở kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai.

Ác nghiệp trong 12 bất thiện tâm cho quả 2 thời:

Thời kỳ tái sanh:11 bất thiện tâm (trừ si tâm hợp với phóng tâm) chỉ cho 1 quả bất thiện vô nhân tâm gọi là suy xét tâm(santīraṇacitta)đồng sanh với xả thuộc vô nhân tâm, tái sanhtrong 4 cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh, chịu khổ do ác nghiệp của mình đã tạo.

Thờikỳ sau khi tái sanh:sau khi tái sanh làm chúng sinh trong cõi ác giới, hoặc đã sanh làm người [*]; 12 bất thiện tâm này có thể cho 7 quả bất thiện thuộc vô nhân tâm như:

1-Nhãn thức tâmnhìn thấy những sắc trần, hình dáng không đáng hài lòng.
2-Nhĩ thức tâmnghe những thanh trần, âm thanh không đáng hài lòng.
3-Tỷ thức tâmngửi những hương trần, các mùi không đáng hài lòng.
4-Thiệt thức tâmnếm những vị trần, các loại vị không đáng hài lòng.
5-Thân thức tâmtiếp xúc những xúc trần, không đáng hài lòng.
6- Tiếp nhận tâm,tiếp nhận những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, không đáng hài lòng.
7-Suy xét tâm,suy xét những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, không đáng hài lòng.

[*] Tái sanh làm người là quả của thiện nghiệp; nhưng sau khi đã tái sanh làm người, bất thiện nghiệp có thể cho quả xấu.

7 quả bất thiện vô nhân tâm này biết những đối tượng không đáng hài lòng, chính là quả của 12 bất thiện tâm, có bất thiện nghiệphay ác nghiệp,mà chính mình đã tạo trong kiếp hiện tại,hoặc đã tạo trong những kiếp quá khứ,chắc chắn không phải do một ai khác, mà do chính ác nghiệp của mình đến thời kỳ cho quả, không đáng hài lòng.

Trong đời sống của mỗi chúng sinh nói chung, con người nói riêng, chắc chắn đã từng tạo mọi ác nghiệp từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ cho đến kiếp hiện tại, khi ác nghiệp cho quả khổ,chủ nhân của ác nghiệp nên cam tâmnhẫn nại chấp nhận quả khổ, thì nỗi khổ tâm không phát sanh. Nếu có thái độ không muốn chấp nhận quả khổ của ác nghiệp do chính mình đã tạo, mà phải thọ hưởng thì làm cho mình càng khổ tâm nhiều mà thôi.

Thật ra, công minh mà xét, chắc chắn không có một ai bỗng dưng đối xử xấu, làm khổ mình được! Quả khổ phải phát sanh từ nhân, nhân ở đây chính là ác nghiệp, mà mình đã tạo trong quá khứ, nay đến thời kỳ có cơ hội cho quả, nên xui khiến người khác đối xử xấu, làm khổ mình. Nên có trí tuệ suy xét rằng: "nếu mình không từng tạo ác nghiệp như thế ấy, thì nay chắc chắn không có một nhân duyên nào xui khiến họ đối xử xấu, làm khổ mình như thế này".

Tất cả quả khổ không đáng hài lòng, chắc chắn do ác nghiệp. Vậy, không muốn quả khổ như vậy, thì chỉ nên tránh xa mọi ác nghiệp mà thôi.

Được tái sanh làm người chắc chắn do dục giới thiện nghiệp cho quả, không phải do ác nghiệp. Một khi đã tái sanh được làm người rồi; ác nghiệp vẫn có cơ hội cho quả khổ. Cho nên, có số người phải chịu bao nhiêu nỗi khổ đau, cũng chỉ vì ác nghiệp cho quả mà thôi, không phải ai muốn làm khổ mình được.

B- Tác ý thiện (kusalacetanā).

Tác ý thiện tạo 4 loại thiện nghiệp:

1- Dục giới thiện nghiệp.

- Tác ý thiệnđồng sanh với 8 đại thiện tâm, tạo nên dục giới thiện nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, có 3 loại thiện nghiệp:

Thân thiện nghiệpcó 3 loại: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, đó là chánh nghiệp.

Khẩu thiện nghiệpcó 4 loại: không nói dối, mà nói lời chân thật; không nói lời đâm thọc chia rẽ, mà nói lời hòa thuận; không nói lời thô tục, mà nói lời êm dịu; không nói lời vô ích, mà nói lời có ích, đó là chánh ngữ.

Ý thiện nghiệpcó 3 loại: không tham lam, mà hay bố thí; không thù hận, mà có tâm từ; không tà kiến, mà có chánh kiến.

Đó là 10 thiện nghiệp cho quả an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai.

- Tác ý thiệnđồng sanh với 8 đại thiện tâm tạo nên 10 phước thiện như sau:

Bố thí: đem của cải, sự hiểu biết của mình đem bố thí, ban bố, phân phát cho người khác, chúng sinh khác với thiện tâm tế độ, giúp đỡ.

Giữ giới:giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi tội ác.

Hành thiền:tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, để cho tâm an tịnh, trí tuệ sáng suốt.

Cung kính:cung kính những bậc đáng tôn kính như: Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Thầy Tổ, ông bà, cha mẹ, người cao tuổi....

Giúp đỡ:giúp đỡ mọi người, chúng sinh với thiện tâm.

Hồi hướng:hồi hướng phần phước thiện của mình đã tạo đến những người khác, chúng sinh khác.

Hoan hỉ:hoan hỉ phần phước thiện của người khác hồi hướng hoặc chia phước đến cho mình.

Thuyết pháp:thuyết giảng chánh pháp tế độ người thoát khỏi cảnh khổ.

Nghe pháp:lắng nghe chánh pháp, hành theo chánh pháp để giải thoát cảnh khổ.

Chánh kiến: trí tuệ thấy đúng thực tánh của các pháp.

Đó là 10 phước thiện cũng thuộc về dục giới thiện nghiệp; dục giới thiện nghiệp này cho quả trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai.

Dục giới thiện nghiệp trong 8 dục giới đại thiện tâm cho quả 2 thời:

Thời kỳ tái sanh:8 dục giới đại thiện tâm cho 9 loại quả tâm:8 dục giới đại quả tâm 1 quả thiện vô nhân tâm gọi làsuy xét tâm đồng sanh với xả,làm phận sự tái sanh cõi người và 6 cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc do thiện nghiệp của mình đã tạo.

Thời kỳ sau tái sanh: Dục giới thiện nghiệp cho quả thời kỳ sau khi đã tái sanh làm người, được tiếp nhận những đối tượng đáng hài lòng như:

- Nhãn thức tâmnhìn thấy những sắc trần, hình dáng đáng hài lòng.
- Nhĩ thức tâmnghe những thanh trần, âm thanh đáng hài lòng.
- Tỷ thức tâmngửi những hương trần, các mùi đáng hài lòng.
- Thiệt thức tâmnếm những vị trần, các loại vị đáng hài lòng.
- Thân thức tâmtiếp xúc những xúc trần đáng hài lòng.
- Tiếp nhận tâm,tiếp những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc đáng hài lòng.
- Suy xét tâm,suy xét những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc đáng hài lòng, v.v....

Những quả thiện vô nhân tâm này biết những đối tượng đáng hài lòng chính là quả của dục giới đại thiện tâm có thiện nghiệp, mà chính mình đã tạo trong kiếp hiện tại, hoặc đã tạo trong những kiếp quá khứ; chắc chắn không phải do một ai khác, mà do chính thiện nghiệp của mình đến thời kỳ cho quả.

Công minh mà xét, chắc chắn không có ai bỗng dưng đối xử tốt với mình, giúp đỡ, phục vụ tận tình với mình..., nên có chánh kiến thấy đúng, hiểu đúng về nghiệp là của riêng mình rằng: đó chẳng qua là thiện nghiệp của mình đã tạo đến thời kỳ cho quả có năng lực xui khiến mọi người đối xử tốt với mình, phục vụ tận tình như vậy. Nếu mình đã không từng tạo thiện nghiệp, thì chắc chắn không có nhân duyên nào xui khiến mọi người đối xử tốt với mình được.

Tất cả mọi quả an lạc đáng hài lòng, chắc chắn là do từ thiện nghiệp. Muốn được an lạc, thì chỉ nên cố gắng tạo mọi thiện nghiệp mà thôi.

2- Sắc giới thiện nghiệp.

Tác ý thiệnđồng sanh với 5 bậc sắc giới thiện tâm, tạo nên 5 bậc saéc giới thiện nghiệp cho quả an lạc trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai, cho quả thời kỳ tái sanh 16 cõi trời sắc giới.

5 bậc sắc giới thiện tâm cho quả 5 bậc sắc giới quả tâm.

Thiền sắc giới có 5 bậc, bậc thiền thiện tâm nào cho quả theo bậc thiền quả tâm ấy, tương xứng với nhau:

Đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm cho quả đệ nhất thiền sắc giới quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong 3 cõi trời của đệ nhất thiền sắc giới.

Đệ nhị thiền và đệ tam thiền sắc giới thiện tâm cho quả đệ nhị thiền, đệ tam thiền sắc giới quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong 3 cõi trời của đệ nhị thiền sắc giới.

Đệ tứ thiền sắc giới thiện tâm cho quả đệ tứ thiền sắc giới quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong 3 cõi trời của đệ tam thiền sắc giới.

Đệ ngũ thiền sắc giới thiện tâm cho quả đệ ngũ thiền sắc giới quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong 7 cõi trời của đệ tứ thiền sắc giới.

Cõi trời sắc giới gồm có 16 cõi, tái sanh lên cõi nào tùy theo năng lực của bậc thiền sở đắc của mình, hưởng sự an lạc và tuổi thọ lâu dài trong cõi trời ấy.

Chư phạm thiên có thể thấy nghe, chiêm ngưỡng Đức Phật và lắng nghe chánh pháp của Ngài (còn ngửi, nếm, xúc không phát sanh).

3- Vô sắc giới thiện nghiệp.

Tác ý thiệnđồng sanh với 4 bậc vô sắc giới thiện tâm, tạo nên 4 bậc vô sắc giới thiện nghiệp, cho quả an lạc trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai, cho quả tái sanh trong 4 cõi trời vô sắc giới.

4 bậc vô sắc giới thiện tâm cho quả 4 bậc vô sắc giới quả tâm.

Thiền vô sắc giới có 4 bậc, bậc thiền thiện tâm nào cho quả theo bậc thiền quả tâm ấy.

Đệ nhất thiền vô sắc thiện tâm gọi là Không vô biên xứ thiện tâm, cho quả Không vô biên xứ quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong cõi Không vô biên xứ thiên.

Đệ nhị thiền vô sắc thiện tâm, gọi là Thức vô biên xứ thiện tâm, cho quả tái sanh Thức vô biên xứ quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong cõi Thức vô biên xứ thiên.

Đệ tam thiền vô sắc thiện tâm, gọi là Vô sở hữu xứ thiện tâm cho quả Vô sở hữu xứ quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong cõi Vô sở hữu xứ thiên.

Đệ tứ thiền vô sắc thiện tâm gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện tâm, cho quả Phi tưởng phi phi tưởng xứ quả tâm, tái sanh làm phạm thiên trong cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.

Cõi trời vô sắc giới có 4 cõi, tái sanh lên cõi nào tùy theo năng lực của bậc thiền sở đắc của mình, hưởng sự an lạc và tuổi thọ lâu dài trong cõi trời ấy.

4- Siêu tam giới thiện nghiệp.

Tác ý thiệnđồng sanh với 4hay 20 siêu tam giới thiện tâm,cho quả không có thời gian ngăn cách (akālika),đó là siêu tam giới quả tâm.Nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh Đạo nào, liền chứng đắc Thánh Quả ấy ngay sau 1 sát na tâm.

4 siêu tam giới thiện tâm đó là 4 Thánh Đạo Tâm.
4 siêu tam giới quả tâm đó là 4 Thánh Quả Tâm tương xứng với nhau:

4 Thánh Đạo Tâm --> 4 Thánh Quả Tâm

1- Nhập Lưu Thánh Đạo Tâm --> 1- Nhập Lưu Thánh Quả Tâm.
2- Nhất Lai Thánh Đạo Tâm --> 2- Nhất Lai Thánh Quả Tâm.
3- Bất Lai Thánh Đạo Tâm --> 3- Bất Lai Thánh Quả Tâm.
4- A-ra-hán Thánh Đạo Tâm --> 4- A-ra-hán Thánh Quả Tâm.

Thiện Tâm

Thiện tâm có 4 loại:

Dục giới thiện tâm.
Sắc giới thiện tâm.
Vô sắc giới thiện tâm.
Siêu tam giới thiện tâm.

Trong 4 loại thiện tâm này, sắc giới thiện tâm, vô sắc giới thiện tâm siêu tam giới thiện tâm chắc chắn có đầy đủ tam thiện nhân: vô tham, vô sân, vô si(trí tuệ).

Riêng dục giới thiện tâm8 tâmgọi là 8 đại thiện tâmchia 2 loại:

- 4 dục giới thiện tâm hợp với tríthì có đầy đủ tam thiện nhân: vô tham, vô sânvô si(trí tuệ).
- 4 dục giới thiện tâm không hợp với tríthì chỉ có nhị thiện nhân: vô tham vô sân(không có vô si = trí tuệ).

Do nguyên nhân nào dục giới thiện tâm có đủ tam nhân hoặc chỉ có nhị nhân?

Do tác ý thiện tâm(kusalacetanā)khi đang tạo thiện nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, hoặc làm phước thiện bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ.... Khi đang tạo thiện nghiệp, phước thiện nào với thiện tâm hợp với trí tuệ, hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình (kammassakatañāṇa)hoặc trí tuệ thiền tuệ (vipassanāñāṇa),do đó, dục giới thiện tâm ấy có đủ tam nhân: vô tham, vô sân và vô si (trí tuệ), thiện tâm này còn gọi là đại thiện tâm hợp với trí(mahākusalañāṇasampayuttacitta)có 4 tâm.

Tác ý thiện tâm khi đang tạo thiện nghiệp, phước thiện nào với thiện tâm không hợp với trí tuệ, không hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình, hoặc không có trí tuệ thiền tuệ, do đó, dục giới thiện tâm ấy chỉ có nhị nhân: vô tham vô sân(không có vô si). Thiện tâm này còn gọi là đại thiện tâm không hợp với trí(mahākusalañāṇavippayuttacitta)có 4 tâm.

Dục giới thiện tâm theo tác ý

Mọi thiện nghiệp, mọi phước thiện như bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ.. ṭhường trải qua ba giai đoạn tác ý:

1- Pubba cetanā:tác ý trước khi tạo thiện nghiệp.
2- Muñca cetanā:
tác ý đang khi tạo thiện nghiệp.
3- Apara cetanā:
tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong.

Mỗi giai đoạn tác ý có một năng lực đặc biệt, đóng một vai trò quan trọng tạo nên thiện nghiệp và cho quả đặc biệt của thiện nghiệp ấy.

- Muñca cetanā:tác ý đang khi tạo thiện nghiệpđóng vai trò quan trọng để tạo nên thiện nghiệp trong thiện tâm có tam nhân haythiện tâm có nhị nhân.

Nếu tác ý thiện tâmđang khi tạo thiện nghiệp, phước thiện nào như: bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ... với đại thiện tâm hợp với trí tuệ hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình, hoặc trí tuệ thiền tuệ, thì chắc chắn đại thiện tâm ấy có đủ tam nhân: vô tham, vô sân và vô si (trí tuệ), gọi là đại thiện tâm hợp với trí hay gọi tam nhân thiện tâm.

Nếu tác ýthiện tâmđang khi tạo thiện nghiệp, phước thiện nào như bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ... với đại thiện tâm không hợp với trí tuệ, không hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình, không có trí tuệ thiền tuệ, do đó, đại thiện tâm ấy chỉ có nhị nhân: vô tham và vô sân (không có vô si), gọi là đại thiện tâm không hợp với trí hay gọi nhị nhân thiện tâm.

Tam nhân thiện tâm và nhị nhân thiện tâm, mỗi loại thiện tâm có hai bậc:

1- Ukkaṭṭhakusala: thiện tâm bậc cao.
2- Omakakusala: thiện tâm bậc thấp.

1- Thiện tâm bậc cao như thế nào?

Mỗi khi tạo thiện nghiệp, phước thiện nào như bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ... với tác ý thiện tâm trước khi tạo thiện nghiệp, tác ý đang khi tạo thiện nghiệp và tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong, thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, do đó, thiện tâm này dầu là tam nhân thiện tâm hoặc nhị nhân thiện tâm gọi là thiện tâm bậc cao(ukkaṭṭhakusala).

2- Thiện tâm bậc thấp như thế nào?

Mỗi khi tạo thiện nghiệp, phước thiện nào như bố thí, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ... với tác ý thiện tâm trước khi tạo thiện nghiệp, đang khi tạo thiện nghiệp, sau khi đã tạo thiện nghiệp xong, với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não, do đó, thiện tâm này dầu là tam nhân thiện tâm hoặc nhị nhân thiện tâm, gọi là thiện tâm bậc thấp(Omakakusala).

Phân loại thiện tâm theo bậc

Tam nhân thiện tâm và nhị nhân thiện tâm, mỗi thiện tâm có hai bậc.

Tam nhân thiện tâm bậc cao.
Tam nhân thiện tâm bậc thấp.

Nhị nhân thiện tâm bậc cao.
Nhị nhân thiện tâm bậc thấp.

- Do nguyên nhân chính nào mà phân loại thiện tâm bậc cao – bậc thấp?

Tác ý thiện tâm sau khi đã tạo thiện nghiệp xong là nguyên nhân chính, đóng vai trò quan trọng để phân loại thiện tâm bậc cao – thiện tâm bậc thấp.Bởi vì, tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong, đã hoàn thành xong thiện nghiệp trải qua thời gian lâu dài không hạn định, nên có nhiều năng lực hơn tác ý trước khi tạo thiện nghiệp và tác ý đang khi tạo thiện nghiệp. Như vậy, tác ý trước khi tạo thiện nghiệp, tác ý đang khi tạo thiện nghiệp, với đại thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não; nhưng tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong với đại thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não; do đó, thiện tâm ấy thuộc loại thiện tâm bậc cao.

Tác ý trước khi tạo thiện nghiệp, tác ý đang khi tạo thiện nghiệp với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não; nhưng tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não; do đó thiện tâm ấy thuộc loại thiện tâm bậc thấp.

Quả của 4 loại thiện tâm

Tam nhân thiện tâm, nhị nhân thiện tâm có quả tâm khác biệt nhau. Và thiện tâm bậc cao – thiện tâm bậc thấp cũng có quả tâm khác biệt nhau như sau:

- Quả của tam nhân thiện tâm bậc caocho quả hai thời kỳ:

Thời kỳ tái sanh (paṭisandhikāla):4 đại quả tâm hợp với trí tuệ,khi tái sanh làm người, là người có đủ tam nhân: vô tham, vô sân và vô si (trí tuệ) gọi là hạng người tam nhân(tihetukapuggala: người có quả tâm tái sanh hợp đủ 3 nhân: vô tham, vô sân, vô si)có trí tuệ sáng suốt, hạng người cao quý, hoặc tái sanh làm chư thiên có trí tuệ trong cõi trời dục giới, là hạng chư thiên cao quý, có nhiều oai lực.

Thời kỳ sau khi đã tái sanh(pavattikāla):có 8 đại quả tâm và 8 quả thiện vô nhân tâm, gồm có 16 quả tâm,thường tiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đáng hài lòng, ít có đối tượng không đáng hài lòng.

- Quả của tam nhân thiện tâm bậc thấpnhị nhân thiện tâm bậc caocho quả hai thời kỳ:

Thời kỳ tái sanh:4 đại thiện tâm không hợp với trí tuệ,khi tái sanh làm người chỉ có nhị nhân: vô tham và vô sân (không có vô si) gọi là hạng người nhị nhân(dvihetukapuggala: người có quả tâm tái sanh hợp với 2 nhân: vô tham, vô sân) không có trí tuệ, hạng người trung bình; hoặc tái sanh làm chư thiên có nhị nhân, không có trí tuệ, trong cõi trời dục giới, không có nhiều oai lực.

Thời kỳ sau khi đã tái sanh: 4 đại quả tâm không hợp với trívà 8 quả thiện vô nhân tâm, gồm có 12 quả tâm,thường tiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trung bình, không đặc biệt.

- Quả của nhị nhân thiện tâm bậc thấpcho quả hai thời kỳ:

Thời kỳ tái sanh: 1 quả thiện vô nhân tâm gọi làsuy xét tâmđồng sanh với xả, tái sanh làm hạng người vô nhân [*] (ahetukapuggala: người có quả tâm tái sanh không có nhân nào),là hạng người câm, điếc, đui mù, mất trí (điên) từ trong bụng mẹ, hoặc tái sanh làm chư thiên bậc thấp nhất (vinipātika asurā)trong cõi trời Tứ đại thiên vương, loại chư thiên không có oai lực, thường hay quấy nhiễu người kém phước đức.

[*] Hạng người vô nhân là người khi tái sanh bằng quả thiện vô nhân tâm, là tâm không có nhân (không có vô tham, vô sân, vô si).

Thời kỳ sau khi đã tái sanh:có 8 quả thiện vô nhân tâm thường tiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tầm thường nhất.

Tác Ý Sau Aparacetanā là Aparāparacetanā

Trong Chú giải còn khai triển aparacetanā: tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong, thêm một thời kỳ nữa gọi là aparāparacetanā:tác ý phát sanh sau tác ý aparacetanā.

Aparāparacetanā:là tác ý phát sanh sau tác ý aparacetanā (tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong) sau nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm... mỗi khi niệm tưởng đến phước thiện bố thí, phước thiện giữ giới, phước thiện tiến hành thiền định, phước thiện tiến hành thiền tuệ... mà mình đã từng tạo phước thiện ấy từ trước.

Mỗi khi niệm tưởng đến phước thiện ấy, tác ý phát sanh sau aparacetanā gọi là aparāparacetanā với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm phát sanh sau sau ấy thuộc về thiện tâm bậc cao.

Mỗi khi niệm tưởng đến phước thiện ấy, tác ý phát sanh sau aparacetanā gọi là aparāparacetanā với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm phát sanh sau sau ấy thuộc về thiện tâm bậc thấp.

Phân loại thiện tâm theo aparacetanā và aparāparacetanā

Aparācetanā:là tác ý phát sanh sau khi đã tạo thiện nghiệp xong.

Aparāparacetanā: là tác ý phát sanh sau aparacetanā.

Thiện tâm bậc cao hoặc thiện tâm bậc thấp tùy thuộc vào aparacetanā aparāparacetanā là chính.

Để dễ phân biệt 2 loại tác ý này, đặt tên rằng:

Aparacetanā:gọi tên là trước, chữ trướcám chỉ aparacetanā.
Aparāparacetanā:
gọi tên là sau, chữ sauám chỉ aparāparacetanā.

Như vậy, phân loại thiện tâm theo aparācetanā aparāparacetanā có 8 loại thiện tâm như sau:

1- Tam nhân thiện tâm trướcbậc cao – sau bậc cao.
2- Tam nhân thiện tâm trướcbậc cao – saubậc thấp.
3- Tam nhân thiện tâm trướcbậc thấp – saubậc cao.
4- Tam nhân thiện tâm trước bậc thấp – saubậc thấp.
5- Nhị nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc cao.
6- Nhị nhân thiện tâm trướcbậc cao – saubậc thấp.
7- Nhị nhân thiện tâm trướcbậc thấp – sau bậc cao.
8- Nhị nhân thiện tâm trướcbậc thấp – saubậc thấp.

Giải thích

Tác ý đang khi tạo thiện nghiệp (muñcacetanā)với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, gọi là tam nhân thiện tâm(tihetukakusala).

Tác ý đang khi tạo thiện nghiệp với đại thiện tâm không hợp với trí, gọi là nhị nhân thiện tâm(dvihetukakusala).

Tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong (apara-cetanā),với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, và tác ý phát sanh sau sau gọi là aparāparacetanā cũng với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm này gọi là thiện tâm trước bậc cao – sau bậc cao(ukkuṭṭhukkuṭṭhakusala).

Tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong (apara-cetanā)với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não; nhưng tác ý phát sanh sau sau gọi là aparāparacetanā với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm này gọi là thiện tâm trước bậc cao – sau bậc thấp(ukkuṭṭhomakakusala).

Tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong (apara-cetanā)với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não, nhưng tác ý phát sanh sau sau gọi là aparāparacetanā với thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm này gọi là thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc cao(omakukkaṭṭhakusala).

Tác ý sau khi đã tạo thiện nghiệp xong (apara-cetanā)với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não, và tác ý phát sanh sau sau gọi là aparāparacetanā với thiện tâm không trong sạch, bị ô nhiễm bởi phiền não. Do đó, thiện tâm này gọi là thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc thấp (omakomakakusala).

Quả của 8 loại thiện tâm

- Quả của:

Tam nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc cao.
Tam nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc thấp.

Cả hai loại thiện tâm này, xét về thiện tâm cho quả thời kỳ tái sanh thời kỳ sau khi tái sanh, giống như tam nhân thiện tâm bậc cao.

Xét về chúng sinh: người hoặc chư thiên về sắc thân hoặctâmtiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì tam nhân thiện tâm trước bậc cao – sau cũng bậc cao có quả báu cao quý, vi tế đặc biệt hơn tam nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc thấp.

- Quả của:

Tam nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc cao.
Tam nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc thấp.
Nhị nhân thiện tâm trước bậc cao – sau cũng bậc cao.
Nhị nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc thấp.

Cả 4 loại thiện tâm này, xét về thiện tâm cho quả thời kỳ tái sanh thời kỳ sau khi tái sanh,giống như tam nhân thiện tâm bậc thấp nhị nhân thiện tâm bậc cao.

Xét về chúng sinh: người hay chư thiên về sắc thân tâmtiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì tam nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc cao; nhị nhân thiện tâm trước bậc cao – sau bậc cao, có quả báu đặc biệt hơn tam nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc thấp.

- Quả của:

Nhị nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc cao.
Nhị nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc thấp.

Cả hai loại thiện tâm này, xét về thiện tâm cho quả thời kỳ tái sanh thời kỳ sau khi tái sanh giống như nhị nhân thiện tâm bậc thấp.

Xét về chúng sinh: người hay chư thiên về sắc thân tâmtiếp xúc những đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì nhị nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc cao có giá trị quả báu đặc biệt hơn nhị nhân thiện tâm trước bậc thấp – sau bậc thấp không đáng kể.

Tóm lại, phân loại các bậc thiện tâm này do năng lực của tác ý (cetanā)tạo thiện nghiệp. Cho nên, tác ýđóng vai trò hệ trọng tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, rồi phân loại các thiện tâm và quả của thiện tâm ấy do năng lực của nghiệp.Ngoài nghiệp ra, không có một Đấng Toàn Quyền, Toàn Năng nào thưởng hoặc phạt chúng sinh; nếu thật có Đấng Toàn Quyền,Toàn Năng ấy, đó chính là nghiệpcủa chính mình đã tạo, không có một ai khác.

Đức Phật dạy về nghiệp trong bài Kinh Quán Tưởng rằng:

"Kammassako’mhi kammadāyādo kamma-yoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi".

[Bộ Aṅguttaranikāya, phần Dasakanipāta, kinh Pabbajita-abhinhasutta]

"Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sanh ta ra, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta tạo nghiệp nào: là thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp (ác nghiệp) ta sẽ là người thừa hưởng quả của thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp ấy".

Tất cả của cải trong đời đều là của chung,người nào có phước thì người ấy tạm thời làm chủ, duy chỉ có nghiệp(thiện nghiệp, ác nghiệp) mới thật là của riêngmình mà thôi. Cho nên, mỗi người phải hết sức thận trọng chọn lựa cho mình mọi thiện nghiệpvà hết sức thận trọng tránh xa mọi ác nghiệp,bởi vì, chỉ có nghiệp mới thật của riêng mìnhmà thôi.

Nên có đức tin rằng:

Thiện nghiệp cho quả an lạc.
Bất thiện nghiệp (ác nghiệp) cho quả khổ.

Nên hiểu rõ rằng trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng sinh nói chung, mỗi người nói riêng phải biết gìn giữ thân, khẩu, ý cho được trong sạch, không để phiền não làm ô nhiễm.

Nên biết rằng mỗi khi hành động bằng thân, hoặc nói bằng khẩu hoặc nghĩ bằng ý, với tác ý thiện, thì tạo nên thiện nghiệp; với tác ý bất thiện, thì tạo nên bất thiện nghiệp hoặc ác nghiệp.

Thiện nghiệp sanh trong thiện tâm, bất thiện nghiệp hoặc ác nghiệp sanh trong bất thiện tâm hoặc ác tâm. Khi thiện tâmphát sanh thì ác tâm không sanh; khi ác tâmphát sanh thì thiện tâm không sanh, chỉ trừ khi nằm ngủ say không có mộng,khi ấy mới thật không có thiện tâm, cũng không có ác tâm, vì lúc ấy chỉ có quả tâmmà thôi; còn như nằm ngủ thấy mộngrõ ràng như thật, lộ trình tâm mộngấy có thể là thiện tâm, hoặc bất thiện tâm (ác tâm), song tác ý thiện tâmhoặc bất thiện tâmtrong khi mộng không có năng lực như tác ýlúc tỉnh ngủ. Cho nên, thiện tâm hay bất thiện tâm (ác tâm) trong lộ trình tâm mộng không có khả năng cho quả thời tái sanh, nếu có chỉ cho quả thời kỳ sau khi đã tái sanh rồi.

Vì vậy, mỗi khi chúng ta chủ động tạo nghiệp, thì nên cố gắng tạo thiện nghiệp, với thiện tâm hợp với trí tuệ, trong sạch hoàn toàn suốt 3 giai đoạn: trước khi tạo thiện nghiệp, đang khi tạo thiện nghiệp và sau khi đã tạo thiện nghiệp xong, không bị ô nhiễm bởi phiền não, để có được tam nhân thiện tâm bậc cao nhất, quả báu cao nhất.

Nhận Xét Về Nghiệp

Quả của nghiệp(kammaphala) là một trong bốn pháp "bất khả tư nghì" (acinteyya)không thể suy nghĩ, tư duy về quả này là do nghiệp nào, v.v.... Người Phật tử có đức tin chân chánh nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, tin rằng:

Thiện nghiệp cho quả an lạc. Bất thiện nghiệp hoặc ác nghiệp cho quả khổ.

Hay nói cách khác: Sự an lạc là quả của thiện nghiệp. Sự khổ não là quả của ác nghiệp.

Và có chánh kiến sơ đẳng gọi kammassakatā-sammādiṭṭhi: chánh kiến thấy đúng, hiểu đúng thiện nghiệp, bất thiện nghiệp (ác nghiệp) đã tạo rồi là của riêng mình không liên quan đến người khác.

Thật vậy, mỗi chúng sinh có nghiệp riêng của mình; như khi tác ý thiện nghiệp, mỗi người đều khác nhau, cho nên, quả của nghiệp cũng khác nhau. Dù hai người sinh đôi, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, xét về thân thểcó phần giống nhau, song xét về tâm tánhthì không giống nhau, do bởi mỗi người mỗi nghiệp.

- Xét về nghiệplà của riêng mình, không liên quan đến người khác, nghĩa là: người nào tạo thiện nghiệpnào, nếu thiện nghiệp ấy cho quả, người ấy hưởng được mọi sự an lạc trong cuộc đời với nhiều hình thức khác nhau, trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai lâu dài. Ngược lại, tạo ác nghiệpnào, nếu ác nghiệp ấy cho quả, người ấy phải chịu mọi sự khổ trong cuộc đời với nhiều hình thức khác nhau, trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai lâu dài.

- Xét về quả của nghiệpkhông chỉ riêng mình, mà còn ảnh hưởng đến người khác, chúng sinh khác, nghĩa là: người nào đang hưởng quả tốt của phước thiện bố thí do mình đã tạo, người ấy được giàu sang phú quý, có nhiều tiền, nhiều của, nhà cao, cửa rộng, có xe cộ... còn có chức trọng quyền cao... không chỉ riêng một mình người ấy hưởng được mọi tiện nghi, thân an lạc; mà còn nhiều người thân trong gia đình, bà con thân bằng quyến thuộc, bạn bè, thậm chí đến những người khác, chúng sinh khác cũng hưởng được mọi tiện nghi, thân an lạc trong cuộc đời của họ.

Ngược lại, người nào đang chịu quả xấu của ác nghiệp do mình đã tạo, người ấy đang chịu mọi cảnh khổ, bịnh hoạn ốm đau, những căn bệnh nan y, bại liệt..., những tội lỗi, cảnh tù đày... không chỉ riêng một mình người ấy chịu khổ, mà còn liên luỵ đến những người thân trong gia đình phải chịu khổ nữa.

Tất cả mọi chúng sinh trong ba giới [dục giới, sắc giới, vô sắc giới] gồm có 31 cõi, có 4 loài chúng sinh [thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hoá sinh]:

Những chúng sinh gọi là chư thiên cõi dục giới, phạm thiên cõi sắc giới và cõi vô sắc giới, chỉ có thiện nghiệpcó cơ hội cho quả an lạc, những chư thiên hưởng quả an lạc của phước thiện mà mình đã tạo, phạm thiên hưởng quả an lạc của bậc thiền sở đắc của mình.

Những chúng sinh cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ chỉ có ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ, những hạng chúng sinh ấy chịu quả khổ do ác nghiệp của mình đã tạo.

Có một số loài súc sanh như: chó, mèo, ngựa, voi... dầu tái sanh do quả của ác nghiệp, song sống chung với loài người, có khi thiện nghiệp của chúng đã tạo từ kiếp trước cho quả, nên chúng hưởng được quả an lạc như: có vật thực đầy đủ, có chỗ ở đàng hoàng,... thậm chí còn có người săn sóc chúng.

Riêng về con người, khi thì thiện nghiệp cho quả an lạc, khi thì ác nghiệp cho quả khổ, tuỳ theo nghiệp nào có cơ hội cho quả.

Nghiệp nào cho quả, đó là điều không sao biết trước được, chúng ta chỉ biết quả an lạc, và quả khổ hiện hữu trong cuộc đời của mỗi người khác nhau như:

- Có số người thời ấu niên được hưởng sự an lạc, đến thời trung niên và lão niên chịu khổ cực.

- Có số người thời ấu niên và thời trung niên được hưởng sự an lạc, đến thời lão niên chịu khổ cực.

- Có số người thời ấu niên, thời trung niên và thời lão niên đều được hưởng sự an lạc.

- Có số người thời ấu niên chịu khổ cực, đến thời trung niên và lão niên được hưởng sự an lạc.

- Có số người thời ấu niên và thời trung niên chịu khổ cực, đến thời lão niên mới được hưởng sự an lạc.

- Có số người thời ấu niên, thời trung niên và thời lão niên đều chịu khổ cực.

- Có số người trong cuộc sống khi thì khổ cực, khi thì an lạc...; khi thì giàu có, khi thì nghèo khổ v.v....

Tất cả mọi trường hợp như trên đều do nghiệp và quả của nghiệp, hoàn toàn không phải số phận, hay định mệnh nào an bài cả. Sự thật, chỉ do nghiệp:thiện nghiệp, ác nghiệp mà chính mình đã tạo trong kiếp hiện tại, hoặc từ nhiều kiếp quá khứ, nay đến lúc cho quả của nghiệpấy.

Nếu thiện nghiệp có cơ hội cho quả tốt lành, thì đem lại sự an lạc trong đời sống của mình.

Nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả xấu, thì đem lại sự khổ cực trong đời sống của mình.

Ngoài nghiệp và quả của nghiệp ra, không có một ai có quyền năng ban thưởng cho mình được hưởng sự an lạc, hoặc hành phạt mình phải chịu khổ cực....

Người khác và môi trường bên ngoài cũng chính do năng lực của nghiệp tạo nên để thích nghi với sự cho quả của nghiệp ấy mà thôi.

Như vậy, công minh của nghiệp mà xét :

Sự thật, người khác đối xử tốt với mình, đó chính là do nhờ năng lực của thiện nghiệp của mình đang trong thời kỳ cho quả tốt, nên khiến cho họ có thái độ, đối xử tử tế, phục vụ tận tình... để làm cho mình được hưởng mọi sự an lạc.

Và người khác đối xử xấu với mình, đó cũng chính là do năng lực của ác nghiệp của mình đang trong thời kỳ cho quả xấu, nên khiến cho họ có thái độ đối xử tệ hại, tàn nhẫn... để làm cho mình phải chịu bao nhiêu nỗi khổ cực.

Quả Của Ác Nghiệp - Thiện Nghiệp

* Quả của ác nghiệp

Quả ác nghiệp của một người có thể ảnh hưởng làm khổ đến những người gần gũi thân cận.

Ví dụ:

Tích Ngài Đại Đức Losakatissa trong câu chuyện tiền thân Losakatissajātaka [Bộ Jātaka] được tóm lược như sau:

Kiếp hiện tại của Ngài Đại Đức Losakatissa là bậc Thánh A-ra-hán, mà suốt cuộc đời của Ngài kể từ khi đầu thai vào lòng mẹ, khi sanh ra đời, cho đến khi Ngài tịch diệt Niết Bàn, thường phải chịu đói khát, chỉ có một lần trước khi tịch diệt Niết Bàn, Ngài được Đức Thầy Tế độ là Ngài Đại Đức Sāriputta đi khất thực về cho Ngài độ một lần ngon lành no đủ, nhưng không phải là món vật thực, mà là một món thuốc gọi là Catumadhura [Món Catumadhura là một món thuốc làm bằng 4 chất: bơ lỏng + mật ong + dầu mè + đường thốt nốt, được Đức Phật cho phép Sa di, Tỳ khưu có bệnh dùng thời gian sau ngọ (quá 12 giờ trưa)] phát sanh do năng lực phước thiện của Ngài Đại Đức Sāriputta. Sau khi độ xong, Ngài tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới.

Vậy, do quả của ác nghiệp nào, khiến cho Ngài phải chịu đói khát như thế?

Tiền kiếp của Ngài Losakatissa trong thời kỳ Đức Phật Kassapa, Ngài là một vị Tỳ khưu chủ chùa. Một hôm, có một vị Tăng khách là bậc Thánh A-ra-hán đến vùng ấy, người thí chủ hộ độ ngôi chùa nhìn thấy vị Tăng khách, phát sanh đức tin trong sạch nơi vị Tăng khách, để bát cúng dường vật thực xong thỉnh vị Tăng khách đến nghỉ tại ngôi chùa. Vị Tỳ khưu chủ chùa tiếp đón có vẻ không hài lòng với vị Tăng khách. Chiều hôm ấy, người thí chủ hộ độ chùa đến thăm vị khách Tăng, kính thỉnh Ngài cùng với vị Tỳ khưu chủ chùa hôm sau đến tư gia để cúng dường vật thực.

Vị Tỳ khưu chủ chùa phát sanh lòng ganh tị, nên sáng hôm sau, làm bộ dùng ngón tay đánh chuông, gõ cửa, rồi một mình đến nhà người thí chủ. Người thí chủ hỏi về vị Tăng khách, vị Tỳ khưu chủ chùa nói xấu vị Tăng khách đủ điều. Người thí chủ vốn có đức tin trong sạch nơi vị Tăng khách, nên sau khi cúng dường vật thực ngon lành đến vị Tỳ khưu chủ chùa xong, để trong bát một phần gởi về cúng dường vị Tăng khách. Trên đường đi về chùa, vị Tỳ khưu chủ chùa nghĩ rằng: "Nếu đem vật thực ngon lành này về cho vị khách Tăng ấy, thì dầu lôi y ra khỏi chùa, y cũng không chịu đi; tốt hơn, ta nên đổ bỏ bát vật thực này".Vị Tỳ khưu chủ chùa đã thực hiện ý định ấy, khi về đến chùa, không nhìn thấy vị khách Tăng nữa, vị Tỳ khưu chủ chùa hối hận việc làm tội lỗi của mình. Sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh sa đoạ vào cõi địa ngục, khi mãn nghiệp cõi địa ngục, do năng lực ác nghiệp còn dư sót, tái sanh làm dạ xoa, làm chó..., dầu được tái sanh làm người cũng trong gia đình nghèo khổ cùng cực.

Đến thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu thân của vị Tỳ khưu chủ chùa, do thiện nghiệp cho quả tái sanh làm người trong xóm 1.000 gia đình dân chài, nhưng ác nghiệp tiền kiếp của Ngài cho quả khiến 1.000 gia đình dân chài chịu cảnh đói khổ. Ông trưởng xóm dân chài đoán biết có người Kālakaṇṇī: người xúi quẩy [người xúi quẩy: người có ác nghiệp của mình cho quả, làm ảnh hưởng xấu đến người khác] trong xóm mình, nên ông chia dân trong xóm ra làm hai nhóm. Nhóm 500 gia đình có người mẹ mang thai Ngài chịu cảnh đói khổ, còn nhóm 500 gia đình kia vẫn làm ăn bình thường. Từ đó, nhóm 500 gia đình có người mẹ mang thai Ngài chia ra làm 2, mỗi nhóm 250 gia đình, và cứ thế chia làm 2, làm 2.... Cuối cùng còn 2 gia đình, lại chia làm 2 nữa, như vậy, chỉ có gia đình có người mẹ mang thai Ngài đói khổ cho đến khi đủ tháng, người mẹ sanh Ngài ra. Cha mẹ của Ngài vất vả khổ cực lắm mới nuôi Ngài lớn lên 7 tuổi. Một hôm, người mẹ dẫn Ngài đi xin ăn, trao cho Ngài một cái bát đi xin, rồi người mẹ trốn đi, bỏ Ngài một mình bơ vơ đói khổ.

Khi ấy, Ngài Đại Đức Sāriputta nhìn thấy Ngài, phát sanh tâm bi mẫn đến cứu giúp Ngài, dẫn Ngài về cho làm lễ xuất gia Sa di. Về sau, đủ 20 tuổi làm lễ nâng lên bậc Tỳ khưu. Dầu Ngài là bậc xuất gia, nhưng mỗi khi đi khất thực thường được rất ít vật thực, nên thường chịu cảnh đói khổ. Song Ngài tinh tấn tiến hành thiền tuệ chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, do nhờ pháp hạnh ba la mật từ kiếp trước. Tuy vậy, suốt cuộc đời của Ngài từ khi đầu thai, sanh ra đời, cho đến trước khi tịch diệt Niết Bàn Ngài vẫn thường chịu cảnh đói khổ, bởi do quả của ác nghiệp ngăn cản vật thực của bậc Thánh A-ra-hán.

* Quả của thiện nghiệp

Quả thiện nghiệp của một người có ảnh hưởng tốt đến nhiều người gần gũi thân cận.

Ví dụ:

Tích Ngài Đại Đức Sīvali [Bộ Aṅguttaranikāya, phần Etadagga, bộ Theragāthā] :

Ngài Đại Đức Sīvali là con của công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli xứ Koliya.

Từ khi Ngài tái sanh vào lòng mẹ, mỗi ngày công chúa Suppavāsā thường được mọi người đem lễ vật đến dâng cho bà nhiều vô kể, những lợi lộc phát sanh đến cho bà và cho những người xung quanh.

Một trường hợp hi hữu chưa từng có, đó là mẹ của Ngài mang thai Ngài suốt 7 năm vẫn bình an như thường, mỗi ngày lợi lộc mỗi tăng trưởng cho bà và những người xung quanh. Nhưng bước sang 7 ngày kế tiếp, bà cảm thấy đau khổ cùng cực bởi thai nhi.

Công chúa Suppavāsā vốn là người cận sự nữ có đức tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, vì thế bà nghĩ rằng: "trước khi chết muốn làm phước thiện bố thí đến Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng",bà thưa ý muốn ấy với phu quân.

Hoàng tử Mahāli đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, kính thỉnh Đức Thế Tôn cùng chư Đại Đức Tăng làm phước thiện bố thí theo nguyện vọng của phu nhân.

Đức Thế Tôn thấy rõ biết rõ quả ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn, Ngài chúc an lành đến công chúa và thai nhi rằng:

- Chúc công chúa Suppavāsā xứ Koliya được an lành, hạ sanh hài nhi được dễ dàng, an toàn.

Đức Thế Tôn chúc lành xong, tại cung điện, công chúa Suppavāsā hạ sanh công tử dễ dàng, như nước trong bình đổ ra, trước khi hoàng tử Mahāli về đến.

Nhìn thấy công tử mặt mày khôi ngô tuấn tú, do quả phước thiện đầy đủ của Ngài, bà cảm thấy vô cùng vui mừng, sung sướng.

Sự ra đời của Ngài làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng trong xứ Koliya dập tắt ngay sự nóng lòng lo sợ cho sanh mạng công chúa Suppavāsā và công tử, đem lại sự mát mẻ an lạc cho tất cả mọi người nên đặt tên Ngài là Sīvali: mát mẻ an lạc.

Công chúa Suppavāsā cho người đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bắt đầu từ hôm sau kính thỉnh Đức Thế Tôn cùng 500 chư Đại Đức Tăng làm phước hạnh phúc an lành sanh consuốt 7 ngày.

Công tử Sīvali sanh ra mau lớn lạ thường, biết đi, đứng, ngồi, nằm, biết ăn uống, nói chuyện; đặc biệt có trí tuệ hiểu biết thật phi thường.

Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cung điện của công chúa Suppavāsā và hoàng tử Mahāli trai Tăng suốt 7 ngày. Đến ngày thứ 7, Đức Thế Tôn truyền dạy Ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp.

Ngài Đại Đức Sāriputta thuyết pháp nói về sự khổ sanh sự tái sanh là khổ.Công tử Sīvali lắng nghe và thấu hiểu nỗi khổ sanh một cách sâu sắc, mà chính công tử đã phải chịu khổ trong bụng mẹ suốt bảy năm lẻ bảy ngày.

Khi ấy, Ngài Đại Đức Sāriputta bèn hỏi công tử Sīvali rằng:

- Này con, nằm trong bụng mẹ lâu đến 7 năm lẻ 7 ngày, con cảm thấy khổ nhiều có phải không?

- Kính bạch Ngài Đại Đức, dạ, phải! Con cảm thấy khổ nhiều lắm!

- Như vậy, con có muốn xuất gia giải thoát khổ không?

- Kính bạch Ngài Đại Đức, nếu cha mẹ con cho phép, thì con sẽ xuất gia.

Nghe thấy con mình đang nói chuyện với Ngài Đại Đức Sāriputta, công chúa Suppavāsā vô cùng hoan hỉ. Bà và hoàng tử Mahāli cho phép công tử Sīvali xuất gia, xin Ngài Đại Đức Sāriputta từ bi tế độ.

Ngài Đại Đức Sāriputta dẫn công tử Sīvali về chùa, Ngài dạy đề mục thiền định căn bản niệm thể trược trong thân;tóc, lông, móng, răng, da, và dạy pháp hành thiền tuệ để giải thoát khổ tái sanh.

Sau khi thọ giáo lời dạy của thầy tế độ, Ngài Đại Đức Sāriputta, giới tử Sīvali được Ngài Đại Đức Mahāmoggallāna bắt đầu cạo tóc, trong khi cạo tóc, giới tử Sīvali tiến hành thiền định căn bản, rồi tiến hành thiền tuệ, biết rõ khổ tái sanh của danh pháp sắc pháp, chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả; tuần tự chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với Tứ tuệ phân tích, Lục thông... trong buổi lễ cạo tóc xong, rồi giới tử Sīvali làm lễ thọ Sa di.

Kể từ ngày Đại Đức Sīvali trở thành Sa di, hằng ngày không những các hàng cận sự nam, cận sự nữ đem 4 thứ vật dụng đến cúng dường cho Ngài cùng chư Đại Đức Tăng, mà còn chư thiên, Long vương... cũng đem những thứ vật dụng cúng dường nữa.

Từ đó về sau, những thứ vật dụng phát sanh đến chư Đại Đức Tăng càng ngày càng dồi dào sung túc, mà trước đây chưa từng có.

Ngài Đại Đức Sa di Sīvali tròn 20 tuổi, làm lễ nâng lên bậc Tỳ khưu, 4 thứ vật dụng lại càng phát sanh dồi dào đến chư Tỳ khưu Tăng. Hễ mỗi khi có đoàn chư Tăng đông đảo phải đi tế độ chúng sinh từ xứ này sang xứ khác, trên con đường dài đi qua những nơi hẻo lánh, dân cư thưa thớt, hoặc không có; nhưng nếu có Ngài Đại Đức Sīvali đi cùng đoàn, thì 4 thứ vật dụng đầy đủ sung túc phát sanh đến chư Đại Đức Tăng; đều là do nhờ năng lực phước thiện của Ngài, khiến cho chư thiên hoá ra xóm làng, thị thành dân cư đông đúc cúng dường y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh đầy đủ đến chư Đại Đức Tăng. Khi đoàn chư Đại Đức Tăng đi khỏi nơi ấy, thì xóm làng kia biến mất.

Một hôm, chư Tỳ khưu hội họp bàn về Ngài Đại Đức Sīvali có nhiều tài lộc đặc biệt, không chỉ phát sanh đến Ngài, mà còn đến cả chư Tỳ khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu vị cũng vẫn đầy đủ sung túc. Thật là điều phi thường! Không những các hàng cận sự nam, cận sự nữ đem 4 thứ vật dụng đến cúng dường Ngài, mà còn có cả chư thiên, Long vương... cũng đem 4 thứ vật dụng đến cúng dường Ngài cùng tất cả chư Tỳ khưu Tăng nữa.

Chư Tỳ khưu đang bàn về tài lộc đặc biệt của Ngài Đại Đức Sīvali, khi ấy Đức Thế Tôn vừa ngự đến, bèn hỏi:

- Các con đang bàn về chuyện gì vậy?

Chư Tỳ khưu bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang bàn về quả phước thiện đặc biệt của Đại Đức Sīvali.

Nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn chủ trì buổi hội chư Tỳ khưu Tăng, tuyên dương Ngài Đại Đức Sīvali cho các hàng đệ tử biết rằng:

- Etadaggaṃ bhikkhave mama Sāvakānaṃ lābhīnaṃ yadidaṃ Sīvali.
[Bộ Aṅguttaranikāya, phần Etadagga]

Này chư Tỳ khưu, Sīvali là bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thanh Văn đệ tử của Như Lai.

Ngài Đại Đức Sīvali là bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật Gotama, đó là kết quả thành tựu nguyện vọng của Ngài đã từng phát nguyện từ thời Đức Phật Pudumuttara trong quá khứ.

Quá khứ, thời kỳ Đức Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, cách 100 ngàn đại kiếp trái đất của chúng ta, tiền thân của Đại Đức Sīvali là một người cận sự nam trong gia đình giàu có. Một hôm, đến chùa nghe Đức Phật Padumuttara thuyết pháp, khi ấy, Đức Phật Padumuttara tuyên dương một người đệ tử tên Sudassana là bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong hàng đệ tử của Ngài, người cận sự nam , tiền thân của Đại Đức Sīvali, nhìn thấy Đại Đức Sudassana, liền phát sanh thiện tâm trong sạch, có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật vị lai.

Ngay sau đó, người cận sự nam ấy đến hầu đảnh lễ, cung kính thỉnh Đức Phật cùng 500 chư Tỳ khưu Tăng đến nhà để làm phước bố thí suốt 7 ngày. Đức Phật Padumuttara làm thinh nhận lời.

Người cận sự nam ấy làm phước thiện bố thí những món vật thực ngon lành suốt 7 ngày, đến ngày thứ 7, còn cúng dường tam y đến Đức Phật cùng 500 vị Tỳ khưu Tăng, mỗi vị một bộ. Sau khi dâng tam y xong, ông đến hầu đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, phước thiện bố thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con không cầu mong gì khác hơn là muốn trở thành bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật vị lai, như ngôi vị cao quý của Đại Đức Sudassana bậc Thánh đại Thanh Văn của Đức Thế Tôn bây giờ.

Đức Phật Padumuttara dùng trí tuệ vị lai kiến minh thấy rõ nguyện vọng của vị thiện nam này sẽ thành tựu trong kiếp vị lai, nên thọ ký rằng:

- Này chư Tỳ khưu, kể từ kiếp trái đất này, trong vị lai sẽ trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất, đến kiếp trái đất Bhaddakappa, có Đức Phật Gotama [*] xuất hiện trên thế gian, khi ấy, vị thiện nam này tái sanh làm người nam trong hoàng tộc, từ bỏ nhà xuất gia, sẽ trở thành bậc Thánh đại Thanh Văn có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama, như Sudassana bậc Thánh đại Thanh Văn của Như Lai bây giờ.

[*] Từ Đức Phật Padumuttara đến Đức Phật Gotama trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất và trải qua 15 Đức Phật xuất hiện trên thế gian.

Lắng nghe lời thọ ký của Đức Phật Padumuttara, vị thiện nam vô cùng hoan hỉ tạo phước thiện bố thí 4 thứ vật dụng đến Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng đến trọn đời.

Trong vòng tử sanh luân hồi, do phước thiện cho quả được tái làm chư thiên trong các tầng trời, hoặc khi tái sanh làm người tâm thường hoan hỉ tạo phước thiện bố thí ít có người nào sánh được. Cho nên, kiếp nào cũng không hề bị sa đọa vào 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh).

Thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu thân của vị thiện nam, do thiện nghiệp cho quả tái sanh vào lòng công chúa Suppavāsa xứ Koliya như ở đoạn đầu.

Thiện nghiệp, ác nghiệp là riêng của mình, còn quả của thiện nghiệp, ác nghiệp không chỉ riêng cho mình, mà còn có ảnh hưởng đến người khác, chúng sinh khác.

Do quả ác nghiệp nào khiến cho Ngài phải chịu nằm trong bụng mẹ chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày?

Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Này chư Tỳ khưu, Sīvali phải chịu khổ do quả ác nghiệp đã tạo trong kiếp quá khứ!

Trong thời quá khứ, tiền kiếp của Sīvali là Thái tử của Đức vua trị vì kinh thành Barāṇasi, khi phụ vương băng hà, Thái tử lên ngôi vua. Lúc ấy, có Đức vua láng giềng mưu toan kéo quân đến chiếm thành Barāṇasi, trên đường tiến quân, vị vua ấy lập doanh trại cho quân nghỉ đêm.

Đức vua kinh thành Barāṇasi hay tin, bèn bàn tính với Hoàng thái hậu tìm cách ngăn cản quân xâm lược, rồi đem quân vây quanh doanh trại quân địch. Vây chặt các cửa doanh trại suốt 7 ngày đêm không cho một ai ra vào được.

Khi ấy, Đức vua kinh thành Barāṇasi ngự đến nghe Đức Phật Độc Giác thuyết giảng về thiện pháp, ác pháp; Đức Phật Độc Giác khuyên dạy mọi người không nên tạo ác nghiệp, để tự làm khổ mình, khổ người; nên cố gắng tạo thiện nghiệp để đem lại sự an lạc cho mình, cho người.

Sau khi nghe pháp xong, Đức vua hiểu rõ ác nghiệp, thiện nghiệp, nên liền truyền lệnh mở vòng vây doanh trại quân địch, thả cho vị vua nước láng giềng và quân lính trở về đất nước họ.

Đức vua kinh thành Barāṇasi sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh đoạ vào địa ngục, chịu khổ suốt thời gian lâu dài. Nay kiếp hiện tại này, do thiện nghiệp cho quả tái sanh vào lòng công chúa Suppavāsā, là hậu thân của bà Hoàng thái hậu ở tiền kiếp đã đồng tình với vương nhi vây hảm doanh trại kẻ thù. Do quả của ác nghiệp quá khứ còn dư lại, nên khiến cho Ngài Đại Đức Sīvali và công chúa Suppavāsā cùng chịu khổ trong suốt 7 năm lẻ 7 ngày.

Đức Phật dạy về nghiệp và quả của nghiệp bằng bài kệ rằng:

"Yādisaṃ vapate bījaṃ,
Tādisaṃ harate phalaṃ.

Kalyāṇakārī kalyāṇaṃ,
Pāpakārī ca pāpakaṃ".

[Bộ Samyuttanikāya, phần Sagāthavagga]

Người nào gieo hạt giống thế nào,
Người ấy gặt quả như thế ấy.

Người hành thiện, thì được quả thiện.
Người hành ác, thì được quả ác.

Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, ai ai cũng thích sự an lạc, chán ghét sự khổ;mà sự an lạc, sự khổ đó là quả(không phải nhân), nên không có quyền chọn lựa.

Nên biết rằng: sự an lạc là quả của thiện nghiệp, sự khổ là quả của ác nghiệp.

Như vậy, thiện nghiệp, ác nghiệp là nhân(không phải quả)nên có quyền chọn lựa.

Con người có quyền chủ độngchọn lựa tạo thiện nghiệphoặc ác nghiệp; một khi đã tạo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp nào rồi, thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đến thời kỳ, có cơ hội cho quả của chúng; con người hoàn toàn bị độngphải chấp nhận, mà không có quyền phủ nhận, bởi vì chính mình là người thừa hưởng quả của nghiệp ấy.

Như vậy:

- Thích sự an lạc(thích hưởng quả)thì phải biết thích tạo mọi thiện nghiệp (gieo nhân).

- Chán ghét sự khổ(không thích quả)thì phải biết chán ghét, không tạo mọi ác nghiệp (không gieo nhân).

Bởi vì, sự công minh của nghiệp không thiên vị một ai cả, dầu là Đức Phật hoặc chư bậc Thánh A-ra-hán.

Theo quan niệm Phật giáo "còn nghiệp thì còn tái sanh luân hồi"không hoàn toàn đúng; bởi vì, bậc Thánh A-ra-hánvẫn còn nghiệp cũ,nhưng sau khi tịch diệt Niết Bàn (chết) không còn tái sanh kiếp nào khác nữa.

Nên hiểu đúng là: "còn phiền não tham ái, thì còn tái sanh luân hồi".Cho nên, bậc Thánh A-ra-hán đã diệt đoạn tuyệt mọi tham ái, mọi phiền não không còn dư sót, đến khi Ngài hết tuổi thọ, đồng thời cũng là lúc tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới; mặc dầu nghiệp cũ của Ngài vẫn còn, nhưng tất cả nghiệp ấy đều trở thành vô hiệu quả (ahosikamma).

Tất cả mọi thiện nghiệp, mọi ác nghiệp không nhất thiết đều phải cho quả cả thảy. Thiện nghiệp nào, ác nghiệp nào có cơ hội, có năng lực, có đầy đủ nhân duyên, thì thiện nghiệp ấy, ác nghiệp ấy mới có cơ hội cho quả. Còn thiện nghiệp, ác nghiệp nào không có đủ nhân duyên; thì thiện nghiệp, ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả.

Nhân duyên chính đó là tham ái.Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tham ái, đến khi tịch diệt Niết bàn (chết), tham ái dẫn dắt tái sanh kiếp sau không còn nữa, nên chấm dứt khổ sanhlà giải thoát mọi cảnh khổ già, khổ bệnh, khổ chết, mới có sự an lạc tuyệt đối, như Đức Phật dạy:

"Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ".
"Niết bàn an lạc tuyệt đối".


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2024(Xem: 1204)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu". Thế Tôn cười, cho đệ tử cao đầu ông ta và ban cho y bát. Hôm sau tỉnh rượu ông say nầy sợ quá, bỏ trốn đi về nhà. Chư Tỳ Kheo thắc mắc, bàn tán với nhau : Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia? - Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này. Thế là họ kéo nhau đến hương thất đức Phật, bạch hỏi: - Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Đấng Thiện Thệ giải rõ cho chúng con.
01/06/2021(Xem: 4499)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/04/2020(Xem: 4292)
Hạt Gạo Nghĩa Tình
25/04/2020(Xem: 6317)
Sáng hôm nay chúng con, chúng tôi lại tiếp tục lên đường gieo hạt từ tâm giai đoạn India vẫn còn cách ly và phong tỏa. Như trước đây chúng con, chúng tôi đã trình bày, nhờ hồng ân đức Phật nên những vùng thuộc Phật tích như Bồ Đề Đao Tràng- Nalanda, những nơi thuộc Phật tích của tiểu bang Bihar đến thời điểm này vẫn chưa có ca nhiễm CoVi nào, do vậy mà chính quyền sở tại đã cho phép, và nhiệt tình cho Cảnh sát ủng hộ chúng con chúng tôi trong việc phát chẩn cho dân nghèo tại đây trong tình trạng LockDown quá dài ngày.. Xin tường trình một số hình ảnh cùng chư Tôn đức và chư thiện hữu đã nhiệt tâm hỗ trợ cho chương trình phát chẩn này khi vừa mới nghe tin nạn đói xảy ra tại Ấn. Chúng con, chúng tôi cảm niệm sâu xa những tấm chân tình của chư Tôn Đức, của hàng Phật tử 4 phương đã gửi tình thương về xứ Phật trong thời buổi nhiều hoạn nạn này.. Buổi phát quà cho 294 hộ nghèo thực hiện tại 3 ngôi Làng có tên Sujata- Neema và Hathiyar- thuộc quận Bodhgaya- Thành phần quà tặng cho
15/03/2020(Xem: 5706)
Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước thân kính! Là hành giả học Phật, trong tâm khảm của mỗi chúng ta đều phải lấy Hiếu Đạo làm nền tảng. Bậc Cổ Đức dạy: "Tâm Hiếu là Tâm Phật. Hạnh Hiếu là hạnh Phật. Phật Giáo coi trọng Hiếu xuất thế gian. Là người con Phật chúng ta phải làm cách nào, phương tiện ra sao để cho Cha Mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Như vậy mới được coi là chí hiếu đích thực. Đây là quan điểm Hiếu Đạo cao tột, khác hẳn với những quan điểm Hiếu ở thế gian. Xuất gia học Phật, trưởng dưỡng đời sống tâm linh của Cha Mẹ thì khi ấy ta mới sống trọn vẹn được với niềm Hiếu Đạo. Tinh thần Báo Hiếu được xuất phát từ gương hiếu hạnh cứu thân mẫu của Tôn Giả Mục Kiền Liên được chép lại trong Kinh Vu Lan Bồn. Kinh dạy rõ về ân nghĩa song thân, phương pháp báo hiếu và nhân quả tất yếu của Đạo Phật.
07/11/2019(Xem: 10140)
Các Ngày Âm Lịch: Kỷ Hợi (2019), Canh Tý (2020), Tân Sửu (2021), Nhâm Dần (2022), Quý Mẹo (2023), Giáp Thìn (2024), Ất Tỵ (2025), Bính Ngọ (2026) Buddhist Lunar calendar from 2019-2026 (Cảm ơn chị Mỹ Lý Nhật Dung đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức bản đối chiếu âm lịch này)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]