Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng

19/11/202016:10(Xem: 16497)
187. Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm (778-897) Đời thứ 4 sau Lục Tổ Huệ Năng




Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài 187 về Thiền Sư Triệu Châu Tùng Thẩm ( 778 - 897 ). Ngài thuộc đời thứ tư sau Lục Tổ Huệ Năng.
Ngài là một trong những thiền sư nổi tiếng để lại dấu ấn trong đời tu học và giáo hoá. Ngài ngộ đạo sớm lúc 18 tuổi và trải qua 40 năm đào luyện nội tâm với Sư phụ Nam Tuyền Phổ Nguyện.

Khi Sư Phụ viên tịch, Ngài lên đường hành khước, vấn đạo và pháp chiến với 80 thiền sư khác trong 40 năm kế tiếp. Khẩu khí của ngài để lại cho đời là "Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy họ".


Ngài xuất gia từ thuở bé ở chùa Hỗ Thông nơi làng của Ngài. Sau khi thọ giới Sa di, Ngài xin SP lên đường tới tham học với Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện, và gặp TS đang nằm nghỉ trong phương trượng.


TS Nam Tuyền hỏi :”vừa rời từ đâu tới”
Ngài thưa :”vừa rời đoan tượng tới”
Sư Phụ giải thích :”đoan là nghiêm trang, tượng là con voi”.
TS Nam Tuyền hỏi :”có thấy đoan tượng chăng?”
Ngài thưa :”không thấy đoan tượng nhưng chỉ thấy Như Lai nằm”.
TS Nam Tuyền ngồi dậy hỏi :”con là sa đi có chủ hay là sa di không có chủ?”.
Ngài thưa là có chủ. TS Nam Tuyền hỏi, chủ ở chỗ nào?
Ngài chấp tay thưa :”giữa mùa đông gió rét, ngưỡng mong tôn thể của Hoà thượng được muôn Phước”.
TS Nam Tuyền thầm khen ngợi và gật đầu cho vào chúng tu học.

Năm Ngài 18 tuổi, Ngài hỏi TS Nam Tuyền :”Thế nào là đạo”. TS trả lời :”Tâm bình thường là đạo”. 

Ngài hỏi Sư Phụ Nam Tuyền: "Thế nào là Đạo?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là Đạo".
Ngài hỏi: "Con có thể hướng đến "đạo ấy" không?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Nghĩ tìm đến đạo là trái."
Ngài lại hỏi: "không nghĩ suy về đạo thì làm sao biết được Đạo?"
Sư Phụ Nam Tuyền đáp: "Đạo không thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô ký (vô minh). Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, [Đạo] như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể gượng nói là phải là quấy."
Ngài nghe những lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, liền sụp lạy và tạ ơn Sư phụ.


Sư phụ giải thích " tâm bình thường" là bên trong không dấy khởi vọng niệm, bên ngoài không vướng nhiễm các pháp. Giữ được tâm bình thường ấy là đạt đến đạo, đạo ở đây chính là điểm đến cuối cùng của Phật Giáo,  điểm đến đó là cắt đứt sanh tử luân hồi, mọi hành giả không cần phải đi xa để tầm đạo và cái đạo ấy có mặt ngay bây giờ và tại đây, nếu hành giả nhận ra được.

Ngài Triệu Châu sau khi thấy Tánh rồi, hỏi sp Nam Tuyền tiếp tới phải làm gì? Sư phụ Nam Tuyền bảo: " Đến nhà đàn việt dưới núi làm con trâu đi ".

Ngài cảm tạ Sư Phụ đã chỉ dạy và được Sư phụ Nam Tuyền khen ngợi "Đêm qua canh ba trăng soi cửa".

Sư phụ giải thích "làm con trâu dưới núi " là bản nguyện " biến nhập trần lao tác Phật sự", chứng ngộ rồi phải xuống núi để hóa độ chúng sanh.
"Đêm qua canh ba trăng soi cửa" lời khen kỳ đặc của thiền sư, ý nói giữa đêm tối vô minh sanh tử mà có trăng sáng Phật tánh soi vào cửa sổ của lòng mình, đời mình đã thay đổi từ nay trở đi.


TS Triệu Châu có giai thoại uống trà rất nổi tiếng. Một vị tăng đến hỏi đạo, Ngài bảo uống trà đi, hỏi câu thứ nhì rồi câu thứ ba, Ngài vẫn bảo uống trà đi.

Sư phụ giải thích "uống trà đi" là thiền ngữ xuống lệnh cho hành giả "bặt dứt vọng niệm", chỉ có uống trà, thưởng thức vị trà và không còn gì nữa cả, không hỏi không đáp, không phải, không trái, không nhị biên, giữ chánh niệm trong giờ phút bây giờ và ở đây.


Năm 897, ngày 2 tháng 11, Ngài có chút bệnh, nằm nghiêng bên phải an nhiên thị tịch, thọ thế 120 tuổi.

Bạch Sư Phụ, chúng con kính tri ơn SP dày công biên soạn đến nay đã tới 187 bài pháp thoại về chư vị Tổ Sư, Thiền Sư; cuộc đời tu tập và hành đạo của mỗi vị như một huyền thoại, lung linh kỳ ảo đối với phàm phu tâm của chúng con. Chúng con xin phát nguyện tu tập để đạt được “Tâm bình thường là đạo”,  trong không vọng động, ngoài không vướng duyên, ngay đó thoát khỏi trầm luân sanh tử luân hồi, để không phụ lòng giáo hóa của quý Ngài.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
( Montréal, Canada)





187_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tung Tham (1)


KIẾN TÁNH
chỉ bước đầu để học Thiền 
Kính dâng Thầy bài thơ học pháp hôm nay với tất cả
sự thành kính tri ân những lời chỉ dạy xuyên qua thiền sử tích .. kính đa tạ, HH

Sa di có chủ khi mười tám tuổi, 
Mượn lời chúc  phước ...môn đệ Ngài Nam Tuyền . 
Kiến tánh chỉ bước đầu  tiên để học Thiền 
Thêm bốn chục năm " Bình thường Tâm là Đạo " .


Áo nghĩa thâm sâu, một niệm đừng khởi tạo . 
Bên ngoài chớ vướng nhiễm mọi  pháp trần, 
Tại đây bây giờ ...Phật  chánh  điện bản thân !
Ngộ huyền chỉ  " Còn tìm nghĩ là Trật ". 


Phật là phiền não, phiền não là Phật!
" Con chó có Phật tánh " công án nổi danh, 
 Không  ....do nghiệp thức bao che quanh
Có  .... biết nghiệp dục ái ....còn cố phạm ! 


Con trâu dưới núi, "người ấy" trăng chói sáng! 
Uống trà ... chánh  niệm muôn pháp nhất như 
Tiếp khách ..thượng, trung, hạ ...ấy tâm từ, 
Tám mươi tuổi dừng vân du truyền chân pháp.


Quan Âm thiền viện thêm bốn mươi năm hạ lạp,  
Viên tịch  an nhiên .. trăm hai mươi tuổi nhiệm mầu . 
Chân Tế Đại Sư ! Tùng Thẩm Triệu Châu, 
Vi diệu, giản đơn, Tổ Sư Thiền gương mẫu !


Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2015(Xem: 4600)
Trinh Nguyễn có dịp trò chuyện với nghệ sỹ dương cầm Hoàng Phạm (ABC young performer of the year 2104), chị Trang Trần trong Ban tổ chức, bé Vivian Tạ và Jenny Trần, hai trong số những giọng hát nhỏ tuổi nhất tham gia chương trình. Its time - To Take Centre Stage Thứ bảy 31/10/2015, 7g tối Quin Hall, Caroline Chrisholm College, 204 Churchill Ave, Braybrook VIC Tất cả tiền lạc quyên trên $2 được khai thuế. Giá vé: $40 người đi làm $30 concession card $20 Học sinh Internet: tix.yt/vietvetconcert Mua vé: Cô Thiên Giang - 0413 865 756 Tài trợ hay đóng góp: Phượng Vỹ - 0412 188 920
18/10/2015(Xem: 7928)
Có lẽ trong mấy trăm ngàn công dân Úc gốc Việt chúng ta, số người hoạt động phong phú và đa dạng, đóng góp nhiều mặt cho quê hương thứ hai này trong suốt 40 năm qua như ông Lưu Tường Quang có thể nói là đếm được trên đầu ngón tay.
17/10/2015(Xem: 5854)
CT HTB số 127 - Thứ Bảy 17/10//2015. Chủ đề: Những Người Ở Tột Đỉnh Danh Lợi, Tìm Về và Nương Tựa Nơi Cửa Phật Bài viết: Những nghệ sĩ nương nhờ cửa Phật , sg Thanh Phong. Thành viên thực hiện CT: Lê Vũ, Lê Tâm, Tuyết Loan
10/10/2015(Xem: 6159)
CT HTB số 126 Thứ Bảy - 10/10//2015. Chủ đề: Phật Giáo và Khoa Học: Thiền Định Bài giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Việt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai Thành viên thực hiện CT: Khánh Tiên, Lê Vũ, Vân Lan
09/10/2015(Xem: 17818)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
03/10/2015(Xem: 8013)
Chủ đề: Xuất gia gieo duyên - Kỳ 2 Giảng Sư: Thiền Sư Khánh Hỷ Tham gia buổi Pháp Đàm: Chú Tỵ, Nguyễn Thị Minh, Long Quang, Thiện Trà, Michael, Anh Võ, Chánh Minh và chị Quí. Thành viên thực hiện CT: Chúc Hân, Vân Lan, Thanh Vũ và Mai-Nhơn.
24/09/2015(Xem: 6441)
CT HTB 124 cho thứ 7 26/09/2015. Chủ đề: Ta là ai, đã từng đến và sẽ đi về đâu? Thành viên tham gia buổi pháp đàm: Các anh chị GĐPT Vạn Hạnh Thành viên thực hiện CT: Phương Thảo
13/09/2015(Xem: 19444)
LỜI NÓI ĐẦU Câu hỏi vượt thời gian... Đời là bể khổ... Nhận diện khổ đau Những nguyên nhân sâu xa Vì sao tôi khổ Chuyển hoá khổ đau Tứ diệu đế Thực hành chân lý thứ nhất: Khổ đế Thực hành chân lý thứ hai: Tập đế Thực hành chân lý thứ ba: Diệt đế Thực hành chân lý thứ tư: Đạo đế 1. Thực hành Chánh kiến 2. Thực hành Chánh tư duy 3. Thực hành Chánh ngữ 4. Thực hành Chánh nghiệp 5. Thực hành Chánh mạng 6. Thực hành Chánh tinh tấn 7. Thực hành Chánh niệm 8. Thực hành Chánh định Trình tự thực hành
12/09/2015(Xem: 17032)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]