Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Cơm Hương Tích (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)

06/07/201305:32(Xem: 16576)
Bát Cơm Hương Tích (bài viết của TT Thích Nguyên Tạng)

batcomhuongtich



bat com huong tich-thich nguyen tang-2023


Bát Cơm Hương Tích

Bài viết của TT Nguyên Tạng
Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan







Ban Trai Soạn Trường Hạ Minh Quang năm nay cúng dường cơm nước cho khóa An Cư một cách tươm tất và trang nghiêm, ngay trong bữa cúng quá đường đầu tiên đã khiến cho tôi nhớ đến mùi thơm của bát cơm Hương Tích thuở nào.

Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua. Vậy Cơm Hương Tích là loại cơm như thế nào ?

Cơm Hương Tích, vốn là cơm lưu phạn từ cõi nước Chúng Hương cách thế giới loài người chúng ta đến tận bốn mươi hai ức hằng hà quốc độ. Chuyện kể rằng, một hôm nọ, đến thăm bệnh Cư Sĩ Duy Ma Cật ở thành Tỳ Xá Ly, gần giờ ngọ trai, Tôn giả Xá Lợi Phất đã thắc mắc và khởi niệm "sắp đến giờ ăn, chưa biết các Bồ Tát sẽ thọ thực ở đâu? ". Ngài Duy Ma Cật (vốn là một vị Đại Bồ Tát ở cõi giới Diệu Hỷ của Phật Bất Động (Aksobhya), thị hiện xuống thành Tỳ Xá Ly, cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 253 cây số về hướng Bắc, để hỗ trợ cho Đức Phật Thích Ca trong công cuộc giáo hóa độ sinh) với thần thông diệu dụng biết tâm niệm đó nên nói rằng " hãy đợi giây lát, tôi sẽ đãi cho ông được bữa ăn chưa từng có ". Nói xong, Ngài Duy Ma Cật liền vào chánh định, dùng thần thông thị hiện cho đại chúng nhìn thấy cõi Phật Hương Tích. Mùi hương ở cõi nước đó vượt hơn mùi hương của trời người và các cõi Phật trong mười phương thế giới. Mọi sự, mọi vật trong cõi đó, đều dùng hương thơm tạo thành. Từ đất đai, kinh thành, lầu các, cỏ cây hoa lá… đều ngào ngạt hương thơm. Mùi hương của cơm cõi ấy tỏa ngát khắp mười phương thế giới. Lúc ấy, Phật Hương Tích cùng các Bồ Tát đang ngồi thọ trai, có các Thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, cúng dường Phật và các Bồ Tát.

Hóa Thân của Ngài Duy Ma Cật đã đến đảnh lễ Phật và thỉnh cơm lưu phạn về cúng dường cho chư vị ở thế giới này. Hóa Thân Bồ tát bay đến Cõi nước Chúng Hương và bạch Phật rằng : “Duy Ma Cật xin đảnh lễ Đức Thế Tôn và cung kính có lời hỏi thăm sức khỏe Thế Tôn, có được ít bệnh, ít não, an ổn không? Chúng con mong được xin chút cơm lưu phạn của Thế Tôn, đem về cõi giới Ta Bà để làm Phật sự. Để giúp cho những ai thích pháp nhỏ được phát tâm đi vào con đường lớn, và cũng để cho danh hiệu của Ngài được lan truyền cùng khắp”. Đức Phật Hương Tích liền dùng bát Chúng Hương đựng đầy hương phạn rồi trao cho hóa thân Bồ Tát. Hóa thân Bồ Tát thọ lãnh bát cơm xong, cùng với chín triệu Bồ Tát cõi Chúng Hương bay về cõi giới Ta Bà. Trong chốc lát đã đến nhà Duy Ma Cật. Hóa thân Bồ Tát đưa bát cơm hương phạn cho Duy Ma Cật. Mùi thơm của cơm tỏa khắp thành Tỳ Xá Ly và Đại thiên thế giới. Dân chúng trong thành ngửi được mùi hương, thân tâm an lạc, khoan khoái và tán thán việc chưa từng có. (lược theo Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, bản dịch của HT Duy Lực).

Cung qua duong-tho cua Thay Chuc Hien


Trong Kinh này còn so sánh sự khác biệt về phương pháp giáo hóa ở Cõi Phật Chúng Hương khác với cõi giới Ta Bà. Đức Phật Hương Tích không dùng ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng phương pháp "Hương trần" để giáo hóa chúng sanh, tức là chúng sanh nơi đó khi ngửi được mùi thơm huyền diệu lập tức quay về chơn tâm, nhẹ nhàng, an lạc và giác ngộ. Ngược lại thế giới Ta Bà, chúng sanh cang cường khó độ, Đức Phật Thích Ca phải dùng phương pháp đối trị tất đàn để dạy bảo, để cảnh báo họ, Ngài tùy theo căn cơ, trình độ để lựa chọn phương pháp giáo hóa. Đối với hàng Bồ Tát Ngài giảng pháp tu Lục Độ Vạn Hạnh, hàng Duyên Giác tu Mười Hai Nhân Duyên, hàng Thanh Văn giảng về pháp Tứ Đế, muốn tái sinh về các cõi trời phải tu 10 Thiện Nghiệp, muốn trở lại cõi người phải giữ Ngũ giới.. đối với hạng hạ căn độn trí, Ngài phải nói về nhân quả nghiệp báo, mang niềm vui cho người, mình sẽ được an lạc; gây đau khổ cho người, mình sẽ chịu bất hạnh, đặc biệt Ngài cảnh báo trước viễn cảnh đắng cay của những nghiệp ác do chính mình gây ra như người ưa sát hại loài vật, sẽ bị quả báo chết yểu; nếu người hay ăn trộm, sẽ bị quả báo nghèo khổ túng thiếu; nếu người mắc nợ mà cố ý không trả, sẽ bị đọa xuống làm loài cầm thú phải mang lông, đội sừng để trả nợ; nếu người hay nóng giận, sẽ bị quả báo với khuôn mặt xấu xí ….tất cả đều là phương tiện giáo hóa, nhưng cách giáo hóa ở thế giới Ta Bà này phải sử dụng loại ngôn ngữ nặng nề hơn so với cõi nước Chúng Hương kia.

Trong câu chuyện còn mô tả loại cơm thơm này đã được xông ướp bằng "hương Đại bi" của Đức Như Lai, nên có thể cung cấp cho vô số người, ăn hoài, ăn mãi mà không bao giờ sợ hết, rõ ràng cơm thơm Hương Tích là nguồn thực phẩm vô tận của Phật ban tặng, có thể giúp cứu đói cho chúng sanh trong cõi giới luân hồi sinh tử này. Đặc biệt ai ăn được loại cơm thơm này vào rồi, thân tâm sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, an lạc và tỏa hương thơm ngát.

batcomhuongtich2


Cung qua duong-tho cua Thanh Phi

Phải nói rằng, bát cơm Hương Tích này quá đẹp, một nét đẹp lung linh và kỳ tuyệt, nếu ai có đủ phước duyên sẽ có thể hưởng dụng được dễ dàng. Vì nói theo ngôn ngữ của Đại Thừa, thì Hương là mùi thơm, Tích là tích tụ. Hương Tích có nghĩa là tích tụ công đức tu hành từ hạnh đại Từ bi. Hương Đại Bi là loại hương thơm phát xuất từ tình yêu không có điều kiện đi kèm. Theo thói thường, bất cứ loại tình yêu nào trên thế gian này đều có những điều kiện vô hình kèm theo, nếu những điều kiện ấy không đáp ứng, lập tức loại tình yêu này sẽ biến mất mà thay thế bằng những dằn vặt, thù hận và khổ đau. Do đó, tình yêu có điều kiện là chấp ngã, mà chấp ngã là đau khổ, là vô minh, là luân hồi sinh tử, ngược lại tình yêu không có điều kiện là vô ngã, là đại bi tâm, mà vô ngã và đại bi tâm là thể tánh của Niết Bàn. Đây là điểm đến cuối cùng trong giáo lý của Phật Thích Ca truyền dạy trong suốt cuộc đời của Ngài, trong khi ở cõi nước Chúng Hương, lời dạy này đã trở thành chuyện bình thường như ăn cơm, uống nước. Thứ tình yêu không có điều kiện đó đã trở thành hương thơm bay vào trong không khí mà ai đó hít vào cũng cảm thấy an lạc và giải thoát. Đó là một loại hương thơm nội tâm định tĩnh, hương thơm của trí tuệ giải thoát.



Với ý nghĩa đó, cơm thơm Hương Tích ở đây không còn là thực phẩm vật chất thô thiển mà chính là pháp hỷ thực và thiền duyệt thực, là món ăn, là dưỡng chất cho tâm linh để hành giả duy trì mạng mạch, nuôi lớn Bồ Đề tâm và Đại Bi tâm. Một khi hương thơm của cơm ấy đã thấm đậm vào thân và tâm rồi thì duy trì mãi mãi, không bao giờ mất, từ đó tỏa ngát hương thơm trên lời nói, trên hành động và trên ý nghĩ, người đó xuất hiện ở đâu thì hương thơm an lạc đều tỏa ngát ở nơi đó. Trong Kinh Pháp Cú đã đề cập đến ý này: Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Và Người Xưa cũng từng phán quyết rằng: "Quế hương bất viễn thư hương viễn, thế vị vô như Đạo vị trường". Có nghĩa là hương thơm của cây quế không bay xa bằng mùi thơm của kinh sách, vị ngọt của thế gian không bền vững lâu dài bằng vị ngọt của Đạo. Rõ ràng, hương thơm của bất cứ thứ gì hữu hình bên ngoài đều vô thường, chỉ có hương thơm vô hình bên trong mới miên viễn, và niềm vui của trần gian chỉ là niềm vui xoay quanh tiền tài, danh vọng, địa vị, là thứ niềm vui huyền ảo, niềm vui theo kiểu "vui trong tham dục vui rồi khổ". Còn niềm vui và vị ngọt của Đạo thì mới dài lâu và trường cửu, đó là pháp hỷ, là niềm vui bắt nguồn từ sự tu tập, từ sự an tĩnh của nội tâm.

Xin đê đầu đảnh lễ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Bồ Tát Duy Ma Cật đã mang về cho chúng con loại hương phạn này, loại cơm Cam lộ đã nuôi dưỡng và duy trì giới thân huệ mạng của con trong vòng sinh tử luân hồi này. Xin chân thành tán thán công đức của HT Hóa Chủ Thích Minh Hiếu và Ban Trai Soạn Trường Hạ Minh Quang đã phát tâm cúng dường trai phạn trong suốt mười ngày, nhất là công đức của các vị nấu cơm cúng quá đường hằng ngày rất lớn lao, không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được. Xin hồi hướng công đức và cầu Chư Phật1- com huong tich-2 hộ cho quý vị thân tâm thường lạc và Bồ đề nguyện mãn.  (English Version)
Nam Mô Hương Tích Phật
Viết tại Trường Hạ Minh Quang, 2-7- 2013
Thích Nguyên Tạng




chen tra tao khe



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2021(Xem: 14624)
Lời chào mừng bài pháp thoại đầu tiên trở lại trong mùa đại dịch ! Trái với sự háo hức chờ đón những bài pháp thoại về các 40 thiền sư trong tông phái Lâm Tế ....như TT Thích Nguyên Tạng - Trụ Trì Tu viện Quảng Đức có hứa ( trong lời chúc Tết Tân Sửu vào mùng ba ) hôm nay tôi lại được thông báo trước hai giờ pháp thoại bắt đầu với đề tài dành cho buổi đầu tiên trở lại ... đó là “Giới thiệu sách mới”. Vì ít vào xem các trang Facebook nên khi mở máy để vào online tôi mới đọc được một tin trên trangnhaquangduc Facebook, Thầy cám ơn Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ về hai thùng sách gửi tặng từ trước Tết và tôi tự suy đoán ....có lẽ sẽ giới thiệu những tác phẩm này chăng dù chưa biết nội dung sách mới này nói gì ....?
04/03/2021(Xem: 13041)
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Hưng Hoá Tồn Tương, là đệ nhị tổ thuộc tông Lâm Tế, kế tiếp ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, vị tổ thứ sáu sau Lục Tổ Huệ Năng. Sư phụ đã sơ lược lại thứ tự các đời của chư vị Tổ Sư sau Lục Tổ Huệ Năng như sau: - Đời thứ nhất: Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng - Đời thứ hai: Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất - Đời thứ ba: Thiền Sư Bách Trượng Hoài Hải - Đời thứ tư: Thiền Sư Hoàng Bá Hy Vận - Đời thứ năm:Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền - Đời thứ sáu: Thiền Sư Hưng Hóa Tồn Tương
14/02/2021(Xem: 14719)
Kính bạch Thầy, thật xúc động hôm nay được nghe tiếng chuông đại hồng chung và lời chúc Tết của Thầy với tâm niệm mong chúng đệ tử đạt được mục đích tối thượng của người Tu. Kính dâng Thầy bài viết của con và cùng chia sẻ với bạn hữu thân mến trong DGĐQĐ . Kính chúc sức khỏe Thầy
02/02/2021(Xem: 12441)
Video clip: Công Phu Khuya Trì Tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm (Giọng tụng: HT Thích Như Điển và Tăng Chúng Chùa Viên Giác Đức Quốc)
30/01/2021(Xem: 12733)
Đức A Di Đà Như Lai 🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 32 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức A Di Đà Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ nhự sau : Khể thủ tây phương an lạc quốc Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô A Di Đà Như Lai.
30/01/2021(Xem: 12116)
Đức Cam Lồ Vương Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 22/07/2020 (2/6/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Tín vi đạo nguyên công đức mẫu Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn Thoát ly sanh tử xuất mê lưu Trực vãng niết bàn vô thượng đạo. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cam Lồ Vương Như Lai. Tín là mẹ công đức, Nuôi lớn các căn lành, Thoát khỏi dòng sinh tử, Chứng nhập đại niết bàn. Một lòng kính lạy đức Cam Lồ Vương Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
29/01/2021(Xem: 13213)
Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Sư Phụ Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 29 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Quảng Bác Thân Như Lai. Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ này như sau: Ngũ uẩn giai không thoát nghiệp trần Tùy duyên ứng hiện bách thiên thân Mộng trung ngộ mộng trùng mê mộng Thân ngoại phi thân khước thị thân. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng bác thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
28/01/2021(Xem: 10689)
Đức Ly Bố Úy Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Chuẩn bị livestream: 6.45am 29/ ĐỨC LY BỐ ÚY NHƯ LAI Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Hai, 20/07/2020 (30/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Huỳnh kim mãn nguyệt tướng Tam giới độc xưng tôn Hàng phục nhất thiết ma Nhơn thiên giai cung thủ. Nhất tâm đảnh lễ Ly Bố Úy Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
27/01/2021(Xem: 11258)
Đức Bảo Thắng Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ: Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 18/07/2020 (26/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 27/ BẢO THẮNG NHƯ LAI Mâu ni tịch tịnh quán Thị tắc viễn ly sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Bảo Thắng Như Lai. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]