- 01_Công Đức Lễ Phật
- 02_Bậc Thầy của Trời Người
- 03_Thanh Tịnh Tu Đa La (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 04_Bất Trước Tứ Sa Môn
- 05_Pháp Sư Huyền Trang
- 06_Thập Triền Thập Sử
- 07_Sám Hối Nghiệp Chướng
- 08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)
- 09_Không Chấp Bốn Tướng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 10_Tứ Hoằng Thệ Nguyện
- 11_Thập Hiệu Thế Tôn
- 12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 13_Tứ Vô Lượng Tâm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 14_Tâm Thanh Tịnh Siêu Ư Bỉ (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 15_Đức Phật Tỳ Ba Thi
- 16_Đức Phật Thi Khí
- 17_Đức Phật Tỳ Xá Phù
- 18_Đức Phật Câu Lưu Tôn
- 19_Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- 20_Đức Phật Ca Diếp
- 21_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- 22_ Đức Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
- 23_Đức Phật Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật
- 24_Đức Phật Di Lặc
- 25_Đức Đa Bảo Như Lai
- 26_Đức Bảo Thắng Như Lai
- 27_Đức Diệu Sắc Thân Như Lai
- 28_Đức Quảng Bác Thân Như Lai
- 29_Đức Ly Bố Úy Như Lai
- 30_Đức Cam Lồ Vương Như Lai
- 31_Đức A Di Đà Như Lai
- 32_Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicitta), bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng
- 33_Yếu Chỉ Kinh Hoa Nghiêm
- 34_Cốt Tủy Kinh Bát Nhã (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 35_Diệu Nghĩa Pháp Hoa Kinh (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 36_Đại Ý Kinh Niết Bàn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 37_Yếu Chỉ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bài giảng của TT Nguyên Tạng)
- 38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 39_Cảnh Giới Bất Nhị (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 40_Bồ Tát Quán Thế Âm (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 41_Phương Tiện Độ Sanh (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 42_Địa Ngục Ở Đâu ?
- 43_Đốt Xác Thân Cúng Dường *bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 44_Tốc Ly Sanh Tử
- 45_Đức Phật Dược Sư (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 46_Bồ Đề Diệu Hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 47_Bồ Tát Chuẩn Đề
- 48_Thần Chú Đại Bi (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 49_Thanh Lương Nguyệt (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 50_Linh Thứu Sơn (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 51_Hộ Pháp Vi Đà (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)
- 52_Kiết Tập Kinh Điển
- 53_Người Xuất Gia
- 54_Hồi Hướng Công Đức
- 55_Bát Nhã Tâm Kinh
- 56_Sự và Lý về Phật Đản
- 57_Phật Giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945)
- 58_Lục Tổ Huệ Năng
- 59_Thiền Sư Vô Nghiệp
- 60_Đốn Ngộ Tiệm Tu
- 61-108: Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Phật A Di Đà
Bồ Đề Diệu Hoa
Bài pháp thoại giải thích kệ 47 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ biên soạn và hành trì trong suốt quảng đời Ngài, được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày7/8/2020 giữa mùa đại dịch Covid-19.
Bồ đề diệu hoa biến trang nghiêm
Tùy sở trú xứ thường an lạc.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Dược sư lưu ly quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát ma ha tát. (1 lạy)
Hoa Tuệ-giác khắp chốn trang nghiêm.
Tùy trụ xứ thời thời an lạc.
HÒA: Một lòng kính lạy đức Đại Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu. (1 lạy)
Kính bạch Giảng Sư,
Là một người đã trì tụng kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh rất nhiều năm và nhất là đọc thần chú của 12 Đại tướng Dược Xoa nên con đã nghe bài pháp thoại có đến 4 lần để ghi chép lại yếu nghĩa của bài Tán dương tinh thần Hộ Pháp của Chư Thiên, A tu la và Dạ Xoa Đẳng đến nghe pháp rất dài....đã được Giảng Sư giới thiệu rằng: mật kệ này được trích trong kinh Lăng Già.
Con cố găng ghi chép như sau:
Lai thính pháp giai ứng chí tâm
Ủng hộ Phật Pháp sử trường tồn
Các các cần hành thể tôn giáo
Chư hữu tín đồ lai chí thử
Hoặc tại địa thượng, tại hư không
Thường ư nhân thế khởi từ tâm
Trú dạ tự thân y pháp trụ
Nguyện chư thế giới thường an ổn
Vô biên tích trí, phước quần sanh
Sở hữu tội nghiệp,tịnh tiêu trừ
Viễn ly chứng khổ quy viên tịch
Hằng dùng giới hương đồ vinh thể
Thường trì định phục dĩ tư thân
Bồ đề diệu hoa biến trang nghiêm
Tùy sở trú xứ thường an lạc.
“Trời, A-tu-la, Dạ xoa thảy
Đến nghe pháp đó nên chí tâm
Ủng hộ Phật pháp khiến thường còn
Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.
Bao nhiêu người nghe đến chốn này
Hoặc trên đất liền hoặc hư không
Thường với người đời sanh lòng từ
Ngày đêm tự mình nương pháp ở.
Nguyện các thế giới thường an ổn
Phước trí vô biên lợi quần sanh
Bao nhiêu tội chướng thảy tiêu trừ
Xa lìa các khổ về viên tịch.
Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng
Thường trì định phục để giúp thân
Hoa mầu bồ đề khắp trang nghiêm
Tùy theo chỗ ở thường an lạc.
Nam mô Tam châu cảm ứng
Hộ Pháp Vi đà Tôn Thiên Bồ Tát ma ha tát”.
Hẳn nhiên những ai đã thọ trì kinh Dược Sư đều biết rằng Đức Phật Dược Sư có hai vị Bồ Tát trợ thủ rất oai lực nơi thế giới Tịnh Lưu Ly Trang Nghiêm ở về phương Đông.
Đó là: Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu (tượng trưng cho nơi lui tới của Ngài là mặt trời sáng rực vào ban ngày) và Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu (tượng trưng cho sự mát mẻ thanh lương vào ban đêm).
Và kính xin phép Giảng Sư con xin trình pháp theo những điều đã được nghe:
Giảng Sư đã cho chúng ta biết thêm về khoảng cách của tâm vũ trụ đến mặt trăng là 384.403km gần bằng 30 lần đường kính trái đất. Và với sự thông tuệ về thông tin khoa học, Ngài cho biết vào năm 1969 phi thuyền Apollo đã đổ bộ mặt trăng lần đầu tiên với hai phi hành gia Hoa kỳ là NEIL AMSTRONG và BUZZ ALDRIN. Chúng ta đã được biết một ngày một đêm trên mặt trăng bằng 28 ngày trên trái đất.
Giảng Sư cũng rất dí dõm khi bảo rằng mặc cho Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Hoa Ấn Độ đều muốn chiếm cứ khai thác Vệ Tinh tự nhiên (mặt trăng) nhưng đất nước Việt Nam đã là chủ nhân ông nên từng rao bán “Ai mua Trăng, ta bán Trăng cho..”
Riêng con nghĩ rằng có lẽ Giảng Sư với tâm niệm muốn chúng đệ tử đừng bao giờ làm mất cái sơ tâm ban đầu nên Ngài đã nhắc đi nhắc lại hai câu thơ tuyệt tác của thi sĩ thần Bùi Giáng:
“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không”
Và nhất là bản thân con rất thích thú về những giai thoại A tu la và Dạ Xoa nên đã chăm chú nghe từng lời giảng trong bài mật kệ tán trong kinh Lăng Già về A Tu la và Quỷ Dược Xoa mà trong kinh Dược Sư chính 12 Đại Tướng Dược Xoa đã được giới thiệu là những vị thần hộ vệ Phật Dược Sư và những ai hành trì Kinh Duợc Sư.
Mỗi vị thần tướng cầm đầu bảy ngàn Dược xoa, tổng cộng là 84,000 vị thần hộ pháp.
Theo đó:
A tu la là cõi giới để đến cho những ai trước giờ lâm chung khởi ý niệm sân, tức, thích đấu đá , tranh chấp.
Có bốn loại A-tu-la:
1.Có chúa A-tu-la trời, biến hoá sanh (thuộc loài trời), sức mạnh, tranh quyền với Đế thích và Tứ thiên vương, nên trong tranh vẽ các vị này tối ngày cầm cung, súng sát phạt lẫn nhau.
2. A-tu-la người (thuộc người), thai sanh, ở gần mặt trời, mặt trăng. Từ trời đọa xuống vì do kém phước đức
3. A-tu-la quỷ (thuộc quỷ ở trời), từ trứng sanh ra. Sống ở hư không. Có vị phát tâm bảo hộ chánh pháp.
4. A-tu-la bàng sanh (thuộc bàng sanh), nhân thấp khí sanh ra, ở trong biển lớn lặn trong thủy huyệt. Ngày đi chơi trong hư không, đêm ngủ dưới nước.
Giảng Sư cũng cho biết tuy A tu la cõi thấp hơn cõi người nhưng có phước lớn hơn vì “Tưởng thực, Thực lai—Tưởng Y, Y chỉ” nghĩa là khi họ muốn ăn thì có thức ăn mang đến nhưng họ chỉ có thể ăn được một phần nửa trên mà thôi khi đến phần nửa dưới sẽ biến thành vật bất tịnh và vì thế họ cũng luôn sân tức trong khi ăn.
Riêng về Dạ Xoa/Yaksha là loài quỷ ở trên mặt đất hoặc trong hư không, dùng oai thế não hại người, hoặc dùng oai thế giữ gìn Chánh pháp; là một trong 8 bộ chúng.
Về chủng loại, loài chúng sanh Dạ Xoa được nêu ra gồm 3 thứ:
1/ Địa hành Dạ Xoa: có phước báu hưởng thụ âm nhạc, thức uống ăn và các sự vui sướng khác; ở trên mặt đất.
2/ Hư không Dạ Xoa: có sức mạnh và đi nhanh như gió;
3/ Cung điện phi hành Dạ Xoa: sống trong cung điện nguy nga và tráng lệ có được đầy đủ tiện nghi và hưởng được sự sung sướng. Có Dạ xoa nữ và Dạ xoa nam, chúng tấn công nhau nhưng đến khi chán ngán thì Tâm lại quay về với Thiện pháp và được Tỳ Sa môn Vương cai quản.
Thật là một điều mới khi chúng ta biết thêm rằng Vị Tỳ Sa môn Thiên vương ở về phía bắc của cung trời Tứ Đại Thiên Vương, đây là vị thần đa văn, làu thông kinh điển thường đến cõi giới Ta bà để thử sức các vị tu hành xong và hộ trì người ấy. Cho nên trong những pháp thoại nếu có vị nào thường đặt những câu hỏi khó cho giảng Sư thì được gọi là hóa thân của Tỳ Sa môn Thiên Vương vì trong kinh Bổn Sanh kể về tiền thân của Đức Phật có ghi lại rằng: Đức vua Cù Lợi Vương thường suy ngẫm về chân lý. Ông đã đưa ra một đề nghị như sau “Nếu ai có thể nói ra một bài kệ hay một giáo lý nào có thể cắt đứt vòng dây sinh tử luân hồi thì Ngài sẽ chấp nhận bất cứ điều kiện gì”.
Tỳ Sa môn Thiên Vương đã hóa thành một quỷ dạ xoa (hình tướng thô kệch,có răng nanh dài) cho biết có một pháp quý của mười phương Chư Phật và đòi ăn thịt của Hoàng hậu và Công chúa, và Cù Lợi Vương đã tùy thuận lời yêu cầu. Sau khi ăn thịt xong, quỷ Dạ Xoa đã đọc: “Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng Oanh đề liễu thượng”
Nhà vua nghe xong được giác ngộ và xin xuất gia, lúc ấy Dạ Xoa trở lại Tỳ Sa Môn vương và hình hài Hoàng Hậu và Công chúa nguyên vẹn như cũ.
Chúng đệ tử nghe pháp sẽ trân quý lời dạy về sự quan trọng của 2 câu cuối trong bài thơ tán mà Đức Trưởng Lão đã ghi vào nghi thức hôm nay “Bồ Đề Diệu Hoa biến trang nghiêm – Tùy sở trú xứ thường an lạc” theo đó Bồ Đề (Bodhi) là giác ngộ , là trí tuệ.
Hoa Bồ Đề là Hoa Giác Ngộ mà trong xuyên suốt tam tạng kinh điển đều nhắc đến danh từ Bồ Đề này.
Bồ đề đạo tràng (Bodhigaya) là nơi mà đức Phật đã thiền định 49 ngày và chứng đạt giác ngộ.
Chúng ta sẽ hãnh diện khi nghe rằng Nơi đây được ví là cái nôi của Phật Pháp Và là Tâm điểm của vũ trụ, hằng ngày có đến hàng vạn người khắp nơi trên thế giới tụ về dể chiêm ngưỡng xưng tụng bậc Giác Ngộ và vì thế năng lượng của mười phương Chư Phật đã hộ trì không thể đo được.
Nhưng điều quan trọng nhất được Giảng Sư nhắn nhủ từ lời dạy của Phật rằng “ Tu nhất thiết thiện pháp mà vong thất Bồ Đề Tâm thì rớt vào ma đạo”. Vì sao vậy ? Phải biết Bồ Đề Tâm là bóng với hình, là răng với môi của bản thân Ta.
Bồ Đề Tânm luôn gồm có hai phần: Bồ Đề tâm nguyện và Bồ Đề Tâm hạnh. Người Phật tử phải có sự khát khao để đạt được Giác ngộ vô thượng (quả vị cuối cùng) có thể giải thoát tự thân và cứu độ tất cả chúng sanh.
Ma đạo là những phiền não ma, những chướng ngại vì không thực thi được Bồ Đề tâm hạnh
Cũng trong câu chuyện liên quan đến nguồn gốc kinh Lăng Già ta sẽ được nghe tích truyện về Ngài Cầu Na Bạt Ma (Theo chuyện Thần tăng Thiên Trúc của Thầy Hạnh Đạt/ đệ tử HT Tuyên Hóa). Ngài là một đại sư Ấn độ thuộc dòng Bà la môn ở vào thế kỷ thứ 5 đến Tích Lan tu tập và có được thần thông, Ông muốn đến Trung Hoa để truyền pháp và theo đoàn thương buôn, nhưng nửa đường dừng lại tại đảo JAVA bán đảo của Indonesia để nghỉ ngơi.
Nhưng đêm trước đó bà Hoàng Thái Hậu đã nằm mộng thấy có một thần tăng đến từ Thiên Trúc sẽ giáo hóa cứu độ dân nước mình (một vị cứu tinh cho quốc gia) nên đề nghị Vua phải rước Ngài vào cung đình, nhưng vua không chịu vì đảo này đang theo đạo Bà la môn.
Nhưng chẳng may, khi có giặc đến nhà vua đã bị giáo mác đâm vào và vết thương rất nguy kịch.
Vị thần tăng này đã dùng thần chú Dược Sư và bắt ấn Thí nguyện vào trong ly nước sau đó dùng nước này đổ vào chỗ vết thương, mầu nhiệm thay vết thương biến mất. Nhà vua tin tưởng đảnh lễ phát tâm quy y với thần tăng và học giáo pháp, chỉ trong 3 ngày vua đã làu thông kinh sử và phát tâm xuất gia nhưng nhân dân không đồng ý. Nhà Vua bèn đưa ra 3 điều kiện:
1- Mở kho bố thí cho người nghèo
2- Tất cả thần dân không được sát sanh
3- Tôn thần tăng làm Sư Phụ
Thế là từ đó đảo Java theo Phạt Giáo và ngày nay còn có bảo tháp Borobudur nổi tiếng là kỳ quan thế giới.
Nước Trung Hoa bấy giờ thời đại Vua Tống Vân Đế đã viết thư triệu thỉnh thần tăng, Ông đã phiên dịch hơn 30 bộ kinh trong đó có kinh Lăng Già.
Lời kết:
Kính đa tạ Giảng Sư (tác giả bốn đề tài trong nhà thiền) đã được Ngài biên soạn trong 4 mùa an cư và đã được gom vào tác phẩm “Bát Cơm Hương Tích” ấn hành được nhiều phật tử tìm xem đó là: Bát cơm Hương Tích – Chén Trà Tào Khê- Ngồi Thuyền Bát Nhã và Ngắm Trăng Lăng Già, với sự thông đạt giáo nghĩa của Đức Từ Tôn và Chư Tổ đã giúp cho bài pháp thoại này thật sâu sắc và súc tích.
Chúng con cảm niệm ân Giảng Sư đã mang 108 nghi thức đảnh lễ Tam Bảo trong việc truyền bá Chánh Pháp phải chăng trong hà sa kiếp cho đến nay Ngài vẫn giữ Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
Chúng con cũng được đại duyên để nghe 10 bài thơ tuyệt tác của HT Thích Nhật Tân tự Mặc Giang thi sĩ qua giọng ngâm truyền cảm của Giảng Sư.
Kính xin nguyện nhớ mãi lời khuyên dạy về kệ 47 trong nghi thức như sau “Hãy luôn luôn dùng Hoa màu Bồ Đề, hoa Trí Tuệ trang trí nơi mình sinh sống, hành hoạt, thì nơi nào mình cũng được an lạc”
Kính chúc sức khỏe Giảng Sư.
Kính quy ngưỡng Bồ Tát Nguyêt Quang Biến Chiếu
Cùng Ngài Nhật Quang….
Hai bậc trợ thủ Đức Phật Dược Sư bất tư nghì
Tỏa ánh sáng mặt trời mặt trăng như ngọc Lưu Ly
Phá tan mọi u mê giúp chúng sanh đạt Trí Tuệ.
Khát ngộ Đạo Vô Thượng, thành tâm nguyện thệ
Kính nguyện giữ Bồ đề Tâm cùng với Sơ Tâm
Không còn phiền não, nhiễm ô dưới hình tướng nữ nhân
Trang nghiêm thần chú Dược Xoa mười hai đại tướng.
Kính đa tạ Giảng Sư ...10 bài thơ ban thưởng
Đúng là... muôn phương sáng rọi thiều quang
Tâm huyết Giảng sư ...là đuốc tuệ vàng
Trong sự nghiệp hoằng hóa, truyền bá Chánhb pháp!
Đâu đây hương giải thoát.. tỏa lan bát ngát!
Nam mô Nguyệt quang Biến Chiếu Bồ Tát.
Huệ Hương kính trình pháp
Huệ Hương kính trình pháp
***
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
***
Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa
Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng