Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thảo Đường : Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN, cũng là Quốc Sư Triều Đại Vua Lý Thánh Tông 🙏🌺🙏🌼🙏🌷

31/07/202111:25(Xem: 26291)
Thiền Sư Thảo Đường : Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN, cũng là Quốc Sư Triều Đại Vua Lý Thánh Tông 🙏🌺🙏🌼🙏🌷

Thiền Sư Thảo Đường : Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN,
cũng là Quốc Sư Triều Đại Vua Lý Thánh Tông
Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thảo Đường là vị tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường tại Việt Nam, Sư phụ hướng dẫn học chúng theo bộ sách Thiền Sư Việt Nam (in năm 1972) của HT Thích Thanh Từ.

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 266 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (bắt đầu tháng 5-2020).

Sư Thảo Đường, người Trung Hoa, là đệ tử của thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu (Tuyết Đậu Trùng Hiển), nhằm đời thứ 3 của thiền phái Vân Môn. Không rõ lý do gì, Sư sang ở Chiêm Thành.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đem binh sang đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Củ là vua nước ấy cùng một số tù binh. Về triều vua ban cho bá quan những tù binh để làm nô bộc. Sư cũng nằm trong số tù binh ấy, và Sư lại rơi vào làm nô bộc cho một vị tăng lục. Sư Phụ giải thích, tăng lục là làm việc tăng sự cho triều đình, có trách nhiệm coi danh sách tăng chúng, triều đình lúc bấy giờ ưu đãi giáo dục tăng ni.

Một hôm, vị tăng lục đi khỏi, Sư thấy bản Ngữ Lục để trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị tăng lục đi về, xem thấy thì ngạc nhiên, hỏi ra mới biết Sư sửa. Ông đem việc ấy tâu lên vua Lý Thánh Tông, vua đòi Sư vào triều, đem kinh luận và thiền hỏi Sư, Sư ứng đối rất lanh lẹ và xác đáng. Vua rất kính phục, truy nguyên ra mới biết tông tích của Sư.

Sư khai là đệ tử truyền thừa của thiền phái Vân Môn. Sư Phụ của Sư là Thiền Sư Tuyết Đậu Trùng Hiển. Từ đó, vua Lý Thánh Tông thường thưa hỏi Phật pháp nơi Sư và phong Sư chức Quốc Sư, mời Sư ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long.

Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052) là sư phụ của Sư Thảo Đường, dòng thiền Vân Môn của Sư Tuyết Đậu được Sư Thảo Đường đem qua Việt Nam vào thế kỷ thứ 11.


Sư Phụ giảng giải:

Vì từ thân phận bị xem là một tù binh nên Thiền Sư Thảo Đường phải kể lại một chút về lai lịch của mình, ngài là đệ tử truyền thừa đắc pháp của Thiền Sư Trùng Hiển Tuyết Đậu theo thứ tự như sau:

Lục Tổ Huệ Năng
Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư
Thiền Sư Hy Thiên Thạch Đầu
Thiền Sư Thiên Hoàng Đạo Ngộ
Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín
Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám
Thiền Sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn
Thiền Sư Vân Môn Văn Yển (khai sáng ra Thiền Phái Vân Môn)
Đời thứ 2 Thiền phái Vân Môn: 
Thiền Sư Hương Lâm Trừng Viễn

Đời thứ 3 Thiền phái Vân Môn: 
Thiền Sư Trí Môn Quang Tộ

Đời thứ 4 Thiền phái Vân Môn: 
Thiền Sư Tuyết Đậu Trùng Hiển

Đời thứ 5 Thiền phái Vân Môn: 
Thiền Sư Thảo Đường (khai sáng ra Thiền Phái Thảo Đường tại VN và bắt đầu truyền xuống như sau)

Đời thứ 6 Thiền phái Vân Môn: Đời thứ 1 Thiền Phái Thảo Đường tại VN
Có 3 người: Lý Thánh Tông, TS Bát Nhã (chùa Phúc Thánh, làng dịch dương), cs Ngộ Xá
Đời thứ 7 Thiền phái Vân Môn: Đời thứ 2 Thiền Phái Thảo Đường tại VN
Có 4 người: Tham chính Ngộ Ích (nối pháp Vua Lý Thánh Tông), TS Hoằng Minh (nối pháp TS Bát Nhã), TS Không Lộ, TS Định Giác-Giác Hải (Nối pháp cư sĩ Ngộ Xá)
Đời thứ 8 Thiền phái Vân Môn: Đời thứ 3 Thiền Phái Thảo Đường tại VN
Có 4 người: Thái phó Đỗ Vũ (nối pháp TS Ngộ Ích) ; TS Phạm Âm (nối pháp TS Thiều Minh), Vua Lý Anh Tông, TS Đỗ Đô (nối pháp TS Không Lộ)
Đời thứ 9 Thiền phái Vân Môn: Đời thứ 4 Thiền Phái Thảo Đường tại VN
Có 3 người: TS Trương Tam Tạng (nối pháp TS Phạm Âm), TS Chân Huyền, Thái phó Đỗ Thường (nối pháp TS Đỗ Đô)
Đời thứ 10 Thiền phái Vân Môn: Đời thứ 5 Thiền Phái Thảo Đường tại VN
Có 4 người: vua Lý Cao Tông, TS Hải Tịnh, Nguyễn Thức, (Nối pháp TS Trương Tam Tạng), Phụng Ngự Phạm Đẳng (nối pháp TS Chân Huyền)


Đúc kết: Thiền phái Thảo Đường ở VN kéo khoảng 200, truyền trì qua 5 đời: 19 thiền sư


Có 3 hoàng đế:
Lý ThánhTông (1054 , Lý Cao Tông (1175), Lý Anh Tông (1175-1210)

10 thiền sư: TS Thảo Đường, TS Bát Nhã, TS Hoằng Minh, TS Không Lộ, TS Định Giác, TS Phạm Âm, TS Đỗ Đô, TS Trương Tam Tạng, TS Chân Huyền, TS Hải Tịnh và 1 Cư Sĩ Ngộ Xá
5 quan chức triều lý : Tham chính Ngộ Ích , Thái phó Đỗ Anh Vũ, Thái phó Đỗ Thường, Quảng Giác Nguyễn Thức , Phụng ngự Phạm Đẵng vào các triều Lý Thánh Tông, Lý nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng


Sư phụ đã kể về hành trình tu học và liễu ngộ của nhị vị Thiền Sư Văn Yển, người khai sáng ra Thiền Phái Vân Môn và Thiền Sư Trùng Hiển Tuyết Đậu, Sư phụ của Thiền Sư Thảo Đường.


Sư Tuyết Đậu hỏi thiền sư Trí Môn: “chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?”.
Ngài Trí Môn vung cây phất tử nhằm miệng Sư đánh, Sư toan mở miệng, ngài Trí Môn lại đánh, Sư nhân đây đại ngộ ở lại hầu sư Trí Môn thêm 5 năm.
Sư Phụ giải thích, mở miệng là còn khởi niệm, còn vọng tâm, chân tâm vốn vô niệm, như thị như thị. Sơ tổ Ca Diếp trực tâm mỉm cười khi Đức Thế Tôn cầm đóa sen đưa lên, nhận ra ngay liền chánh pháp nhãn tạng bây giờ và tại đây.


Sau khi thiền sư Trùng Hiển Tuyết Đậu thị tịch năm 1058. Ngài Thảo Đường cư tang 3 năm, sau đó ngài qua Việt Nam.

Thiền phái Thảo Đường nối pháp được 5 đời, tổng cộng 19 vị Thiền Sư đắc pháp. Trong 19 vị có 3 vị là hoàng đế, 5 vị là quan trọng triều đại nhà Lý, 10 vị thiền sư, 1 vị cư sĩ. (xem danh sách ở trên)

Đến năm 50 tuổi, Sư có chút bệnh ngồi kiết già an nhiên thị tịch.

Thiền phái Thảo Đường theo ý hướng của vua Lý Thánh Tông, vua Lý Anh Tông và vua Lý Cao Tông, thì viễn ảnh khó khăn cho dân chúng nên xin ý kiến của ngài Thảo Đường cho thêm vào pháp môn niệm Phật để dễ dàng tu theo.

Pháp môn thiền tịnh song tu xuất hiện từ triều đại nhà Lý, và bằng chứng là ba vị vua cho đúc tôn tượng Phật A Di Đà.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Thảo Đường do Thầy Chúc Hiền cúng dường:

Thiền đường Tuyết Đậu ngộ cơ thiền
Chẳng rõ vì sao đến Nam Thiên
Diệu pháp tinh thông truyền cửa khuyết()
Huyền cơ sáng tỏ cảm trần duyên
Nam phương thiền mạch khơi nguồn sáng
Bắc vịnh đạo phong trải suối thiêng
Khai Quốc già lam rền trống pháp
Thảo Đường thiền phái rạng lưu truyền..!

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Thảo Đường, cuộc đời của Sư rất ly kỳ như truyện sự tích huyền thoại. Sư từ một tù binh nô bộc, hiển lộ pháp nhãn sửa Ngữ lục và trở thành vừa là Quốc Sư cho vua, vừa là Sư Phụ của vua. Tuy nhiên Sư vốn là một thiền sư đắc pháp từ Thiền sư Tuyết Đậu bên Trung Quốc và sứ mạng của Sư như là cho triều đại nhà vua nhà Lý ở Việt Nam.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).






266_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thao Duong



Thiền Sư Thảo Đường : Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường 
cũng là thế hệ thứ 5 của Phái Vân Môn tại VN
 ( Nhất Hoa sinh ngũ diệp từ Lục Tổ Huệ Năng:Tào Động, Lâm Tế , Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn ) 
 Mỗi tông đều có phương pháp riêng để tiếp dẫn hậu học, gọi chung là Ngũ gia gia phong. 
(Từ một tù binh bị bắt làm nô bộc cho một vị Tăng Lục ...Trở thành Quốc sư,
lập ra thiền phái mới tại Việt Nam trong triều đại nhà Lý
song song với thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông) 

Kính dâng Thầy bài trình pháp với tất cả chi tiết được Thầy truyền trao qua Pháp Thoại về Thiền Sư Thảo Đường rất tuyệt vời hôm nay vì ....chỉ qua một bài Pháp thoại mà 3 hành trạng của Thiền Sư trong Tông Phái Vân Môn đã được ôn nhắc lại và những ngữ lục quá thâm sâu khó một học giả sơ cơ có thể hiểu ...nếu không được một vị Thầy uyên bác chỉ rõ tận tường . Kính tri ân Thầy đã mang tim óc mình trao truyền cho thế hệ này dù đang trong đại dịch kinh hoàng . Kính đảnh lễ Thày và kính chúc sức khỏe Thày, HH 



Kính ngưỡng Giảng Sư ...
Thật tuyệt vời khi pháp thoại dẫn về nguồn cội ! 
Truyền thừa Tông Phái Vân Môn dẫn đến Thảo Đường (1) 
Hành trạng Ngài Văn Yển, Tuyết Đậu Trùng Hiển quá tinh tường (2 -3)
Tìm về Sơ Tổ Thảo Đường qua cuộc đời ly kỳ thời chinh chiến (4)! 


Kính đa tạ Giảng Sư ... Thiền Tịnh Song Tu xuất hiện( 5)
Lại mượn ngữ lục tiền nhân làm ước nguyện đời sau (6)
Hoà Thượng Huyền Vi để lại cho đời ..nhắc khuyên nhau ( 7) 
Cùng hưng  thịnh của  Phật Giáo Việt Nam triều đại Nhà Lý


Trộm nghĩ : 
Bài pháp thoại tiếp tục vài giờ... vẫn chưa hết ý chỉ ! 
Đúng là chú tâm thính văn ...tu , tư cùng một lượt phát sinh 
Gia phong một Thiền phái ghi được ...dấu ấn tâm linh 
"Tâm  ngộ đạo thì cảnh không dính dáng gì đến!!!" 


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 
Nam Mô Thảo Đường Thiền Sư tác đại chứng minh 



Huệ Hương 
Melbourne 31/7/2021 


(1) Tài liệu truyền thừa của phái Vân Môn và Thiền phái Thảo Đường:

Vân Môn tông (雲門宗, Unmon-shū) là tông phái nằm trong năm dòng thiền tông của Trung Quốc (Ngũ Gia Thất Tông;五家七宗) do thiền sư Vân Môn Văn Yển (雲門文偃) pháp tử thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) sáng lập từ năm 930. Môn phái này mở rộng vào đời Hậu Đường, học trò của Văn Yển rất đông trên dưới hơn 1000 vị và 61 vị nối pháp.

1/ Thiền Sư Vân Môn Văn Yến

2/ Thiền Sư Hương Lâm Trừng Viễn

3/ Thiền Sư Trí Môn Quang Tộ

4/ Thiền Sư Tuyết Đậu Trọng Hiển

Thiền sư Tuyết Đậu thuộc hệ thống thiền phái Vân Môn: Ông được xem như là người phục hưng thiền phái Vân Môn. 

5/ Thiền Sư Thừa Thiên Truyền Tông

5/ Thiền Sư Thảo Đường --> Thiền Phái Thảo Đường- Vân Môn Tông Việt Nam

Thiền sư Tuyết Đậu tịch năm 1052, trong khi thiền sư Thảo Đường được phong quốc sư ở Đại Việt vào năm 1069, ta có thể nói Thảo Đường là đệ tử trực tiếp của Tuyết Đậu, và là anh em đồng sư với các thiền sư Nghĩa Hòa, Trí Phước và Truyền Tông. 

Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi tên tuổi 19 người thuộc phái Thảo Đường, nhưng không ghi lại tiểu sử, niên đại và các bài truyền thừa của mỗi vị. Tất cả được phân làm sáu thế hệ như sau:

  • Thế hệ 1: Thảo Đường 

      Thế hệ 2: ba người: Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá.

  • Thế hệ 3: bốn người: Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Định Giác.
  • Thế hệ 4: bốn người: Đỗ Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đỗ Đô.
  • Thế hệ 5: ba người: Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường.
  • Thế hệ 6: bốn người: Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự.

(2) Nhắc lại Hành trạng Tổ Vân Môn Văn Yển 

Thiền sư Vân Môn Văn Yến ban sơ tham vấn Thiền sư Mục Châu Đạo Túng(睦州道蹤) phát minh tâm địa, sau yết kiến Thiền sưTuyết Phong Nghĩa Tồn, thấu được áo chỉ bèn nối pháp Tuyết Phong. Gia phong của Thiền sư Mục Châu mãnh liệt bén nhọn còn gia phong của Thiền sư Tuyết Phong thì ôn hòa, huyền ảo, thiền sư Vân Môn Văn Yến kế thừa sở trường của hai nhà, phát huy Tông chỉ vi diệu đặc biệt, trụ núi Vân Môn -Thiều Châu.

Trước Sư đến Mục Châu tham vấn Trần Tôn Túc. Vừa thấy Sư đến, Tôn Túc liền đóng cửa. Sư gõ cửa. Tôn Túc hỏi: Ai? Sư thưa: Con. Tôn Túc hỏi: Làm gì? Sư thưa: Việc mình chưa sáng xin Thầy chỉ dạy. Tôn Túc mở cửa, trông thấy Sư liền đóng cửa lại. Như thế, liên tiếp đến ba ngày. Ngày thứ ba, Tôn Túc mở cửa, Sư liền chen vào. Tôn Túc nắm đứng bảo: nói! nói! Sư suy nghĩ. Tôn Túc liền xô ra, nói: ? Đời Tần dùi xoay lăn.? Rồi đóng sầm cửa lại, kẹp nát bàn chân Sư. Cái đau thấu xương ấy khiến Sư ngộ nhập. Tôn Túc chỉ Sư đến yết kiến Tuyết Phong.

*

Sư đến Trang sở của Tuyết Phong, thấy một vị Tăng, bèn hỏi: Hôm nay Thượng tọa lên núi chăng? Tăng đáp: Lên. Sư nói: Có một nhân duyên nhờ hỏi Hòa thượng Đường đầu mà không được nói với ai, được chăng? Tăng bảo: Được. Sư nói: Thượng tọa lên núi thấy Hòa thượng thượng đường, chúng vừa nhóm họp, liền đi ra đứng nắm cổ tay, nói: ông già! trên cổ mang gông sao chẳng cổi đi. Vị Tăng ấy làm đúng như lời Sư dặn. Tuyết Phong bước xuống tòa, thộ? ngực ông ta, bảo: Nói mau! nói mau! Vị Tăng nói không được. Tuyết Phong buông ra, bảo: Chẳng phải lời của ngươi. Vị Tăng thưa: Lời của con. Tuyết Phong gọi: Thị giả! đem dây gậy lại đây. Vị Tăng thưa: Chẳng phải lời của con, là lời của một Thượng tọa ở Chiết Trung đang ngụ tại Trang sở dạy con nói như thế. Tuyết Phong bảo: Đại chúng! đến Trang sở rước vị Thiện tri thức của năm trăm người lên.

Tông phong của phái này là cơ phong sắc bén, thẳng tắp; ngữ cú thì giản đơn và phương tiện tiếp hóa dứt khoát khác với các tông kia, thường dùng ba chữ Cố (nhìn), Giám (xem), Ỷ (chê) để khám xét người học; ngoài ra còn có Vân Môn Bát Yếu: một Huyền, hai Tùng, ba Chân Yếu, bốn Đoạt, năm Hoặc, sáu Quá, bảy Tán, tám Xuất. Pháp Nhãn Thiền Sư Thập Qui Luận xưng Thiền sư Vân Môn là “Hàm cái triệt lưu”, ý nói gia phong nhà họ giống như nước sông đang chảy gấp mà đột nhiên dừng lại.

Thiền sư Vân Môn Văn Yến có tự làm bài kệ nêu lên ý chỉ của Tông mình rằng:

Vân Môn chót vót trên đám mây,

Cá chẳng dám trụ, nước chẳng bay,

Vào cửa đã biết ôm kiến giải,

Đâu phiền kể lại sình bánh xe.

Rất nhiều bậc kiệt xuất ra đời trong Vân Môn Tông; dưới thời nhà Tống thì tông này cùng phát triển mạnh song song với Lâm Tế Tông, đặc biệt mở rộng trong xã hội thượng tầng; nhưng đến thời Nam Tống thì từ từ suy yếu, đến thời nhà Nguyên thì hoàn toàn tuyệt dứt dòng pháp hệ, rồi lụi tàn với khoảng 200 năm tồn tại.

(3) Hành trạng Sư Phụ của Thiền Sư Thảo Đường : Tuyết Đậu Trùng Hiển 

Thảo Đường thuộc truyền thống thiền của thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa. 

Sưhọ Lý ở phủ Toại Ninh theo Thượng nhân Nhơn Săn ở việnPhổ An xuất gia. Sau khi thọ giới cụ túc, Sư dạo qua cácnơi giảng kinh luận, nghiên cứu giáo lý tột cùng. Sư thưahỏi lanh lẹ, biện luận thông suốt, các nơi đều nhận làpháp khí (món đồ chứa đạo pháp). Bước sang tham vấn Thiềntông, ban đầu Sư đến Trí Môn chùa Thiền sư Quang Tộ trụtrì.

Sưhỏi Trí Môn: "Chẳng khởi một niệm, tại sao có lỗi?" TríMôn gọi Sư lại gần. Trí Môn cầm phất tử nhằm vào miệngSư đánh. Sư toan mở miệng, Trí Môn lại đánh. Sư hoát nhiênkhai ngộ. Sư ở lại đây năm năm, nhận tột chỗ u huyền,mới đi tham vấn khắp nơi.

*

Sưđến Thiền sư Thông ở Động Sơn, Thông hỏi: "Con trâu củaQui Sơn là ý thế nào?" Sư đáp: "Làm tiêu bảng cho ngườisau." Thông toan nói, Sư lấy tọa cụ phủi một cái rồi đi.Thông gọi: "Hãy đến đây Thượng tọa!" Sư nói: "Chưa đếnnhà tham thiền."

Ông là người Tứ Xuyên, họ Lý, rất giỏi văn chương, đi xuất gia với thiền sư Quang Tộ, nhờ một gậy của thầy mà khai ngộ. Ông ở bên thầy năm năm, trú tại núi Linh Ẩn ba năm nữa, rồi về chùa Tư Khánh ở núi Tuyết Đậu, mở trường dạy học. Vua Tống ban hiệu cho ông là Minh Giác đại sư. Ông tịch năm 73 tuổi. 

Trong lúc sinh thời, thiền sư có rút những tinh yếu từ 1.700 cổ tắc trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, làm ra 100 bài tụng cổ, trong ấy có đủ các lời thăng tòa, thuyết pháp, pháp ngữ, niêm hương, những cơ duyên truyền đăng và những câu thâm thúy trích trong kinh điển. Sau này Viên Ngộ thiền sư đã thêm vào tác phẩm này các lời thùy thị, trước ngữ và bình xướng, và tạo thành tác phẩm Bích Nham Tập, một tác phẩm trọng yếu trong thiền môn, xưa nay được gọi là cuốn sách quý nhất của tông phái thiền (tông môn đệ nhất thư). Sau khi thiền sư mất, các đệ tử thu góp lại những ngữ cú, thi ca và kệ tụng của ngài làm thành các tác phẩm Động Đình Ngữ Lục, Tuyết Đậu Khai Đường Lục, Bộc Truyền Tập, Tổ Anh Tập, Tụng Cổ Tập, Niêm Hương Tập và Tuyết Đậu Hậu Lục

(4) 

Theo HT Thích Thanh Từ trong Thiền Sư Việt Nam 

Thiền sư Thảo Đường (Tổ khai sáng dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam)

Sư người Trung Hoa, là đệ tử của Thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu (Tuyết Đậu Trùng Hiển) nhằm đời pháp thứ ba phái Vân Môn. Không rõ lý do gì, Sư sang ở Chiêm Thành.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đem binh sang đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Củ là vua nước ấy cùng một số tù binh. Về triều, Vua ban cho bá quan những tù binh để làm nô bộc. Sư cũng nằm trong số tù binh ấy, và chính Sư lại rơi vào làm nô bộc cho một vị Tăng lục.

Một hôm vị Tăng lục đi khỏi, Sư thấy bản Ngữ lục để trên bàn có mấy chỗ sai, bèn tự ý sửa chữa lại. Vị Tăng lục đi về, xem thấy thế ngạc nhiên, hỏi ra mới biết Sư sửa. Ông đem việc ấy tâu lên vua Lý Thánh Tông. Vua đòi Sư vào triều, đem kinh luận và thiền hỏi Sư. Sư ứng đối rất lanh lẹ và xác đáng. Vua rất kính phục, truy nguyên ra mới biết tông tích của Sư.

Từ đó, vua Thánh Tông thường thưa hỏi Phật pháp nơi Sư và phong Sư chức Quốc sư, mời ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Đồ chúng nghe tiếng tìm đến tham vấn rất đông. Do đây biến thành phái thiền thứ ba ở Việt Nam.

Đến năm mươi tuổi, Sư có chút bệnh ngồi kiết-già thị tịch.

Phái thiền của Sư truyền xuống được năm đời, song ít thấy ghi chép lịch sử đầy đủ.

(5)

Thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập truyền thừa được 5 đời, từ năm 1069đến 1205. Nhưng vì có quá ít tài liệu nên người đời sau gần như không biết gì về nội dung tư tưởng của phái thiền này [6]

Thiền sư Thảo Đường cố nhiên đã giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục nhiều lần tại chùa Khai Quốc; khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thiền sư Minh Trí (mất năm 1190) và Quảng Nghiêm (mất năm 1190) của phái Vô Ngôn Thông chẳng hạn, đã rất hâm mộ Tuyết Đậu Ngữ Lục. Các thiền sư Viên Chiếu (mất năm 1090) và Trí Bảo (mất năm 1190) của phái Vô Ngôn Thông và thiền sư Chân Không (mất năm 1100) của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi là những người đã chịu ảnh hưởng nhiều về khuynh hướng thiền học tri thức và thi ca của phái Tuyết Đậu. Sau này thiền phái Trúc Lâm của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này.

Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn học của nó, thiền phái Thảo Đường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Đường được ghi chép ở sách Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia, kể cả Thảo Đường: Thảo Đường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Đỗ Đô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ và Định Giác. Ba vị sau có khuynh hướng Mật giáo; Không Lộ và Định Giác (tức Giác Hải) đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông. Ta thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua với quan: Thánh Tông, Anh Tông và Cao Tông đều là vua, Ngô Ích là quan tham chính, Đỗ Vũ là quan thái phó, Đỗ Thường cũng là quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp. Thiền phái Thảo Đường, vì những lý do trên, đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập.

Nên đến đời Vua Lý Hy Tông đã có các tượng Phật A Đi Đà tại các chùa 

Về yếu chỉ của dòng Thiền này, trong bài văn Cảnh sách, sư Thảo Đường đã nêu lên quan điểm: Thiền bản vô môn, phi túc cụ linh căn, đa địa kỳ đồ, mạt kiếp dung lưu, thành nan ngộ nhập. Quán tâm vi tế, như vô bát nhã chi tuệ, hãn năng giai chứng. Duy hữu niệm Phật nhất môn, tối vi điệp cảnh. Tự cổ chí kim, ngu trí đồng tu, nam nữ cộng thú, vạn vô nhất thất như tứ liệu giả sở minh. Chỉ yếu tự biện khẳng tâm, vật nghi tự chi bất đắc. (12)  (

Tạm dịch: Thiền vốn không có cửa vào nhất định, không phải người có đủ linh căn, thì phần nhiều rơi vào đường lầm lạc, trọn đời trôi nổi, khó mà giác ngộ. Phép quán tâm thì rất tế nhị tinh vi, nếu không có trí tuệ bát nhã, ít có thể đạt tới chứng nghiệm. Chỉ có lối niệm Phật là rất mau lẹ tiện lợi. Từ xưa đến nay, người thông minh kẻ ngu độn cùng tu được, đàn ông đàn bà đều chuộng, muôn người không một ai sai lầm như bốn lời đã tỏ rõ. Chỉ cần tự phân tích lấy tâm của mình, chớ có nghi ngờ mình làm không được.)    

Và tư tường của dòng Thiền Thảo Đường là sự kết hợp giữa Nho và Phật, giữa Thiền tông và Tịnh Độ tông (thiền quán gắn với tụng niệm, nhờ vào tha lực, thờ Phật bà Quán Thế Âm). Thiền quán là con đường tự lực, đốn ngộ, phù hợp với trí thức, căn cơ phát triển; còn tụng kinh niệm Phật là con đường tha lực, phù hợp với người bình dân, ít căn cơ. Vì thế mà Lý Thánh Tông cùng các triều thần cố gắng vun đắp cho dòng Thiền này. Như thế, so với Thiền nguyên thuỷ và Thiền Việt Nam trước đó thì dòng Thiền Thảo Đường có khác, nội dung phong phú với Thiền Tịnh song tu

(6) Vài Ngữ Lục của Tiền nhân Tuyết Đậu 

Sư xem khắp đại chúng bảo:

- Trời người khắp nhóm họp, phát minh cái việc gì? Đâu thể lầm lẫn phân chủ khách đuổi theo vấn đáp là đúng tông thừa. Môn phong quảng đại oai đức tự tại, sáng vượt xưa nay, nắm đứng càn khôn, ngàn thánh chỉ nơi "tự biết", năm thừa đâu thể kiến lập. Sở dĩ trước lời ngộ ý chỉ vẫn lầm mối ngoái xem, qua lời nói ngộ được tông môn còn bị lầm hiện bày của tình thức.

Quí vị cần biết tướng chân thật chăng? Chỉ là về trước không đeo dính, về sau bặt thân mình, tự nhiên tường quang hiện tiền, mỗi mỗi vách đứng ngàn nhẫn (một nhẫn hai thước tây). Lại biện minh được hay không? Chưa biện thì biện lấy, chưa minh thì minh lấy. Đã biện minh được, hay cắt đứt dòng sanh tử, đồng ở ngôi Phật Tổ, diệu viên siêu ngộ chính ở khi này, kham đền cái ơn chẳng đền, dùng giúp giáo hóa pháp vô vi.

Tăng hỏi:- Thế nào là cổi áo ngự bào mặc y nhơ xấu?

Sư đáp:- Duỗi tay chẳng duỗi tay.

- Xin Thầy phương tiện. 

- Mắt trái móc gân, mắt mặt bươi thịt.

  • Sư lại bảo:

 Duy-ma đại sĩ khứ hà tùng

 Thiên cổ linh nhân vọng mạc cùng

 Bất nhị pháp môn hưu cánh vấn

 Dạ lai minh nguyệt thướng cô phong.

Dịch:

 Đại sĩ Duy-ma đi không nơi

 Ngàn xưa lắm kẻ trông vời vời,

 Pháp môn bất nhị thôi chớ hỏi

 Đêm về trăng sáng trên đảnh đồi.

 Sư thượng đường nói:

 Xuân sơn điệp loạn thanh

 Xuân thủy dạng hư bích

 Liêu liêu thiên địa gian

 Độc lập vọng hà cực.
 Dịch là ....

 Núi xuân chồng chất xanh

 Nước xanh lóng lánh biếc

 Thênh thang bầu trời không

 Đứng riêng trông nào tột.

-Sư thượng đường:"Chỗ ruộng đất ẩn mật Phật Tổ còn chẳng dám gần, vì sao giở chân chẳng lên? Thần thông du hí quỉ thần không thể lường, vì sao để chân xuống chẳng được? Thẳng cho mười chữ tung hoành sáng đánh ba ngàn chiều đánh tám trăm." 

*

Thị giả của Bảo Hoa đến tham vấn Sư. Sư hỏi Bảo Hoa có bao nhiêu chúng. Thị giả thưa: Chẳng nhọc Hòa thượng như thế.Sư bảo: Ta hỏi rành rẽ, ngươi nhảy chạy làm gì? Thị giả thưa: Cũng chẳng được bỏ qua. Sư bảo: Thật là sư tử con. Uống trà xong, Sư nắm đứng thị giả, hỏi: Vừa rồi tại sao vô lễ? Thị giả suy nghĩ, Sư cho một tát tai, bảo: Đi về thuật rõ lại cho Bảo Hoa.

*

Sư làm bài tụng Đạo Quí Như Ngu:

 Vũ quá hàn vân hiểu bán khai

 Sổ phong như họa bích thôi ngôi

 Không Sanh bất giải nham trung tọa

 Mặc đắc thiên hoa động địa lai.

Dịch:

 Mưa qua mây lạnh trời rạng đông

 Dãy núi sắp bày cao ngất xanh

 Không Sanh chẳng hiểu ngồi trong núi 

 Lặng lẽ bao giờ thiên hoa rơi.

[Không Sanh: chỉ cho ngài Tu-bồ-đề.}
 
 

*

Lại có bài tụng Danh Thật Vô Đương:

 Ngọc chuyển châu hồi Phật Tổ ngôn

 Tinh thông du thị ô tâm điền

 Lão Lư chỉ giải trường xuân mễ

 Hà đắc phong lưu vạn cổ truyền? 

Dịch:

 Chuyển ngọc xoay châu Phật Tổ bàn

 Tinh thông vốn lại nhớp tâm điền

 Ông Lư chỉ giỏi nghề giã gạo

 Sao được danh truyền mãi muôn đời?

[Ông Lư: Đức Lục Tổ khi mới đến Huỳnh Mai vẫn còn là người cư sĩ, nên gọi Ngài là Lư hành giả. Ngài chuyên giã gạo đến ngộ đạo. Vì họ thế tục của Ngài là Lư nên gọi là Ông Lư.]

(7)Hoà Thượng Thích Huyền Vi để lại : 

NỢ TRƯỚC BỐN ƠN MONG GẮNG TRẢ 

THÂN SAU BA CÕI NGUYỆN CHẢNG VAY

Đó là mượn ý từ Ngài Tuyết Đậu 

Chánh Pháp Nhãn Tạng của Như Lai ủy thác tại ngày hôm nay 

Về trước không đeo dính - Về sau bặt thân mình 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2024(Xem: 4728)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 3403)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
16/08/2024(Xem: 3903)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
07/03/2023(Xem: 5592)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
23/12/2022(Xem: 22470)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 16258)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 22972)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 37215)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 23307)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 32826)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]