Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng Lễ Vía Đản Sinh của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (mùng 13 tháng 7 âm lịch).

09/08/202220:14(Xem: 3385)
Kính mừng Lễ Vía Đản Sinh của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (mùng 13 tháng 7 âm lịch).

bo tat dai the chi
Kính mừng Lễ Vía Đản Sinh
của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
(Ngày 13 tháng 7 âm lịch).



Nam Mô A Di Dà Phật.
Kính lạy Đức Đại Thế Chí Bồ Tát,


Gần 5 năm nay từ khi mẹ con vãng sanh nhằm ngày 17 tháng bảy âm lịch, không hiểu sao con thường quên ngày vía đản sinh của Ngài dù trước đó con thường viết bài ca ngợi về pháp môn Niệm Phật Tam Muội Viên Thông đó là nhờ con học Kinh Lăng Nghiêm mới được biết đây là chỗ tu sở đắc của Bồ Tát.


Con còn nhớ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí có nghĩa là dùng ánh sáng trí tuệ soi khắp mười phương, khiến chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát và được năng lực vô thượng.
Thường vào ngày vía Ngài, khi khấn con thường đọc “ con kính Đại sĩ thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con, kính mong Ngài thường cầu gia bị; và kính xin Ngài giúp con lúc nào cũng như Đại sĩ tịnh niệm kế tục được đại định hết báo thân này được sanh về nước Cực Lạc”
Và cuối cùng là xưng tán Ngài như sau:

Thế Chí Đại sĩ, bình báu lung linh
Thâu nhiếp niệm Phật thệ nguyện rộng thênh
Biển cả bao la, hầu cận Di Đà
Trừ mê cứu khổ thoát khỏi Ta Bà
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần).
Kính bạch Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, có lẽ vì trước đó con không đa đoan về việc đi đi về về giữa hai nơi Melbourne và Sydney lại không phải lo chuẩn bị cầu siêu cho mẹ mình vào mỗi dịp cúng trai tăng vào ngày lễ Vu Lan như từ ngày mẹ mất và không có liền đó ngày giỗ tiếp theo sau
Thế nhưng lạ quá, từ ngày Đức Danh Tăng HT Tịnh Không viên tịch đến nay mỗi ngày không hiểu sao con phải nghe cho được hai bài pháp thoại của Ngài và do đó Pháp Môn Tịnh Độ dường như từ trong tâm thức con đã ẩn tàng bao lâu nay bổng nhiên hồi sinh lại trong đầu con những gì về Bồ Tát đã được tóm tắt từ trước rằng : “Đức Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề.
Đắc Đại Thế Bồ tát là vị Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, Ngafi đã dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường”.

Kính bạch Ngài, từ lâu con đã học trong mỗi vị Phật đều có đủ hai đức tánh quan trọng là từ bi và trí tuệ. Nếu thiếu một trong hai đức tánh này, thì sẽ không bao giờ thành Phật. Nếu Đức Phật Thích Ca có Đức Văn Thù Sư Lợi bên phải tượng trưng cho Trí tuệ và bên trái là Đức Phổ Hiền tượng trưng cho Từ Bi thì Đức Phật A Di Đà cũng thế, Ngài có hai vị thị giả là Bồ Tát Quán Thế Âm bên trái và Bồ Tát Đại Thế Chí bên phải. Bồ Tát Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ viên mãn. Do đó trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Đại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Đức Phật A Di Đà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.


Riêng biểu tượng Ngài theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một bình báu, khác hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát.

Và bây giờ con xin lược nhắc lại tiểu sử Ngài một tí trước khi nói về pháp môn tu chứng của Ngài theo kinh Lăng Nghiêm.


Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

Theo kinh Bi Hoa: Lại một kiếp khác Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:
- Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.
- Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.
- Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai. Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh.

Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái tử nguyện ở trên, liền thọ ký rằng: "Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, sau nầy làm Bồ tát hiệu là Đại Thế Chí, phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc. Và, sau nữa ngươi sẽ thành Phật hiệu là “Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương” ở thế giới Đại Thế”.

Và cũng theo hội Lăng Nghiêm, khi Đức Phật Thích Ca hỏi chỗ sở tu sở đắc của các vị A–la-hán và Bồ tát, thì Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng: Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang. Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội. Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy. Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng. Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau. Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì? Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau. Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ. Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm. Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn. Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ. Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất.”


Lời kết:
Con thường trộm nghĩ tại sao Ngày vía của Ngài lại gần lễ Vu Lan thế???
Phải chăng với Pháp môn Tịnh độ thù thắng, mỗi một câu A Di Đà Phật đã bao hàm vô lượng nghĩa và Di Đà chính là Tự Tánh của chúng ta.
Như vậy, khi ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật” có thể hiểu là “Kính lễ đấng giác ngộ vô lượng” hoặc “Quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng”.
Kinh Thập lục quán dạy, chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng.
Kinh sách cũng cho biết, Phật A Di Đà từng phát nguyện chúng sinh nào nhất tâm niệm danh hiệu ngài sẽ được ngài tiếp dẫn về thế giới Tây phương cực lạc.


Một lòng giữ niệm Di Đà,
Hồng danh sáu chữ thật là rất cao,
Năng trừ tám vạn trần lao,
Người đời nên sớm hồi đầu mới hay.
Khuyên ai xin chớ mê say,
Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an,
 
Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan,
Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
Niệm Phật mở trí cao minh,
Bao nhiêu hôn chướng chẳng sinh vào lòng.
Niệm Phật cứu đặng tổ tông,
Khỏi nơi biển khổ thoát vòng sông mê.
Nên vào ngày này cũng trong mùa Vu Lan Báo Hiếu chúng Phật tử và những người hướng Phật cùng làm lễ kính ngưỡng công đức,từ thập thiện nghiệp của Ngài vì trong các lễ hội các đạo từ ban ra đều nhằm tránh 10 nghiệp ác mà phải đọa địa ngục.


Không chỉ cúng dường, tụng niệm mà còn hướng về Phật pháp, học hỏi Phật pháp, noi gương Ngài ứng dụng vào đời sống để đạt tới lý tưởng tu hành của bản thân.

Ngoài ra, làm nhiều việc thiện, nói nhiều lời hay, phóng sinh, bố thí, gieo thêm căn lành, hạnh lành cho cuộc đời.


Niệm Phật sanh dạ hiền lương,
Từ bi thì có, bạo cường thì không.
Niệm Phật trời cũng thương lòng,
Thường thường ủng hộ cả trong đêm ngày.
Niệm Phật thần cũng kính vì,
Thường hay trợ niệm trong khi đứng ngồi.


Mỗi việc tốt là ngọn nguồn của một cây thiện, đâm ra trái ngọt quả lành mà con người cần phải nhân rộng, đẩy lùi xấu xa ác nghiệt, coi như hoàn thành ý nguyện của Bồ Tát Thế Chí..


Nhân ngày lễ vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát con kính dâng lên Ngài vài vần thơ kính mừng:


Kính quy ngưỡng Bồ Tát Đại Thế Chí …
Xin quay về nương tựa…
Ánh sáng trí tuệ Ngài soi sáng mười phương
Nhiếp lục căn, tịnh niệm năng lực phi thường
Tu thập thiện nghiệp qua Thân, Khẩu, Ý!


Kinh Lăng Nghiêm …
chỗ sở tu sở đắc ….thật thắng trí !
“Chư Như Lai thương chúng sanh như Mẹ nhớ con”
Niệm Phật, nhớ Phật, tâm sẽ viên thông
Nhất định thấy Phật …tự tâm khai ngộ !!


Kính quy ngưỡng Ngài …đã xoa dịu nỗi khổ.
Với hạnh nguyện thành tựu thế giới trang nghiêm
Noi gương Ngài … niệm Phật luôn tinh chuyên
Ngày vãng sanh …bao nghiệp thiện lành hưởng quả


Tiếp cận Tam Thánh …hào quang rộng tỏa !!


Nam Mô Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát


Huệ Hương
Melbourne 10/8/2022 nhằm ngày 13 tháng 7 âm lịch Nhâm Dần PL2566
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2018(Xem: 7758)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 29660)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3957)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 137122)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 5054)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6776)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
28/05/2017(Xem: 11135)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4628)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9554)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 16481)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]