Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 1- Lý tưởng của người bồ-tát - nguồn gốc và sự hình thành.

24/03/202015:47(Xem: 3389)
Bài 1- Lý tưởng của người bồ-tát - nguồn gốc và sự hình thành.

duc bon su

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ



Chương I

 Lý tưởng của người Bồ-tát

Ngồn gốc và sự hình thành


***

Bài 1- Lý tưởng của người bồ-tát - nguồn gốc và sự hình thành.

Bài 2- Hố sâu giữa con người và ngôn từ.

Bài 3- Phật giáo là gì?

Bài 4- Lòng từ bi của Đức Phật.

Bài 5- Sự dũng cảm của Đức Phật.

Bài 6- Sự bình lặng của Đức Phật.

Bài 7- Đức Phật và Ananda.

Bài 8- Sự giác ngộ của Đức Phật và sự giác ngộ của các đệ tử của Ngài.

Bài 9- Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cương thừa là gì?

 



Bài 1

 Lý tưởng của người bồ-tát - Nguồn gốc và sự hình thành

 

            Một hôm, như thường lệ Đức Phật cùng với vài đệ tử đi sâu vào một khu rừng để tránh cái nóng bức lúc giữa trưa. Trong khi đang đi thì Đức Phật cúi xuống nhặt một nắm lá simsapa (tên khoa học là Dalbergia sisso, còn gọi là Indian redwood, ngày nay được trồng rất nhiều tại các vùng bắc Ấn và Bangladesh). Đức Phật thường không thuyết giảng cầu kỳ mà chỉ nêu lên những gì thật đơn giản và trực tiếp, lần này cũng vậy Đức Phật hỏi các tỳ-kheo như sau:

 

            - "Các tỳ kheo nghĩ thế nào, nắm lá trong tay ta ít hơn hay nhiều hơn số lá trong cả khu rừng này?"

           

            Các tỳ-kheo đáp lại:

 

            - "Tất nhiên là số lá trong tay Thế Tôn thật ít so với lá trong cả khu rừng".

 

            Đức Phật lại nói tiếp:

 

            - "Cũng tương tự như vậy, sự thật mà ta đủ sức nêu lên quả thật ít ỏi so với tất cả những sự thật mà ta đã nhận thức được" (kinh  Simsapa Sutta, Samyutta Nikaya/Tương Ưng Bộ Kinh, SN 56.31)

 

            Điều quan trọng không phải là những sự thật mà Đức Phật cảm thấy không có cách nào nói lên [để chúng ta hiểu] mà là những sự thật mà Ngài nghĩ rằng không đáng để mang ra giảng dạy. Sau đó bài kinh tiếp tục cho biết là các sự thật đó không giúp gì cho các đệ tử của Ngài thoát khỏi khổ đau và đạt được giác ngộ.

 

            Thật hết sức rõ ràng, kể từ thời đại của Đức Phật đến nay, con số kinh sách phát sinh từ Giáo Huấn của Ngài đã trở thành cả một khu rừng. Thế nhưng dù cho con số kinh sách đó có to lớn đến đâu đi nữa thì cũng chỉ biểu trưng một phần thật nhỏ sự hiểu biết của một vị Phật.

 

            Điều này cũng đúng với chủ đề mà chúng ta đang tìm hiểu. Thật vậy lý tưởng của người bồ-tát là một chủ đề thật rộng lớn, và cũng là khía cạnh chủ yếu nhất suốt trên dòng tiến hóa của Phật giáo gọi là Mahayana (Đại Thừa). Dòng tiến hoá đó kéo dài khoảng 500 năm - từ năm 0 đến năm 500 thuộc kỷ nguyên của chúng ta - thế nhưng ngày nay vẫn còn được nhiều người tiếp tục tu tập dưới nhiều hình thức khác nhau: từ Phật giáo Tây Tạng đến Thiền học Zen. Tìm hiểu vấn đề này cũng chẳng khác gì đặt bàn tay của mình lên ngực của cả Phật giáo để cảm thấy một con tim đang đập (Đại thừa là một cái gì đó thật sinh động)

 

            Trước việc tìm hiểu vớig tầm cỡ thật rộng lớn đó, chúng ta cũng chỉ có thể đề cập một cách khái quát về vài chủ đề chính yếu mà thôi. Chủ đích của chúng ta trong quyển sách này do đó cũng chỉ giới hạn trong một vài khía cạnh liên quan đến lý tưởng của người bồ-tát, với mục đích giúp chúng ta chọn cho mình một đường hướng tu tập có thể mang lại cho mình các kinh nghiệm cảm nhận tâm linh [sâu sắc,] nhưng chỉ cần một số chi tiết tối thiểu về lịch sử và giáo lý (chỉ cần một số hiểu biết khái quát về lịch sử hình thành của Phật giáo và cũng không cần phải vùi đầu vào kinh sách).  

 

            Dù chỉ là một nắm giáo huấn ít ỏi trong lòng bàn tay của Đức Phật thế mà ngày nay đã đưa đến sự hình thành của lý tưởng người bồ-tát với vô số lá, đến độ chúng ta không còn biết là phải chọn chiếc lá nào (vô số tông phái và học phái đã được hình thành trên dòng tiến hoá của Phật giáo, tạo ra một con đường với hàng trăm hướng, khiến người tu tập không còn biết là phải bước theo hướng nào, tương tự như đang đứng trước một ngã tư đường với hàng trăm mũi tên chỉ hướng).

 

Chữ "bồ-tát" có nghĩa là gì

 

            Thiết nghĩ trước hết nên bắt đầu tìm hiểu xem chữ "bồ-tát" có nghĩa là gì. Tiền ngữ bodhi trong tiếng Phạn có nghĩa là sự hiểu biết, với ý nghĩa một sự hiểu biết tối thượng, một sự hiểu biết thuộc lãnh vực tâm linh, một sự hiểu biết hướng vào thực tại. Thế nhưng chữ bodhi cũng có nghĩa là sự "thức tỉnh" (awakening/éveil), với ý nghĩa một sự "thức tỉnh về sự thực tối hậu", nói một cách khác là một sự hiểu biết xuyên thẳng vào tâm điểm của sự hiện hữu [của con người và cả thế giới]. Do đó, thuật ngữ này thường được dịch là sự "giác ngộ", cách dịch này khá phù hợp với chúng ta khi mới bắt đầu bước vào con đường Phật giáo, và đó là cách gián tiếp nhắc chúng ta không nên tìm hiểu ngôn từ qua nền tư tưởng thuần lý của thế kỷ XVIII (câu này là dành cho người Tây Phương, thế kỷ XVIII tại Âu châu là thế kỷ khởi đầu của nền triết học duy lý và cả khoa học) mà phải tìm cách nắm bắt ý nghĩa sâu xa của ngôn từ trong lãnh vực tâm linh, kể cả trong lãnh vực siêu nhiên. Tóm lại bodhi là một sự hiểu biết tâm linh thượng thặng, đưa đến một sự giác ngộ vĩ đại, và sự giác ngộ đó cũng chính là mục đích tối hậu trong việc tu tập Phật giáo.

 

            Chữ sattva (hậu ngữ của chữ bodhisattva/người bồ-tát) chỉ có nghĩa là "chúng sinh", và chúng sinh ở đây không chỉ đơn giản có nghĩa là "con người" mà là "tất cả mọi sinh vật", từ một con thú đến một con côn trùng nhỏ bé (có nghĩa là tất cả mọi thể dạng của sự sống đều có thể đạt được giác ngộ. Tuy nhiên trong thế giới mà chúng ta đang sống thì con người là chúng sinh có nhiều khả năng hơn cả để đạt được sự giác ngộ đó).  Tóm lại, chữ bodhisattva, có nghĩa là một chúng sinh "giác ngộ", một chúng sinh "thức tỉnh", một chúng sinh dồn tất cả đời mình và sinh lực mình vào việc tu tập để đạt được giác ngộ.

 

            Theo một số học giả thì nên dịch chữ bodhisatta trong tiếng Pali sang tiếng Phạn là  bodhisakta hầu có thể chỉ định được một người nào đó đã đạt được điểm tuyệt đỉnh (summum/đẹp nhất và cao nhất) của Phật giáo, bởi vì hậu ngữ sakta có nghĩa là sự cố gắng hay nỗ lực (đây là một điểm tế nhị trên phương diện thuật ngữ: chữ satta trong tiếng Pali và sattva trong tiếng Phạn chỉ có nghĩa là chúng sinh, chữ sakta trong tiếng Phạn có nghĩa là sự kiên trì hay bền chí, một sự cố gắng vượt bực. Đề nghị này nói lên một ý niệm rất sâu sắc: người Bồ-tát không phải là một người đã đạt được giác ngộ mà là một người luôn ở thể dạng nỗ lực và kiên trì để đạt được thể dạng đó; thế nhưng trên lý thuyết sẽ không bao giờ đạt được thể dạng đó cả mà chỉ là một sự cố gắng triền miên, không bao giờ chấm dứt). Thế nhưng chữ bodhisattva vẫn được mọi người tiếp tục sử dụng với hậu ngữ "sattva" có nghĩa là một chúng sinh với ý nghĩa thông thường của nó, như tôi đã giải thích trên đây. Chẳng hạn như trường hợp nêu lên chữ sarvasattva - có nghĩa là "tất cả chúng sinh" - thì chữ này không nói lên được các phẩm tính to lớn (tức là sự cố gắng và nỗ lực) trong chữ sakta. Thế nhưng từ nguyên thủy thuật ngữ bodhisattva dường như tự nó cũng đã hàm chứa sẵn ý nghĩa (phẩm tính) đó. Dầu sao cũng không có một chút nghi ngờ nào cả, lý tưởng đó (sự kiên trì và cố gắng đó) thật cao cả: người bồ-tát là một chúng sinh thật tuyệt vời. Người ta có thể bảo rằng người bồ-tát là một chúng sinh dành trọn đời mình để tu tập và mong cầu đạt được giác ngộ. Chính vì vậy mà người bồ-tát là một người Phật giáo lý tưởng. "Một người Phật giáo lý tưởng" là một người dành trọn đời mình để bước theo giáo huấn của Đức Phật, hầu đạt được cho mình các cảm nhận của sự giác ngộ , tương tự như Đức Phật đã thực hiện cho chính mình. [Trong khi đó] "Lý tưởng của người bồ-tát" vừa là lý tưởng biến cải của cá nhân mình vừa là lý tưởng giác ngộ của toàn thể nhân loại. Thật vậy, ý niệm về người bồ-tát đã được nâng lên rất cao: người bồ-tát được xem là một người dồn tất cả nỗ lực của đời mình hướng vào sự giác ngộ, thế nhưng sự nỗ lực đó không phải là vì mình mà là để giúp tất cả chúng sinh đều đạt được cái thể dạng đó của chính mình. 

 

            Quả cũng lạ, các kinh sách xuất hiện trước khi ý niệm về lý tưởng của người bồ-tát được hình thành (có nghĩa là các Kinh điển Pali), không mấy khi nói đến ý niệm về chủ đích đạt được giác ngộ là vì sự tốt lành của tất cả chúng sinh, dù rằng đó là cốt lõi của cả một cuộc đời tu tập. Tuy nhiên người ta cũng tìm thấy trong Kinh điển Pali nhiều đoạn nói đến ý niệm này, chẳng hạn như trong trường hợp Đức Phật nêu lên bốn thể loại người:

 

            1- những người không giúp ích gì cho mình, cũng chẳng giúp ích gì cho kẻ khác.

            2- những người giúp ích kẻ khác, nhưng chẳng giúp ích gì được cho bản thân mình.

            3- những người chỉ biết lo toan cho riêng mình, nhưng không quan tâm gì đến kẻ khác.  

            4- những người giúp ích được cả hai: chính mình và cả kẻ khác.

 

            Những gì trên đây nêu lên thật rõ ràng lý tưởng của người bồ-tát (đó là thể loại người thứ tư: giúp ích cho mình và cả kẻ khác). Trong kinh Mahavagga (Con đường rộng lớn) trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật) thuộc Kinh điển Pali, có nêu lên trường hợp Đức Phật thuyết giảng cho sáu mươi vị arahant (A-la-hán) đầu tiên - nghĩa từ chương của chữ arahant là những người thượng thặng đã đạt được giác ngộ bằng cách tu tập dựa giáo huấn của Đức Phật. Trong dịp này Đức Phật dã nói với họ như sau:

 

            - "Này các tỳ kheo, hãy dấn thân với tất cả lòng từ bi của mình, vì sự tốt lành của thật nhiều kẻ khác".

 

(Trong Tạng Luật có nêu lên sự kiện sau khi 60 tỳ kheo đầu tiên trong Tăng đoàn đạt được cấp bậc arahant/A-la-hán, thì Đức Phật triệu tập họ và nói với họ như sau:  "Này các tỳ-kheo, hãy bước vào thế giới để quảng bá Dhamma vì hạnh phúc và sự ích lợi của thật nhiều người". Và đó cũng chính là bổn phận và lý tưởng của người bồ-tát, thế nhưng đồng thời Đức Phật cũng đưa ra một điều luật thật rõ ràng là chỉ giảng cho những ai yêu cầu mình ba lần. Việc quảng bá Dhamma của Phật giáo không phải là một sự cải đạo/proselytism. Ngày nay chúng ta cũng nên tự nhắc nhở mình về giới luật này, thế nhưng khi nào có người "yêu cầu mình ba lẩn" thì mình phải hết lòng với họ. Tuy nhiên nếu muốn nói chuyện về Dhamma với họ một cách trung thực và nghiêm chỉnh thì chính mình cũng phải luôn "kiên trì" và "cố gắng" học hỏi, tạo cho mình một cung cách hành xử tương tự như một người bồ-tát).

 

            Những gì trên đây (trong Kinh điển Pali) cho thấy thật rõ ràng việc tu tập không phải là vì mình mà là kẻ khác. Tuy vậy cũng có thể có một số điều không thấy nói đến trong Kinh điển Pali, mà chỉ được đưa vào kinh sách sau này, chẳng hạn như trong một số kinh Đại thừa, lòng từ bi - tức là lý tưởng hướng vào kẻ khác - được nâng lên một cấp bậc thật cao (nếu nhìn lại bài kinh Metta Sutta - Samyutta Nikaya/Tương Ưng Bộ Kinh , SN 46.54 - nói về bốn thể dạng vô biên của tâm thức, thì lòng từ bi được xếp vào hàng thứ hai, cao hơn lòng nhân ái một cấp bậc). Thế nhưng khi nhìn vào Kinh điển Pali thì người ta cũng sẽ thấy không hiếm các quan điểm nêu lên lý tưởng nguyên thủy của Phật giáo không phải là một sự giải thoát chỉ vì cá nhân mình (Đức Phật chuyển bánh xe Dhamma không phải là vì Ngài hay bản thân Ngài).

 

            Người ta có thể nghĩ rằng vào thời đại của Đức Phật con người cảm thấy không cần phải nhấn mạnh đến vấn đề trên đây (con người vào thời cổ đại dường như sống gần nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn, lòng từ bi là một cái gì đó thật tự nhiên. Trong các xã hội tân tiến ngày nay, sự trợ là do luật pháp quy định và quản lý, chẳng hạn như luật bảo hiểm xã hội do nhà nước điều hành hoặc các hội ái hữu, con người dường như trở nên cá nhân và ích kỷ hơn). Nếu hình dung Đức Phật đang đứng trước mặt mình thì quả hết sức khó tạo ra cho mình một cuộc sống tâm linh khác hơn với chính Ngài.  Thế nhưng thời buổi ngày nay, như chúng ta từng thấy, xu hướng cá nhân đã trở thành quá mạnh, và đấy chính là lý do khiến chúng ta cần phải tạo ra cho mình một cung cách hành xử ngược lại. Nếu muốn hiểu được tại sao điều đó đã xảy ra như vậy, và tại sao phải cần nêu cao lý tưởng giác ngộ là "vì sự tốt đẹp của tất cả chúng sinh", thì phải nhìn vào nguồn gốc đưa đến sự hình thành của cả Phật giáo, bằng cách căn cứ vào một số khía cạnh căn bản của bản chất con người (hãy nêu lên một thí dụ nhỏ: vào thời đại của Đức Phật, các thôn làng nghèo nàn mỗi sáng cúng dường thức ăn cho các đoàn người tu hành khất thực, ngày nay chùa chiền phải tổ chức các bữa cơm "xã hội có ca nhạc giúp vui" để kiếm đôi chút lợi nhuận dùng vào việc Phật sự. Lý tưởng của người Bồ-tát là để khống chế sự thúc dục của các thứ bản năng sinh tồn, truyền giống và sợ chết - nhất là bản năng sinh tồn - đưa đến mọi sư tính toán, bon chen và ích kỷ, đã ăn sâu vào da thịt và tâm thức của mỗi cá thể).

 

                                               

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 23.03.20

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13607)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14491)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 18414)
Bồ Tát Quán Thế Âm, hình ảnh rất thân thiết, gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Ðông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức, . . .
08/04/2013(Xem: 11843)
Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 13066)
Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Ðộ, không những trên phương diện tư tưởng, tu chứng, mà còn cả trên phương diện văn học. Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ. Tương truyền ở Ấn Ðộ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này, và ở Tây Tạng nó đã trở thành một trong sáu bộ luận "gối đầu" cho những kẻ học Phật.
05/04/2013(Xem: 3613)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
29/03/2013(Xem: 5116)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn.
27/03/2013(Xem: 4480)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3890)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3900)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]