Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Hành Sơn

23/03/201918:34(Xem: 3633)
Ngũ Hành Sơn

ngu hanh son 2
NGŨ HÀNH SƠN

 

Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).

Trong động dãy núi Ngũ hành,hình dáng một tôn tượng xuất hiện trên vách đá; vào thập niên 1960 thế kỷ XX, Ki tô giáo tin là tượng đức Mẹ Maria, muốn tranh thủ vùng núi thuộc về mình, trong lúc chưa phân trắng đen, một người phát hiện chân tượng mờ ảo hiện ra tòa sen, thế là vùng đó được gọi là chùa Quán thế Âm.Chư Tăng ẩn tu trong các hang động cũng dần phát triển.

Qua thời gian thăng trầm Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại. (tổ chức và sự kiện). TT T. Huệ Vinh kế thừa trụ trì, lễ hội Quán Thế Âm thường xuyên được tổ chức ngày càng quy mô dưới nhiều hình thức.Ngoài lễ nghi tôn giáo, còn có những gian hàng trưng bày tranh ảnh, pháp phục, kinh sách, băng đĩa và ẩm thực trai tịnh.

                                                 ***


Ngu Hanh Son (4)

Đức Bồ Tát Quán Thế Âm là một biểu tượng của tình thương thuộc hệ thống Bắc truyền. Những dân tộc châu Á chuyển hóa tình thương của một Bồ Tát thành hình ảnh của một mẹ hiền Quán Thế Âm để nâng cao tấm lòng từ bi đối với niềm đau nổi khổ của chúng sanh. Từ những đức tin cộng đồng trãi qua nhiều thời gian, niềm tin trở thành hiển linh, và tôn tượng trở thành một hình ảnh bất khả phủ bác.

Ngoài hình ảnh và tin vào tha lực đó,tinh thần hướng nội hòa nhập với lòng từ bi của hành giả, hình ảnh và đặc tính của Bồ Tát Quán Thế Âm đã nâng cấp trị giá một hạnh nguyện hóa giải mọi nội kết của kiết sử tự thân, lúc đó “niệm bỉ Quan Âm lực, đao tầm đoạn đoạn hoại…” là những mắc mứu tự thân được hóa giảinhững vấn đề tưởng chừngnghịch lý như vào lửa lửa không cháy, vào nước nước không trôi trong kinh Phổ Môn, đó cách chuyển hóa để không bị tham sân si nhận chìm hoặc bị đốt cháy mà kinh Phổ Môn trừu tượng hóa công năng của vị Bồ Tát, lúc bấy giờ, Bồ tát và hành giả là một. Hành giả lắng nghe mọi ước vọng, nhu cầu cá nhân để thanh tịnh hóa tâm thức. Pháp môn “phản văn, văn tự tánh” cũng chỉ giúp hành giả lắng nghe tánh thường tại của mình, khác chăng là một đàng lắng nghe dục vọng loạn tâm, một đàng lắng nghe tánh biết thường tại, để đi đến kết quả như nhau.Một khi hành giả thâm nhập tự tánh, lúc bấy giờ lòng từ hiển lộ trọn vẹn mà không phải nhờ sự cố gắng thể hiện tình thương bởi ý thức.

Kỷ niệm công hạnh của một tình thương bao la đó, tôn tượng được hàng vạn tín đồ Phật giáo Bắc truyền luôn đặt niềm tin lúc gặp tai ương, khẩn cầu khi hoạn nạn, ước vọng khi chưa hoàn thành…Kỷ niệm ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm, chùa mang tên ngài tại núi Ngũ hành, Đà Nẵng cũng đã thiết lập lễ hội ngày càng đa dạng do TT Huệ Vinh khởi xướng, đặc biệt có sự tham dự của đoàn Phật giáo Nam Hàn và các đoàn thể bảo lưu văn hóa cổ truyền.Một số bộ môn giải trí lành mạnh cũng được trình diễn. Làng Mai cũng có một ca điệu về Bồ Tát Quán Thế Âm rất thiền vị. Cả chùa chiền, am tự và tư nhân đều tôn kính Ngài, cho thấy niềm tin của quần chúng Phật tử đặt trọn vẹn vào lòng từ bao la đó. Tôn kính Bồ Tát Quán thế Âm là tôn kính lòng từ của chính mình, đó là cách hóa giải mọi ngăn cách con người với con người, con người và mọi sinh vật.

 

MINH MẪN

22/3/2019  nhằm ngày 17/2/ Kỷ Hợi

 

 
le-hoi-quan-the-am-2

 

Đặc sắc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 2019


Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là một trong những lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tôn giáo của đạo Phật, đồng thời mang tính quần chúng, nét truyền thống văn hóa của địa phương gắn với di tích cấp quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa mới được công nhận. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/3 (nhằm ngày 17 đến 19/2 âm lịch).


Được biết, năm nay phần lễ sẽ tiếp tục diễn ra theo nghi lễ Phật giáo, bao gồm: Lễ rước ánh sáng tổ chức vào tối 18/2 âm lịch; Lễ trai đàn chẩn tế tổ chức vào sáng 19/2 âm lịch; Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc tổ chức vào sáng 19/2 âm lịch; Lễ rước tượng Quán Thế Âm tổ chức vào cuối buổi sáng 19/2 âm lịch.



Sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật Bà Quán Thế Âm từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên sông Cầu Biện, sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Bên cạnh đó, một nghi lễ hết sức ý nghĩa tại lễ hội Quán Thế Âm năm nay là nghi lễ dâng hương tại Miếu thờ tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, lễ tế Thạch nghề Tổ sư, lễ tế Xuân.


Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.

Đây là những nghi lễ do nhân dân địa phương thực hiện với ước muốn cầu quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, cũng như tưởng nhớ và tri ân những người có công sáng lập, trao truyền nghề đá mỹ nghệ Non Nước…

Năm nay, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn bên cạnh những phần nghi lễ như mọi năm còn có nhiều chương trình đặc sắc như: triển lãm mỹ thuật, tranh, ảnh, thư pháp, thư họa và ra mắt đặc san Diệu Âm Lễ hội Quán Thế Âm 19/2; giao lưu thơ nhạc về Phật giáo, triển lãm tranh, ảnh với chủ đề “Thiền” và tranh, ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; Tiếp tục mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam…

Ngoài ra, các hoạt động như Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, hội cờ làng, hội thi kéo co, đẩy gậy, đua thuyền truyền thống và hội hoa đăng tiếp tục duy trì tổ chức, hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều điều thú vị bởi những nét độc đáo rất riêng.

Đến tại thời điểm này, Ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban phục vụ lễ hội như: du lịch, văn hóa, thương mại, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, y tế… Theo đó, mỗi ban có một nhiệm vụ riêng, bảo vệ an toàn cho lễ hội.


le-hoi-quan-the-am-3
le-hoi-quan-the-am-1

Toàn cảnh Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn 


Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn hằng năm là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng lớn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây còn là dịp để quảng bá sâu rộng hình ảnh và sản phẩm du lịch của thành phố nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng. Năm nay, lễ hội tiếp tục diễn ra theo nghi thức Phật giáo đan xen và hòa quyện với phần hội truyền thống, hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách trong những ngày xuân.

Cẩm Luyến (Tổng hợp)
https://www.dulichvietnam.com.vn/dac-sac-le-hoi-quan-the-am-ngu-hanh-son-2019.html



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2013(Xem: 3564)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3569)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
11/12/2012(Xem: 5441)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
23/10/2012(Xem: 4385)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 10899)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 8274)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 8377)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3382)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 11333)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
04/04/2012(Xem: 3738)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567