Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ chân thành nhất khi đọc tụng "Thập Quảng Đại Nguyện Phổ Hiền"

19/03/201922:10(Xem: 5024)
Cảm nghĩ chân thành nhất khi đọc tụng "Thập Quảng Đại Nguyện Phổ Hiền"

Bo Tat Pho Hien 5
CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH NHẤT KHI ĐỌC TỤNG
   "THẬP QUẢNG ĐẠI NGUYỆN PHỔ HIỀN" 

Từ nhiều năm nay, tôi có  một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.

Không hiểu gần đây sau mỗi lần tự thệ, hình như lạ làm sao giọng đọc của tôi giống như khóc quá... và có lúc lại khóc ướt cả mi. Nhìn lên hình Đức Bồ Tát Phổ Hiền (một lần đã thỉnh được khi hành hương Tứ Đại Danh Sơn 2012) tôi chợt thấy lòng một chút hỗ thẹn, có phải chăng tôi chưa thật sự biết gì là Bồ đề Tâm ? 

Thì ra từ lâu ý định tôi không đi trước hành động, nhưng... vì cứ lập đi lập lại nên đã trồng được một chút rễ tốt khiến tôi có được hỗ thẹn này ! 

Thế là tôi dành cả 10 ngày tham khảo lại để học và suy ngẫm, có được chút ít điều suy tư được thì ngày vía của Đức Phổ Hiền gần đến (21/ 2 âm lịch). Để báo đáp ân Đức của Ngài với một chút lòng thành, đêm nay tôi đã chờ giờ linh thiêng nhất (theo Cố HT Thích Thông Bửu , giờ hoà hợp âm dương... hai giờ sáng để xin phép Ngài linh ứng cho tôi được mạo muội trình bày những điều đã học và đã suy tư... cùng các bạn để chúng ta có thể trao đổi thêm cho nhau những gì của  Diệu Pháp Như Lai trong thời đại  mới này chăng? 

Được như vậy hẳn là điều trân quý lắm... và chắc có lẽ Ngài đã hứa khả... và tôi đã viết và viết như sau : 

       TU HẠNH PHỔ HIỀN là sao? 

Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI có dạy một câu rất quan trọng, đó là " Một sắc một hương đầy khắp pháp giới " được giải thích như sau cho Hạnh Phổ Hiền : 

   "Điều  ác  chớ nên làm 

   Huân tập các việc lành" 

và các việc lành ấy chính là Thập quảng đại nguyện của Ngài đó là ( Lễ  kính Chư Phật - Xưng tán Như Lai - Quảng tu cúng dường- Sám hối nghiệp chướng - Tuỳ hỷ công đức - Thỉnh chuyển Pháp Luân - Thỉnh Phật trụ thế - Thường tuỳ Phật học - Hằng thuận chúng sinh - Phổ giai hồi hướng)  

      Tu hạnh Phổ Hiền thì phải Phát Tâm Bồ Đề để đi thẳng vào biển lớn TỲ LÔ HOA TẠNG 

 

         Phát tâm Bồ Đề là thế nào?

" Phát Tâm Bồ Đề là biết rõ tất cả Chư Phật cùng chúng sanh đồng một Giác Nguyên , ai ai cũng đều cùng 1 THỂ " 

         Tại sao lại phải Phát khởi lại Tâm Bồ Đề ? 

Có phải vì  chúng sinh bị mê mờ vô minh phiền não che lấp, trôi lăn bao kiếp luân hồi nên quên mất rằng tánh Giác là của mình, nên đã quay lưng lại với nó, luôn chạy theo bóng dáng của 6 trần đã vậy còn duyên theo nó nay chư Tổ vì thương xót chúng sinh nên khuyến phát chúng ta để chúng ta nhớ lại và sống được với Tâm Bồ Đề... và chính vì thế mà các giảng sư thường minh giải trong các bài pháp thoại về Khuyến phát Bồ đề Tâm Văn của Đại Sư TỈNH AM (THẬT HIỀN Đại Sư).

Kính lạy Đức Phổ Hiền Bồ Tát 

Từ lâu con đã đánh mất mình 

Trôi lăn vào màn phủ vô minh 

Duyên may một lần Nghe... khuyến phát.

Sao có thể Bội trần hợp Giác ? 

Nguyện từ nay Tâm phát Bồ Đề 

Hà sa kiếp... lần bước trở về 

Mình, người tất cả... đồng Nguyên Giác 

       ( HH ) 

Do vì Bồ Đề Tâm là Tri kiến Phật, là tánh Giác của mình . 

Khuyến là khuyến khích, bày tỏ 

Phát là phát khởi , tiến lên 

Khuyến phát là nhằm bày tỏ khuyên ta chớ lấy Trí nhỏ mà cho là tự đủ phải phát khởi tiến lên, cầu đạo vô thượng Bồ Đề thăng vào biển lớn (nghĩa là dù đã sạch vọng tưởng đảo diên, thức tâm đã trong sạch rồi mới có được cái Tâm Nghe . 

       Phổ Hiền là Tâm Nghe  thấu suốt mười phương 

Tâm Nghe chính là Nhĩ thức diệu dụng của tâm linh đi khắp 10 phương pháp giới 

(nghĩa là đã sạch vọng tưởng đảo điên , thức tâm đã trong sạch rồi mới có được cái Tâm Nghe) 

Tâm Nghe  thấu suốt 10 phương thì cái Biết  thấu suốt 10 phương và bấy giờ  Tâm thức đã biến thành TẠNG ĐẠI QUANG MINH (Trí tuệ Bát Nhã) hay còn gọi là Bản Tâm.

Chúng sanh phàm phu chúng ta chỉ biết Tai Nghe, ngoài thì niệm niệm dong ruồi theo thanh trần trong lại phần duyên dấy khởi lăn theo những phải quấy của thanh tướng, vọng tưởng phiền não loạn khởi (theo Thiền sư Minh Chánh trong Diệu Nghĩa Pháp Hoa kinh).

Cũng được giải  thích theo Thiền Sư một khi đã thấy biết thấu suốt 10 phương... thì tất cả đều là Huyễn, Mộng, nghĩa là thấy rõ tất cả cảnh trần đều là Không, đều do trùng trùng duyên tác hợp và được tạo lập theo Thập Như Thị - Như thị tướng (hình thức ) -Như thị Tánh (bản tánh) - Như thị Thể (biểu hiện) - Như thị Lực (năng lực)- Như thị Tác (hành tác)- Như thị Nhân (nguyên nhân)- Như thị Duyên (duyên cớ)- Như thị Quả (kết quả)- Như thị Báo (báo đáp)- Như thị Bổn mạt cứu cánh (toàn bộ nền tảng rốt ráo như thế).  

Kính lạy Đức Phổ Hiền Bồ Tát, 

Thất tình vọng tưởng..... cắt mê lầm 

Mộng, huyễn thôi vướng mắc.... Thức Tâm! 

Mười đại nguyện... trạm nhiên diệu giác. 

Cuối cùng cũng xin được trộm nghĩ như sau: Tính chất của mình có thể ... thể hiện được sức mạnh tu tập của mình phù hợp với ý chí và khả năng mình. Nhưng việc thọ nhận Pháp của mình lại cho thấy mọi nỗ lực của ta rồi cũng sẽ được đền đáp. Sẽ không bao giờ là vô ích nếu chúng ta đừng dừng lại ở một giới hạn nào đó mà phải tự mình luôn đào sâu sự hiểu biết thêm để tiến lên từng bước....

Đạo Phật phải chăng Đạo Tự Tại? 

Hiểu được rồi phát triển.... Niềm Tin 

Ấp ủ kiên trì nỗ lực... Minh 

Hoà nhập thế gian... cùng dòng chảy !!!!

Kính mong được các bạn chỉ giáo thêm và chia sẻ thêm để cùng nhau sống trong Giáp Pháp Như Lai  và ngày nào đó ta chợt nghe đâu đây một mùi hương bao trùm không gian... thưa các bạn có thể chúng ta được Đức Phổ Hiền xoa đầu và khuyến tấn....

Cư sĩ Huệ Hương 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2010(Xem: 12105)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
23/11/2010(Xem: 4321)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3124)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3149)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 17004)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2536)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 6754)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4147)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
03/10/2010(Xem: 2792)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3111)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567