Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vọng Mãi Lời Ru

21/05/201405:03(Xem: 12485)
Vọng Mãi Lời Ru
Quan Am Bo Tat Quang Duc
Vọng Mãi Lời Ru







Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Bao La Tình Mẹ

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, gọi các Tỷ kheo:

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ kheo, cái gì là nhiều hơn ? Sữa mẹ mà các ông đã uống trong
khi các ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài hay nước trong bốn biển ?

Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn dạy, chúng con hiểu rằng, nhiều hơn là sữa mẹ mà chúng
con đã uống trong khi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài chớ không phải là nước trong bốn biển.

Lành thay, này các Tỷ kheo, các ông đã hiểu pháp mà Ta đã dạy.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 4, phẩm 1, phần Sữa, VNCPHVN ấn hành 1993, tr.314)

Suy Nghĩ :

Hầu hết chúng ta lớn khôn đều bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Tạo hóa đã ban cho mẹ
một bầu sữa ngọt ngào, giúp trẻ sơ sinh có đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể
mà hiếm có một hợp chất dinh dưỡng nhân tạo nào có thể thay thế được.
Và những dòng sữa ấy cũng chính là một phần thân thể của mẹ.

Trước đó, khi biết mình đã mang thai, mẹ đã sống vì con. Gần mười tháng cưu mang,
ba năm bú mớm, mẹ đã dồn hết sinh lực của mình để san sẻ cho con. Với mẹ,
con là tất cả, thậm chí có thể vì con mà quên đi tính mạng của mình. Con ngày càng
khôn lớn thì sức mẹ cũng hao mòn, cạn kiệt dần nhưng mẹ luôn vui về điều đó.
Mẹ đã cho con tấm hình hài bằng tất cả tình thương và máu thịt. Vì thế, khi nói sữa
mẹ mà chúng ta đã uống trong khi lưu chuyển luân hồi từ vô thủy đến nay
nhiều hơn nước trong bốn biển cũng chẳng cường điệu chút nào.

Vẫn biết “lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” nhưng cuộc sống với vô vàn biến động,
mãi lo kiếm sống nên nhiều khi lãng quên, chểnh mảng bổn phận làm con. Vì thế,
những người con hiếu thảo cần phải quán niệm thường xuyên về thâm ân
dưỡng dục để nuôi lớn và giữ trọn hiếu tâm, hiếu hạnh đới với những đấng sanh thành.

Nhận thức được thâm ân sanh dưỡng của cha mẹ bao la như trời biển là cơ sở quan trọng
để thực hành trọn vẹn hạnh hiếu. “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”.
Tâm làm nền tảng cho hành động, vì thế, một khi đã thành tựu tâm hiếu thì chắc chắn
sẽ viên thành hạnh hiếu.




Bóng Mát

Cách đây rất lâu, ở một làng nọ có một cây táo cổ thụ. Hàng ngày có một cậu bé
hay ra chơi đùa với cây. Cậu leo trèo lên ngọn cây, hái táo để ăn và khi đã mệt mỏi
cậu ngủ thiếp đi dưới bóng râm của nó. Cậu rất yêu quí cây táo và cây táo cũng thích
chơi đùa với cậu. Thời gian trôi đi, cậu bé ngày nào đã lớn và không còn chơi đùa với cây
táo nữa. Một ngày nọ cậu xuất hiện với vẻ mặt rất buồn bã. Cây táo muốn cậu chơi đùa
với nó, nhưng cậu từ chối :

- Tôi không còn nhỏ nữa và tôi không muốn chạy xung quanh cây. Tôi muốn chơi đồ
chơi kia nhưng tôi không có tiền để mua chúng.

- Tôi cũng không có tiền - Cây táo nói: Nhưng cậu có thể hái các trái táo để bán và
cậu sẽ có tiền. Cậu trai rất mừng khi nghe đề nghị như vậy. Cậu hái hết các quả táo
mang đi bàn và không trở lại nữa. Cây táo rất buồn vì nhớ cậu.

Một ngày kia, cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai, đến bên cây táo. Nó rất
vui mừng và đề nghị cậu chơi đùa với nó. Nhưng chàng trai từ chối và đề nghị cây táo
hãy cho chàng một ngôi nhà để gia đình của chàng trú ẩn.

- Tôi không có nhà để cho cậu - cây táo nói - nhưng cậu có thể chặt những tán cây
của tôi để làm nhà.

Và thế là chàng trai chặt hết các tán cây, vui vẻ mang đi. Cây táo rất hạnh phúc
khi thấy chàng trai vui nhưng không thấy chàng quay lại. Nó trở nên buốn bã và cô độc.
Vào một ngày hè nóng nực rất lâu sau đó, người đàn ông - cậu bé lại xuất hiện. Và cây
táo lại rất vui mừng. Nó muốn chơi đùa, nhưng người đàn ông ấy từ chối vì mệt mỏi.
Ông ấy muốn có một chiếc thuyền để nghỉ ngơi và muốn cây táo giúp mình. Cây táo
đề nghị người đàn ông hãy đốn thân cây to lớn của nó đề làm thuyền. Người đàn ông
đốn cây và không xuất hiện nữa.

Cuối cùng , vào một buổi chiều , ông lão - cậu bé đã xuất hiện.

- Ôi con trai ,bây giờ thì ta không còn gì để cho con nữa rồi - cây táo nói
- Không còn những quả táo chín ngọt.
- Con không còn răng để ăn táo…
- Cũng không còn cành để con leo...
- Con không đủ sức để làm việc đó.
- Thật sự ta không còn gì nữa, chỉ còn mỗi gốc cây - Cây táo khóc…
- Con không cần cái gì nữa cả. Chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi thôi.
Nói rồi ông lão ngồi lên gốc cây. Cây táo rất đỗi vui mừng.
Nó cười qua làn nước mắt.

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn dành cho tất cả mọi người. Cây táo là cha mẹ
chúng ta. Khi chúng ta còn bé chúng ta rất thích chơi đùa với Bố, Mẹ. Nhưng khi chúng
ta lớn thì chúng ta rời bỏ họ và chỉ quay về khi chúng ta cần lấy thứ gì hay chúng ta
có những nỗi phiền muộn. Cha mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ đón nhận chúng ta và làm
tất cả những gì miễn là chúng ta được hạnh phúc. Cha mẹ đã hy sinh một đời vì con cái.

Vì vậy hãy yêu quý cha mẹ dù ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào bạn nhé!

Tâm Ngôn

__(())__



Vọng Mãi Lời Ru

À ơi con ngủ cho tròn
Mẹ ru.. bể cạn non mòn vẫn ru
Ơi à.. giấc ngủ mùa thu
Mẹ đưa qua những sương mù tháng năm.
Bàn tay lót chỗ con nằm
Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya
Lời ru thắm đượm tình quê
Ầu ơ.. lặng cả tiếng ve muộn phiền.

Ơi lời ru mẹ dịu hiền
Cho ngày thơ dại thần tiên ngọt ngào,
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu, mưa nắng dãi dầu vì con
À ơi.. con ngủ cho ngon..
Một vầng trăng khuyết đã tròn giữa đêm.

Lời ru gieo hạt bình yên
Mây trời rủ xuống ngoài hiên ngủ vùi
Mẹ ru ấm chỗ Ngoại ngồi
Cho phai thương nhớ ngậm ngùi tử sinh.
Ru con, mẹ cũng ru mình
Ru niềm đau thủa bóng hình cách xa
Ru cho vẹn cả tình cha
Quan san vạn lý thiết tha giống nòi..

- Lớn khôn cách biệt mẹ rồi
Lời ru theo vạn bước đời của con..
Ru Đời, ru Đạo vuông tròn
Thiên thu tiếng mẹ hóa hồn núi sông..


Thích Tánh Tuệ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9255)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4230)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9039)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15442)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4574)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8840)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9636)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14961)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7187)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567