Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Tiền kiếp của ngài Mahà Moggallàna

13/01/201216:17(Xem: 7447)
08. Tiền kiếp của ngài Mahà Moggallàna


Cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên

Tác giả: Hellmuth Hecker- Dịch giả: Nguyễn Điều

8- TIỀN KIẾP CỦA MAHA MOGGALLANA

Về sự nhớ lại tiền kiếp, Đại đức Maha Moggallàna chỉ tự thuật có một lần. Đó là Kinh số 50 thuộc bộ Trung A Hàm (Majjhima Nikaya), soạn giả xin phép dùng bản Kinh ấy làm căn cứ cho chương này.

Trong Jataka (Túc Sanh Truyện), tức những truyện nói về tiên thân Đức Phật Thích Ca và Mahà Moggallàna đã gặp nhau trong nhiều kiếp. Ít nhất là có ba mươi mốt lần Đức Phật và Mahà Moggallàna phải gặp nhau là một điều tự nhiên. Đối với thời gian vô lượng kiếp, con số ba mươi mốt lần gặp nhau ghi trong Kinh quả thật quá ít, quá nhỏ, so với cái chuỗi luân hồi “bất tận” mà cả hai vị đã trải qua. Tuy nhiên, như thế cũng đủ để cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tiền kiếp của vị Sa-môn này.

Dĩ nhiên ở đây soạn giả không thể kể hết ba mươi mốt kiếp một cách chi tiết, với đầy đủ những nét đẹp, những phẩm cách xứng đáng của một trong hai đại đệ tử. Nhưng những gì mà soạn giả cố gắng ghi lại trong cuốn sách nhỏ bé này chính là những nét quan trọng để cho các hàng Phật tử có thể tìm hiểu tiểu sử và nhân cách của Đại đức Mahà Moggallàna (Mục-kiền-liên).

Điểm thứ nhứt chúng ta tìm thấy trong Jakata (Túc Sanh Truyện) “mối liên hệ mật thiết” giữa Bồ-tát (tiền thân Đức Phật) với Mahà Moggallàna. Nhiều kiếp Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Mahà Moggallàna đã sanh làm anh em của đức Bồ-tát. (Như ghi trong các Kinh Jàtaka số 488, 509. 542, và 543). Rồi ở những kiếp khác, họ lại sanh làm bạn của Bồ-tát (Jàtaka số 326). Hay khi đức Bồ-tát làm vua thì họ trở thành hai trung thần (Jàtaka 401). Thỉnh thoảng, họ cũng sanh làm đạo sĩ, môn đồ của đức Bồ-tát (Jàtaka số 423, và 522). Ngoài ra, họ còn sanh làm thầy của đức Bồ-tát nữa (Jàtaka 539).

Đặc biệt, những Túc Sanh Truyện kể lại đức Bồ-tát làm vua, Sàriputta làm Thái tử, còn Mahà Moggallàna thì làm quan chỉ huy Ngự lâm quân (Jàtaka 525). Hoặc đức Bồ-tát làm trời Đế Thích (Sakka) thì Sàriputta và Mahà Moggallàna làm “Tiên trưởng” cai quản hai cung Nhật Nguyệt (Jàtaka số 450)

Điểm thứ hai đáng cho chúng ta chú ý là sự chênh lệch giữa Mahà Moggallàna với Sàriputta trong một số tiền kiếp sanh làm cầm thú. Đọc kỹ Túc Sanh Truyện (Jakata) chúng ta sẽ nhận thấy rằng mặc dù cả hai vị đại đệ tử này thường đồng hành trong cái vòng sanh tử. Những khi tái sanh từ cõi người trở lên thì họ có địa vị tương đương nhau. Còn khi luân hồi làm thú vật, thì họ lại ở tình trạng hoàn toàn chênh lệch. Đặc biệt là Sàriputta luôn luôn sanh làm những thú vật tiến hóa hơn:

Chẳng hạn như trong Ja(kata số 73, Sàriputta sanh ra làm rắn thì Mahà Moggallàna làm chuột. Trong Jakata số 206, 486, Sàriputta sanh làm chim thì Mahà Moggallàna sanh làm rùa. Trong Jakata 272, 361 và 438, Sàriputta sanh làm sư tử thì Mahà Moggallàna sanh làm cọp. Trong Jakata số 37, Sàriputta sanh làm khỉ thì Mahà Moggallàna sanh làm voi. Trong Jakata số 315 Sàriputta sanh làm rắn thì Mahà Moggallàna sanh làm chó sói. Trong Jakata số 490, Sàriputta sanh làm người thì Mahà Moggallàna sanh làm thú.

Duy nhất chỉ trong bốn Jakata (Túc Sanh Truyện) số 160, 187, 215 và 476 là cả hai sanh làm chim thiên nga như nhau.

Rồi lúc sanh làm người, địa vị của Sàriputta thường cũng cao hơn địa vị Mahà Moggallàna (Mục-kiền-liên). Hoặc vào nghề nghiệp, Sàriputta vẫn tương đối đỡ cực hơn Mahà Moggallàna phần nào như trong Jakata số 525, Sàriputta sanh làm Hoàng tử thì Mahà Moggallàna sanh làm quan Đại thần. Trong Jakata số 544, Sàriputta sanh làm quan Đại thần thì Mahà Moggallàna sanh làm người hầu cận. Trong Jakata số 151, Sàri-putta sanh làm người xa phu cho Hoàng gia Bodhisatta thì Mahà Moggallàna sanh làm xa phu cho hoàng thân Ananda.

Riêng lần nọ Mahà Moggallàna sanh làm Nguyệt thần thì Sàriputta sanh làm Đạo sĩ tên Narada( (Jàkata số 535), và một lần khác Sàri-putta sanh làm Nguyệt thần thì Mahà Moggallànasanh làm một vị tiên cao hơn cai quản Nhật Cung (Jàkata số 450). Đây là hai trường hợp Mahà Moggallàna tái sanh vào địa vị cao hơn Sàriputta.

Nói tóm lại, khi sanh kể từ người trở lên thì hai nhân vật này có địa vị tương đương nhau.

Túc Sanh Truyện cũng có ghi một lần duy nhứt Sàriputta và Mahà Moggallàna bỗng tái sanh làm hai đối thủ. Đó là Ja(kata số 545 thuật lại rằng Sàriputta sanh làm Long vương (Nàga) thì Mahà Moggallàna sanh làm vua chim đại bàng (Đại bàng điểu vương) tên Supanna. Giống chim này rất to, chỉ ăn thịt rồng rắn.

Trường hợp Túc Sanh Truyện (Jakata) chỉ nói đến một mình Mahà Moggallàna, mà không có sự góp mặt của Sàriputta rất hiếm. Chỉ có hai lần:

a- Lần thứ nhất Mahà Moggallàna sanh lên trời thay thế Thiên vương Đế Thích (Sakka). Kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) đoạn 37 thuật: “Khi ấy, vị chúa tể cõi trời (Tiền thân Mahà Moggallàna) đã khiển trách những Thiên vương tiền nhiệm không giữ đúng phẩm hạnh, rồi với tư cách là vua trời Sakka (tiền thân Mahà Moggallàna) đã hiện xuống trần gian để cảnh tỉnh một “người bạn” bần tiện (?) quay về với đạo đức và tạo dịp cho người bạn ấy được tái sanh lên những cõi cao hơn (Jakàta số 78).

Nhưng trong một kiếp khác, Sàriputta và Mahà Moggallàna cùng sanh lên làm người. Cả hai là những thương gia tham lam, đã đem tiền của chôn sâu dưới đất. Sau khi chết, một người sanh làm rắn, người kia sanh làm chuột, đào hang ở cạnh chỗ ngày xưa mình chôn giấu tiền bạc (Theo Jàkata số 73).

b- Câu chuyện thứ hai thuật Mahà Moggallànasanh làm chó rừng. Khi tìm thấy một con voi xóc cây lủng bụng chết, chó rừng vì háu ăn nên chui vào lỗ hổng nơi bụng voi, nằm trong đó ăn cho bằng thích. Đến khi ăn no, mặt trời lên cao, xác voi sình bịt kín lỗ hổng, cho không chui ra được mới hối hận thì đã muộn. Câu chuyện có ngụ ý tiêu biểu và cảnh cáo những kẻ say mê hưởng thụ (Jàkata số 490).

Nhưng Túc Sanh Truyện nổi tiếng phải kể là câu chuyện Mahà Moggallàna sanh làm quan giữ kho lúa gạo của dân tộc Kuru, và Sàriputta sanh làm người lái buôn. Cả hai, một bên giữ đúng bổn phận của một công bộc, một bên mua bán hợp pháp nên đã không vi phạm giới trộm cắp và tội sang đoạt, dù họ đang có dịp thuận tiện làm điều bất chánh mà không ai biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2011(Xem: 7034)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 12588)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6380)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4249)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3516)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3201)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5882)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4344)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2873)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13544)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]