Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Hải Thiên Phật Quốc

06/04/201114:36(Xem: 3262)
11. Hải Thiên Phật Quốc

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

11. HẢI THIÊN PHẬT QUỐC

Dưới chân núi Phật Đỉnh, ở bên đường Hương Vân có một tảng đá lớn nghiêng hẳn về phía trước như chực đổ xuống, trên đá có khắc bốn chữ “Hải Thiên Phật Quốc” với nét bút hùng tráng, nét khắc tinh xảo. Bốn chữ đẹp như một bức tranh thư pháp ấy không phải do một văn nhân học sĩ nào viết, mà là bút tích của một vị tướng quân nổi danh đời nhà Minh, tên là Hầu Kế Cao, nhờ dẹp tan giặc Nụy mà sử sách đề tên.

Hầu Kế Cao là một vị tướng quân văn võ song toàn, ra trận thì cầm binh như thần, tài ba vũ bão, mà bình thường thì lại là một tín đồ Phật giáo thuần thành. Năm Vạn Lịch, ông lãnh đạo quân binh diệt giặc Nụy, nhờ chiến thuật cao cường nên đánh trăm trận trăm thắng, khiến Nụy quân phải rút tàn binh ẩn náu trên đảo Lãng Cương, một hòn đảo hiểm trở, núi đồi nhấp nhô như sóng nước.

Người ta nói “Lãng Cương 3 quả núi, lên xuống thật nguy nàn” cũng không ngoa. Đảo này rất xa đất liền, giáp với biển sâu, trên biển thì sóng to gió lớn và nhiều đá ngầm, chỉ có những con thuyền nhỏ và nhẹ mới có thể lách giữa những tảng đá ngầm ấy mà đi, người nào không biết đường đi nước bước thì không cách gì đến gần bờ được.

Lúc ấy, Hầu Kế Cao cùng binh lính trấn thủ trên mặt biển, mấy lần đem quân chinh phạt nhưng vì giặc Nụy ẩn trốn rất sâu trong đảo nên mấy lần đi không đều lại về không. Ông khổ tâm suy nghĩ tính toán, nhưng không làm sao tìm được mưu chước nào để đánh đuổi bọn giặc này.

Dầu cho việc quân gian khổ, nhưng đêm đêm Hầu Kế Cao vẫn ngồi trước tượng Ngài Quán Âm tĩnh tọa một lúc, một là để tịnh dưỡng tâm thần, và hai là lợi dụng những lúc an tĩnh như thế để mà mưu tính kế hoạch.

Đêm hôm ấy, Hầu Kế Cao ngồi trước bàn thờ ngây người ra mà nhìn tượng Ngài Quán Âm. Đột nhiên, ông nghe hương thơm từ bàn thờ tỏa xuống, định thần lại nhìn kỹ thì thấy tượng Ngài Quán Âm lớn dần, lớn dần, đôi mắt hơi mở to một chút, và còn nghe Ngài nói:

– Thiên thời, địa lợi, nhân hòa! Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Hầu Kế Cao mừng quá kêu lên:

– Đúng rồi! Thiên thời, địa lợi, nhân hòa!

Nhưng trong chớp mắt, tượng Ngài Quán Âm đã nhỏ lại như cũ.

Lúc ấy trời đã tờ mờ sáng, nhưng Hầu Kế Cao không hề cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ. Ông lên tàu chiến chạy thẳng tới đảo Câu Kỷ. Trên đảo này, một mặt ông hỏi han dân chài, một mặt ông quan sát tình hình. Lên tới chóp đỉnh của hòn đảo nhỏ, thấy những chiếc thuyền đánh cá lấm tấm trên mặt biển ông chợt nghĩ ra một diệu kế, vội vàng trở về căn cứ và bắt đầu xếp đặt một chiến thuật khôn khéo, tinh tế.

Một vài ngày sau, có bốn chiếc thuyền đánh cá giăng lưới trên mặt biển Lãng Cương. Tướng giặc Nụy nhìn thấy mừng thầm, vung đao lên hét:

– Mau! Hãy mau bắt lấy thuyền chài!

Trong khoảnh khắc, từ thung lũng Lãng Cương túa ra hơn mười chiếc thuyền Nụy, đâm thẳng vào những chiếc thuyền đánh cá. Dân chài trên thuyền vội vàng cắt dây, vứt bỏ lưới mà chạy trốn. Giặc Nụy đuổi sát theo sau không nhả, thẳng tiến đến đảo Câu Kỷ. Bỗng nhiên, tiếng hiệu lệnh tù và vang dậy, bốn chiếc thuyền câu nhanh nhẹn quay đầu lại đối mặt với thuyền Nụy và xông thẳng tới, những người dân đánh cá ban nãy ai cũng có giáo mác, chuẩn bị hỗn chiến với giặc Nụy. Quân lính trên đảo Câu Kỷ cũng ào ạt đánh trống hỗ trợ, lên thuyền trợ chiến. Giặc Nụy thấy bị tấn công bốn bề thì hoảng hốt mở đường máu mà chạy.

Đúng vào lúc thuyền Nụy đuổi theo thuyền đánh cá, rời xa hải phận Lãng Cương thì Hầu Kế Cao dẫn một đoàn “nam phương binh” rất giỏi về thủy chiến, lên thuyền nhỏ đi đường tắt âm thầm đến đảo Lãng Cương. Như những bóng ma, họ tiêu diệt đám Nụy binh ở lại hậu cứ thủ đồn trong chớp nhoáng và chiếm lấy đảo.

Đám bại quân từ đảo Câu Kỷ chạy thoát về đến Lãng Cương thì vội vàng bỏ thuyền lên bờ, những tưởng thu thập tàn binh tổ chức kháng chiến. Nhưng Hầu Kế Cao đã phi thân nhảy lên một tảng đá lớn, dương cung lắp tên, “phụp” một tiếng, tên tướng Nụy bị một mũi tên vào cổ chết tốt. Lính Nụy như rắn mất đầu luống cuống chạy tán loạn. Hầu Kế Cao hô “sát”, thế là binh sĩ từ trên núi đổ xuống xáp la cà với binh Nụy. Sau một trận đánh kịch liệt, giặc Nụy bị dồn vào ngõ bí, lớp nhảy xuống biển, lớp mổ bụng tự sát, chẳng bao lâu không còn một người.

Nhờ chiến thuật thần diệu lấy ít đánh nhiều, Hầu Kế Cao đã toàn thắng.

Trong lòng tràn ngập niềm vui, ông bèn đến đảo Phổ Đà nào xây chùa, nào tạo tượng, và tự tay viết cuốn “Phổ Đà Sơn ký” để biểu lộ lòng thành của mình đối với Ngài Quán Âm.

Trong lúc du ngoạn, ngắm thắng cảnh cùng các chùa miếu cổ xưa của đảo, nhìn quanh thấy trời và nước hỗ tương chiếu sáng cho nhau, phong cảnh quá ư tráng lệ, bất giác ông buộc miệng khen rằng:

– Phổ Đà Sơn thật là một cõi Phật giữa trời và biển!

Tức thì ông vung bút viết lên bốn chữ “Hải Thiên Phật Quốc”, rồi mướn thợ khắc lên đá ngay sau đó.

Từ đó, Hải Thiên Phật Quốc trở thành một tên khác của Phổ Đà Sơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2010(Xem: 4002)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2625)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 12171)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
23/11/2010(Xem: 4392)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
20/11/2010(Xem: 3147)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
09/11/2010(Xem: 3172)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
06/11/2010(Xem: 17085)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
26/10/2010(Xem: 2566)
Trong thế giới loài người có một vị Bồ tát ai cũng có thể biết như một vị cứu tinh. Ngài có trái tim yêu thương và hiểu biết, luôn mở rộng tấm lòng nhân ái chẳng nỡ bỏ một ai đau khổ. Ngài chính là Bồ tát Quán Thế Âm. Khi nghe ai trong khốn khổ, khó khăn, tuyệt vọng tâm niệm đến Ngài thì Ngài liền ra tay cứu giúp và nâng đỡ.
22/10/2010(Xem: 6779)
Một trong những phương pháp nghiên cứu mới nhất do Daniel Overmyer đề xướng (1998) trong lãnh vực khoa học nhân văn hiện đang được các nhà học giả áp dụng được gọi là « THF » (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các sử liệu và văn bản kèm theo với việc đi khảo sát thực tế. Áp dụng phương pháp này, và xem đó như là một phương cách hữu hiệu trong việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo Trung Quốc, GS/TS. Chun Fang Yu (Vu Phương Quân), Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Đại Học The State University of New Jersey, HK, trong một tác phẩm mới nhất của bà, nhan đề « Quán Âm » đã cống hiến cho chúng ta một công trình nghiên cứu xuất sắc và đầy đủ nhất từ trước đến nay liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm.
21/10/2010(Xem: 4179)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567