Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Quán Âm độ Di Lặc

06/04/201114:36(Xem: 3091)
6. Quán Âm độ Di Lặc

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

6. QUÁN ÂM ĐỘ DI LẶC

Trước khi Bồ Tát Di Lặc thành Phật, ngài là con của một gia đình tài chủ rất giàu có.

Từ nhỏ sinh ra đã trắng trẻo mập mạp, suốt ngày cười hà hà, đặc biệt tốt bụng, luôn luôn đem tài sản trong nhà ra bố thí cho người nghèo. Khi Di Lặc lớn lên thì gia sản kếch sù kia đã bị đem cho hết sạch sành sanh rồi, cuối cùng cả quần áo trên thân cậu cũng bố thí hết, chỉ còn lại cái quần duy nhất. Nhưng cậu không hề hối hận cũng chẳng hề buồn, cả ngày mình trần trùng trục vẫn vui vẻ uỡn bụng mà cười.

Quán Âm Đại Sĩ biết được việc này thì trong tâm rất tán thưởng nhân cách của Di Lặc. Nhưng chuyện tai nghe sao rõ bằng mắt thấy, Ngài muốn tự mình thử thách anh chàng thanh niên này, nếu như danh bất hư truyền thì sẽ hóa độ cho cậu ta về Phổ Đà Sơn thành Phật.

Một hôm, Ngài Quán Âm giả trang thành một cô gái nghèo, tìm đến Di Lặc để cầu xin bố thí. Di Lặc thật là khó xử, trên thân chỉ còn có cái quần, ngoài ra không có lấy một vật gì khác, đứng trước mặt một cô gái làm sao cậu có thể cởi quần đem bố thí cho cô ta được! Cậu xoa bụng cười hề hề mà rằng:

– Cô nương chờ một chút, tôi đến nhà mấy người nhà giàu xin cái gì về cho cô nương nhé!

Nói xong bèn xoay lưng đi ngay. Ngài Quán Âm nhẹ mỉm cười, kêu giật Di Lặc lại:

– Khoan đã! Bần nữ có hai chậu hoa ở đây, tiên sinh một chậu tôi một chậu. Nếu hoa trong chậu của tiên sinh nở trước, thì tôi sẽ không xin tiên sinh bố thí cho gì cả; còn nếu hoa trong chậu của tôi nở trước thì tiên sinh phải cho tôi cái gì của chính tiên sinh, không được đi xin vật gì của ai khác.

Di Lặc nghe xong, không đòi hỏi gì hơn, vui vẻ cười dài, luôn miệng nói “được!”, nhưng thật ra trong tâm thì cậu không có một chủ ý gì.

Ngài Quán Âm và Di Lặc đến một nơi vắng vẻ, cả hai nhắm mắt ngồi bệt xuống đất trước mặt chậu hoa của mình.

Hai giờ trôi qua, Ngài Quán Âm hé mắt ra nhìn thì thấy chậu của mình thì không có lấy một nụ hoa, còn chậu của Di Lặc thì có một đóa hoa đã nở rồi. Bồ Tát Quán Âm vẫn cố tình muốn thử Di Lặc nên mới nhẹ nhẹ đổi chỗ hai chậu hoa, rồi giả bộ làm ra vẻ ngạc nhiên và mừng rỡ kêu lên rằng:

– Hoa trong chậu của tôi đã nở rồi!

Tuy Di Lặc rất thật thà nhắm nghiền đôi mắt nhưng vẫn cảm biết khi Ngài Quán Âm đổi chỗ hai chậu hoa, cậu nghĩ thầm: “Người ta là một đại cô nương, ta phải nhường nhịn cô ta chứ có lý gì mà tị nạnh hơn thua!” Cậu bèn mở banh hai mắt, cười hề hề:

– Tôi thua rồi! Tôi thua rồi!

Bồ Tát Quán Âm thấy dáng điệu của cậu như thế thì cười:

– Tiên sinh thua rồi, bây giờ phải bố thí cái gì cho tôi!

Di Lặc gãi đầu, xoa bụng và cười hì hì:

– Cô nương ơi, cô nương cũng thấy rồi mà, thật ra tôi không có gì để tặng cô nương hết. Tuy nhiên tôi hãy còn cái giải quần này!

Nói xong Di Lặc tháo cái giải quần ra trao cho Ngài Quán Âm, còn mình thì lấy hai tay xách quần, vui vẻ cười hoài.

Ngài Quán Âm rất cảm động nên nói thật cho Di Lặc biết mình là ai, và chủ ý của mình là gì. Di Lặc đồng ý ngay, theo Quán Âm Đại sĩ về Phổ Đà Sơn.

Thần hộ Pháp của Quán Âm viện là ngài Vi Đà, thấy Bồ Tát Quán Âm đã về, đi theo sau có một anh chàng thanh niên mình trần trùng trục lại hai tay xách quần miệng cười hề hề, thì bất giác cau mày, mắt toé lửa, đưa chày hàng ma lên, khí lực hùng dũng uy nghi chận cửa đại điện nhìn Di Lặc hét: “Đứng lại!”

Bồ Tát Quán Âm thấy Di Lặc bị chận ở ngoài đại điện thì vội vàng đến giải thích mọi sự cho ngài Vi Đà nghe, lúc ấy ngài Vi Đà mới ngây người ra để cho Di Lặc bước vào.

Ngài Quán Âm nhìn Di Lặc, rồi lại nhìn ngài Vi Đà, nói rằng:

– Di Lặc miệng luôn tươi cười, có thể đón khách thập phương. Vi Đà uy nghi lẫm liệt, làm Hộ Pháp bảo vệ điện Phật đúng lắm!

Từ đó trở đi, ngài Di Lặc, ngài Vi Đà, và tứ đại Kim Cương cùng nhau thủ hộ chùa chiền ở Thiên Vương Điện. Phật Di Lặc ngồi đối mặt với cửa chính, lúc nào cũng mang bộ mặt vui vẻ tươi cười hỉ hả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2014(Xem: 26991)
Một thường lễ kính chư Phật Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh Kính Phật phước đức an lành Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài.
19/03/2014(Xem: 21292)
Mẹ Hiền Nam Hải Quan Âm Xót thương sanh chúng giáng lâm tại trần Ngai vàng Mẹ cũng chẳng cần Đi tu theo Phật cứu lần chúng sanh Hôm nay mừng Mẹ đản sanh Con hiền quỳ xuống lòng thành kính dâng
09/04/2013(Xem: 16702)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
08/04/2013(Xem: 17752)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 12308)
Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, . . .
08/04/2013(Xem: 3752)
Sau khi thành tựu tam pháp ấn: Nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai, mà đức Phật dạy trong phẩm Pháp sư thứ 10, hành giả được bát bộ chúng bảo vệ và các hóa Bồ tát đến trợ duyên tu, đạt được trạng thái tâm yên tĩnh ở độ cao.
08/04/2013(Xem: 7821)
Trên lộ trình thuyết pháp đầu xuân năm nay, sau thời Pháp tại tịnh xá Ngọc Ninh, Phan Rang, tôi đến thuyết giảng ở chùa Linh Phước, Đà Lạt, đồng thời dự lễ khánh thành chùa và lễ húy k?òa thượng Minh Đức.
08/04/2013(Xem: 4821)
QUÁN-THẾ-ÂM Đ ấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
08/04/2013(Xem: 4479)
Theo Phổ Hiền Bồ Tát, việc làm không có giới hạn, việc gì cũng làm và làm bất cứ lúc nào, không nề hà. Chúng ta không cố định một ngày phải tụng bao nhiêu thời, bất cứ lúc nào có việc quan trọng hơn, người cần giúp sức thì ta sẵn lòng làm.
08/04/2013(Xem: 4038)
Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi) là sự giác ngộ của một đệ tử, cũng được xem là lý tưởng A-La-Hán hay A-La-Hán Đạo. Người có nguyện vọng đi theo đường A-La-Hán thường phải đi tìm sự dẫn dắt của một đạo sư cao thượng đã chứng ngộ đạo quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567