Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Một: Lợi Ích Của Tâm Bồ Đề

03/12/201017:57(Xem: 8608)
Chương Một: Lợi Ích Của Tâm Bồ Đề


CHƯƠNG MỘT 
LỢI ÍCH CỦA TÂM BỒ ĐỀ

Đối tượng và mục đích

1. Con trân trọng cúi đầu
Đảnh lễ các đức Phật (1)
Cùng các vị Thừa Kế (2)
Và những bậc đáng kính;
Con nương lời Phật dạy
Xin nêu lên ngắn gọn 
Lối vào hạnh Bồ Tát 

2. Luận này nghĩa chẳng mới 
Vần điệu cũng không hay 
Chẳng dám vì lợi tha 
Viết ra chỉ nhắc nhở
Và thấm nhuần tâ
m mình. 

3. Nhờ sự nhắc nhở này 
Mà tín tâm tăng trưởng 
Ai cùng một tin tưởng 
Cũng được lợi ích nhiều.

Lợi ích của tâm bồ đề

4. Hạnh phúc thay gặp duyên
Sinh ra thân con người
Nay không nhân cơ hội
Để tu hành giải thoát 
Sau này tìm đâu ra. 

5. Như đêm mây dày dặc 
Được lằn chớp chiếu soi 
Nhờ thần lực chư Phật
Tâm lành thoảng khởi lên. 

6. Đức hạnh rất yếu mềm
Trước sức mạnh điều ác 
Chỉ có tâm Bồ đề 
Mới cưỡng lại, đứng vững. 

7. Trải bao kiếp tư duy 
Phật thấy tâm Bồ đề
Có công đức vô lượng 
Cứu vô số chúng sinh
Thoát ra ngoài biển khổ. 

8. Muốn thoát khổ của đời 
Trừ tai ương muôn loài 
Muốn hưởng chân hạnh phúc 
Chớ rời tâm Bồ đề 

9. Người người trong sanh tử 
Phát khởi tâm Bồ đề 
Được gọi là con Phật 
Xứng đáng được tôn kính 

10. Nước phép tâm Bồ đề 
Gội sạch thân ô trược 
Thành thân Phật vô giá 
Hãy giữ Bồ đề tâm 

11. Đấng Đạo sư thấy rõ 
Tâm Bồ đề qúi báu 
Muốn vượt thoát ba cõi 
Phải giữ vững tâm này.

12. Làm lành như cây chuối 
Quả hết rồi héo khô 
Tâm Bồ đề to lớn
Như đại thụ xum xuê 
Luôn sinh quả tươi tốt.

13. Người đời phạm tội nặng 
Nhờ thế lực che chở 
Biết sự nghiệp đã tạo 
Sao chẳng tìm chỗ nương? 

14. Đức Di Lặc đã giảng
cho Thiện tài biết rằng
Tâm Bồ đề kỳ diệu
Như lửa thời hoại kiếp
Đốt tan bao tội nặng
Chỉ trong một sát na. 

Hai loại tâm Bồ đề

15. Tâm Bồ đề bao gồm
Hai nguyện để tu tập: 
Trước là nguyện phát tâm 
Sau thực hiện tâm ấy. 

16. Ai cũng đều biết rằng
“Muốn đi“ khác với “đi“ 
Người trí nên biết rõ 
Sự khác biệt như vậy. 

17. Nguyện phát tâm Bồ đề 
Tuy sinh kết quả lớn 
Song không thể sánh bằng 
Nguyện thực hiện tâm này. 

Ca ngợi tâm Bồ đề 

18-19. Những ai đã quyết tâm
Cứu độ mọi chúng sinh
Phải luôn luôn tinh tấn
Thực hiện tâm Bồ đề;
Từ lúc ấy trở đi 
Ngay cả khi ngủ nghỉ 
Phước đức vẫn liên tục 
Tăng lớn như hư không 

20. Để người tin Tiểu thừa
Không ngừng bước tiến lên 
Trong Kinh Vấn Diệu Lý 
Đấng Như Lai đã dạy 
Công đức tâm Bồ đề
Thật rộng lớn vô biên. 

21-22. Chỉ nghĩ cách chữa lành 
Đầu mọi người khỏi nhức
Là phát tâm chân thành 
Đem lại bao phước đức. 

Phước đức càng thâm sâu
Khi cứu giúp chúng sinh 
Thoát ưu phiền thống khổ 
Đạt được cõi an lành. 

23. Có cha nào, mẹ nào 
Đã phát tâm như vậy? 
Tiên, chư Thiên, Phạm Thiên 
Đã có chưa tâm ấy? 

24. Xưa nay dù trong mơ
Chưa ai nguyện như thế
Dù vì lợi cho mình
Nói chi đến phát nguyện
Cứu độ cho người khác.

25. Làm sao có thể tìm 
Được một vị Bồ Tát
Như viên ngọc hi hữu
Giữa chúng sinh ích kỷ
Chẳng biết làm điều lành
Vì lợi ích chúng sinh!

26. Tâm Bồ đề trân quý 
Là mầm mống an vui 
Là linh dược diệt khổ 
Tạo phước đức vô lường. 

27. Ý nghĩ làm lợi người 
Đã hơn phước cúng Phật 
Huống chi luôn nỗ lực 
Làm lợi lạc muôn loài. 

28. Có biết bao chúng sinh 
Tuy cầu mong an vui
Song hủy diệt nguồn cội
Sản sinh ra hạnh phúc
Như tận diệt kẻ thù. 

29. Chúng sinh thiếu niềm vui 
Lại chịu nhiều đau khổ 
Tâm nguyện Bồ đề này 
Đem vui và diệt khổ. 

30. Tâm Bồ đề có thể 
Trừ diệt sự ngu si 
Có bạn lành nào sánh 
Còn phước nào lớn hơn? 

31. Bồ tát luôn bố thí 
Dầu không ai cậy nhờ
Với tâm hạnh như vậy 
Đáng ca ngợi xiết bao! 

32. Kẻ bố thí thức ăn 
Giúp chúng sinh đỡ đói 
Dù họ no nửa ngày 
Đã là người đáng trọng 

33. Bồ tát thường ban cho 
Niềm vui của chánh giác 
Làm thỏa mãn tất cả 
Nguyện vọng mọi hữu tình . 

34. Đức Phật đã dạy rằng 
Bồ tát cứu muôn loài 
Nên đáng được tôn quý 
Ai phỉ báng Bồ tát 
Sẽ sa đại địa ngục 

35. Ngược lại, ai tín thành
Cung kính chư Bồ tát 
Sẽ hưởng phước đức lớn 
Bồ Tát dù gian nan 
Việc ác vẫn không làm 
Càng hăng làm việc thiện. 

36. Tôi kính xin đảnh lễ
Người phát tâm Bồ đề 
Đem vui cho chúng sinh 
Cho cả kẻ hại mình;
Tôi cúi đầu kính lạy 
Và xin được quy y
Nơi chư vị Bồ tát 
Cội nguồn chân hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2012(Xem: 5902)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
23/10/2012(Xem: 4778)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 12104)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 9107)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 9234)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3748)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 12994)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
04/04/2012(Xem: 4128)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8656)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 10062)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]