Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần A: Dẫn Nhập

23/11/201017:56(Xem: 2677)
Phần A: Dẫn Nhập


Phần A : DẪN NHẬP

I. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

Pháp Quán Thế Âm là đệ nhứt tâm pháp vì nó là một sản phẩm cao quý của lý tưởng Đại Thừa, được đức Phật đề cập trong ba bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Kinh Bát Nhã, và Diệu Pháp Liên Hoa.

Pháp Quán Thế Âm có tính cách phổ môn vì nó được phổ biến khắp cửa nhà, khắp nơi chốn nhằm biến tối thành sáng, biến sầu hận thành an vui, biến đau thương thành hạnh phúc.

Bồ Tát QuánThế Âm rất gần gũi với chúng ta. Tiêu biểu cho đức tánh Đại Từ Bi, Ngài luôn cứu giúp chúng sanh đau khổ và lâm nạn, không phân biệt nam nữ, tín ngưỡng, quốc gia, dân tộc, dưới dạng một nữ Bồ Tát mà người đời thưòng tôn xưng là Phật Bà Quán Âm Nam Hãi.

Tình thương mà Ngài ban rãi cho muôn loài là một thứ tình thương bất vụ lợi, vô tư giống như ngàn hoa cùng đua nở để tô điểm cho cuộc đời được thêm tươi.

Trong thế giới cuồng loạn ngày nay, mọi người đang tranh giành quyền lợi, cấu xé lẫn nhau vì miếng cơm manh áo, vì bả vinh hoa, phú quí nên đau khổ và phiền não là những hậu quả đương nhiên, khó bề tránh khỏi.

Để có thể giúp mọi người vượt qua khổ ách, chúng ta phải phát huy tình thương bằng cách hành các pháp mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã thành tựu trong vô lượng kiếp về trước. Những cảnh khổ đau càng diễn tả ra trên đời nhiều chừng nào thì chúng ta càng phải ra sức công phu hành trì các pháp ấy càng nhiều chừng nấy. Đời càng khổ, pháp Quán Thế Âm mới càng có gía trị thiết thực. Đó là lý mâu thuẫn, đối kháng luôn diễn bày trong cảnh giới nhị nguyên, giữa hai thế lực, một của đau khổ phá hoại và một của tình thương xây dựng. Đó cũng là nguyên nhân chánh yếu chứng minh sự cần thiết của pháp Quán Thế Âm trong thời kỳ mạt pháp, xa Phật thiếu pháp, nặng vật chất, nhẹ tinh thần như thời kỳ mà chúng ta đang sống vào cuối thế kỷ 20, sắp bước sang thế kỷ 21. Có thể nói mà không sợ sai lầm, pháp Quán Thế Âm là pháp tu tập của thời đại.

Vì thế trước khi hành chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận pháp này, đúng theo một quy trình quen thuộc trong Phật pháp, đó là quy trình TÍN, GIẢI, HẠNH, QUẢ.

Chúng ta tin vào khả năng gia hộ của Bồ Tát, tin vào giá trị của các pháp mà Ngài đã từng hành trì. Từ đó chúng ta mới tìm hiểu sâu rộng, tìm biết cho đúng chánh pháp của Ngài.

Thông thường, hể nói đến pháp Quán Thế Âm thì người ta liền liên tưởng đến pháp Phổ Môn, cứu khổ cứu nạn của Ngài trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Pháp Phổ Môn nằm trong Phần 25, kinh Pháp Hoa, là pháp xiển dương công đức cứu độ của Bồ Tát, bởi lẽ Quán Thế Âm là << ánh sáng thanh tịnh, là mặt trời huệ soi sáng các chỗ tối tăm, hàng phục nạn tai khói lửa, là tâm Đại Bi rưới mưa pháp cam lồ dứt trừ phiền não xua đuổi hận thù nơi pháp đình cũng như nơi trận địa >>. (Phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa).

Nhưng thật ra, pháp Quán Thế Âm không phải đơn thuần chỉ có pháp Phổ Môn, nó còn gồm có pháp tu Nhĩ căn viên thông trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, và pháp chiếu soi hay chiếu kiến ngủ uẩn giai không trong Tâm kinh Bát Nhã.

Hai pháp này rất quan trọng đối với những ai đang và sẽ tu Phật vì chúng có khả năng giúp chúng ta bước vào cửa động Thiếu Thất của Thiền Đông Độ để hòa nhập với bản thể Chơn như thanh tịnh.

Không hành hai pháp này, làm sao chúng ta có thể tỏ thấu được pháp tánh vô sanh ? Tuy việc thể nhập Chơn Như chỉ là cái bước đầu làm căn bản cho quá trình tu tập của chúng ta để đi đến chứng đắc tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, nhưng xét cho chùng bất cứ ai tu Phật mà không thể nhập được Chơn Như, dù thể nhập từng phần, từng phần cũng vậy, thì cũng như người đó không tu, không sửa, không làm được điều gì có lợi cho người và cho mình.

II. SỰ TÍCH CỦA BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM :

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhản Quán Thế Âm Bồ Tát, quảng đại, viên mãn, vô ngại đại bi tâm Đà la ni, được Samôn Bạc Già Đạt ma (Bhagavaddharma) người Ấn dịch từ Phạn sang Hoa ngữ, vào đầu thế kỷ thứ 7, sau Tây lịch, đời nhà Đường, thì đức Phật Thích Ca khi ngự tại Đạo Tràng Bảo Trang Nghiêm của Bồ Tát Quán Thế Âm, đã giới thiệu cho tự chúng biết về sự tích và công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm qua việc hành trì thần chú Đại Bi mà Bồ Tát đã thọ nhận trong vô lượng ức kiếp về trước nơi đức Phật Thiên quang Vương Tịnh Trụ.

Lúc được Phật Tịnh Trụ trao cho thần chú Đại Bi, Bồ Tát vẫn còn ở đảng vị Sơ Địa. Vừa nghe xong thần chú, Ngài liền chứng được đệ bát Địa. Vô cùng cảm kích, Ngài vội vàng phát ra lời đại nguyện sau đây :

“Nếu trong đời vị lai, con có thể đem lợi ích và an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này thì xin khiến cho con được 1000 tay, 1000 mắt”. Phát nguyện xong, 1000 tay và 1000 mắt đều hiện ra đủ nơi thân Ngài. Theo lời giải thích của Phật thì mỗi tay tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Mà chúng sanh luôn mong cầu và mong cầu rất nhiều việc, do đó Bồ Tát mới nguyện cho có đủ 1000 tay để giúp đở chúng sanh.

Theo kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát là Thái tử BẤT HUYỀN, có em ruột là Vương tử Ni Ma mà kinh Phật thường gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí, cả hai đều là con của vua Vô Tranh Niệm. Về sau, Vua thị hiện làm 1 trong 16 Vương tử, còn của một vị vua bỏ ngôi đi tu thành Phật, hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai (Kinh Pháp Hoa, Phẩm 7 : Thí dụ về Hóa Thành). Tất cả 16 vương tử đều thành Phật, vị thứ 9 là Phật A Di Đà, phạn ngữ là Amitabha, dịch nghĩa là Vô Lương Thọ, Vô Lượng Quang ở phương Tây, còn vị thứ 16 là Phật Thích Ca Mâu Ni ở cõi Ta Bà.

Đức Phật A Di Đà chính là vua Vô Tranh Niệm thường được tượng thờ chung với hai vị nữ Bồ Tát, bên trái là Bồ Tát Quán Thế Âm đứng trên lưng rồng, tay câm hồ lô và cành dương liễu, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí, một vị tiêu biểu cho tâm Bi, một vị cho Đại Trí.

Dưới con mắt của người đời, Bồ Tát Quán Thế Âm chính là Phật Bà Quan Âm Nam Hải luôn thị hiện cứu giúp chúng sanh lâm nạn và hóa độ để tiếp dẫn họ về cõi Cực lạc của Phật A Di Đà lúc lâm chung. Ngài là vị cổ Phật được biết dưới danh hiệu là CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI.

Do đâu mà ngày nay các chùa chiền lấy ngày 19 tháng 2 Âm lịch làm ngày vía đản sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm? Đây là một sự tích bên Trung Hoa ở đời nhà Tùy (581-618) của một vị Hòa Thượng, sanh nhằm ngày 19-2 ÂL. Sau khi tịch diệt, nhục thân của vị Hòa thượng được hỏa táng. Ngay lúc đó, tự nhiên hiện ra giữa hư không một thân người vô cùng tốt đẹp khiến cho mọi người cho đó là hóa thân cùa Bồ Tát Quán Thế Âm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9314)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4242)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9056)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15486)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4586)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8865)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9656)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14988)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7206)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567