Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

A-Nan, vị thị giả tận tụy của đức Phật

17/09/201016:19(Xem: 5440)
A-Nan, vị thị giả tận tụy của đức Phật

Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất). Với những đức tính đặc biệt, tôn giả A Nan được đại chúng thời bấy giờ đề cử làm thị giả cho đức Phật và được đức Phật hoan hỷ chấp thuận. Tôn giả A Nan đã luôn theo sát đức Thế Tôn trong suốt hơn 25 năm cuối, luôn tận tụy trong việc chăm sóc đức Phật; ghi nhớ tất cả những gì mà đức Phật dạy bảo; luôn đem đến niềm an lạc cho mọi người, như chính ý nghĩa của tên Ngài -- Ananda: an lành và hạnh phúc.

A Nan sinh trưởng trong một gia đình truyền thống Kshatriya (chiến sĩ giai cấp nắm quyền hành thống trị đất nước Ấn Độ thời bấy giờ), con của vua Amitodana. Vua Amitodana là em ruột của vua Suddhodana (Tịnh Phạn Vương - phụ thân của đức Phật). Trong quan hệ dòng họ, A Nan là em chú bác ruột với đức Phật. Ngày đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) để thăm vua cha và thân quyến lần đầu tiên sau khi thành đạo, trong số vương tôn công tử ra nghinh đón Ngài có chàng trai trẻ thuộc dòng họ vua chúa -- Ananda, lập tức A Nan bị thu hút bởi cốt cách uy nghi và thanh cao của đức Phật. Sau đó, A Nan cùng với sáu vương tử khác đã đến xin đức Phật cho phép được gia nhập Tăng đoàn, đi theo con đường mà đức Thế Tôn đang đi.

Với trí thông minh có sẵn, sau khi trở thành một tu sĩ, Tôn giả A Nan đã tiếp thu giáo lý của đức Phật trọn vẹn như nước thấm vào cát. Nhân một hôm nghe Trưởng lão Punna thuyết pháp, Ngài chứng đắc được quả thánh Dự Lưu (Sotàpatti - Tu đà hoàn) -- cấp độ đầu tiên trong 4 cấp độ giải thoát (Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán).

Khi được đề cử làm thị giả của đức Phật, để tránh những dư luận không tốt có thể xảy ra, Tôn giả A Nan đã đệ trình lên tám điều kiện và được đức Thế Tôn chấp nhận: 1. Không mặc áo mà đức Phật cho, dù mới hay cũ; 2. Không dùng thực phẩm mà thiện tín dâng cúng đến đức Phật, dù đó là thức ăn thừa; 3. Không ở chung tịnh thất với đức Phật; 4. Không đi theo Phật đến bất luận nơi nào mà thiện tín chỉ cung thỉnh Phật; 5. Đức Phật hoan hỷ cùng đi với Tôn giả đến nơi mà Tôn giả được mời; 6. Được quyền sắp xếp, tiến cử những vị khách đến muốn gặp đức Phật; 7. Được phép hỏi đức Phật mỗi khi có hoài nghi phát sinh; 8. Đức Phật hoan hỷ nói lại những bài pháp mà Ngài đã giảng khi không có mặt Tôn giả.Và kể từ khi trở thành một thị giả trong suốt hơn hai mươi lăm năm, Tôn giả A Nan đã tận tụy, trung tín, cần mẫn với lòng kính mộ không hề suy suyển việc chăm sóc đức Thế Tôn, đặc biệt là trong những lúc thân thể đức Phật có bệnh và những năm đức Phật cao tuổi mà bước chân không ngừng du hóa bốn phương.

Là một thị giả của đức Phật và là một người uyên bác, có trí nhớ siêu phàm, ngoại hình khôi ngô tuấn tú, được rất nhiều người, đặc biệt là phái nữ ái mộ, song Tôn giả A Nam đã không lấy điều đó làm kiêu hãnh, Ngài luôn khiêm cung, sống phạm hạnh và tận tụy với đức Phật trong vai trò của một thị giả. Câu chuyện cô gái Pakati của dòng họ Matànga (Ma Đăng Già) và nhiều chi tiết sinh động được ghi lại trong kinh điển đã nói lên điều đó.

Tuy là một người rất mực thông minh, nhạy cảm và có một trí nhớ chính xác, mạnh lạc như thế, nhưng tôn giả A Nan chưa phải là một vị A la hán -- bậc đã hoàn toàn giải thoát, nên khi nghe đức Phật cho biết chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ nhập diệt, Tôn giả buồn đau vô cùng. Ký ức về những ngày tháng theo sát bên đức Phật, những hành động, cử chỉ đầy tình thương yêu vô biên và những lời dạy đầy trí tuệ của Ngài cứ tuôn chảy về trong Tôn giả. Nghĩ về một mai đây sẽ không còn Phật nữa, Tôn giả A Nan đã ra ngoài và bật khóc thành tiếng. Đức Phật nhận biết điều này, Ngài gọi A Nan lại và ân cần, bảo: "Không nên than khóc, này Ananda, không nên phiền muộn; Như Lai đã từng dạy rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt bằng sự biệt ly. Hiện hữu là vô thường, luôn biến dịch. Đã từ lâu, con đã tận tình hầu cận Như Lai với tâm quý mến kỉnh mộ, con hãy nỗ lực tu tập để thành tựu quả vị A la hán - quả Thánh tối thượng" (Anguttara Nikàya - Tăng Chi). Ba tháng sau khi đức Phật nhập diệt, vào đêm trước Đại hội kết tập kinh điển lần thứ I gồm 500 vị A la hán do Tôn giả trưởng lão Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa) chủ tọa, với nỗ lực thiền quán vượt bực, Tôn giả đã chứng đắc A la hán và được tham dự Đại hội, phụ trách trùng tuyên kinh tạng. Mở đầu của mỗi kinh, Tôn giả A Nan đã lặp lại lời "Như vậy tôi nghe..." (Như thị ngã văn), mà mỗi khi tiếp xúc với kinh điển, chúng ta đều gặp.

Theo truyền thuyết, Tôn giả A Nan sống đến một trăm hai mươi tuổi. Tôn giả A Nan là một vị để tử lớn đồng thời là một thị giả rất tận tụy với đức Phật. Ngài được đức Phật ngợi khen là người có học thức uyên thâm; có trí nhớ trung thực và bền lâu; tác phong cao quý và trí tuện nhạy bén; ý chí kiên định và là người luôn chuyên chú, cần mẫn đối với công việc cũng như đời sống tu tập (Anguttara Nikàya - Tăng Chi). Hình ảnh Tôn giả A Nan là một hình ảnh thật đẹp và là một tấm gương sáng để cho mỗi người con Phật noi theo.

Source: BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2018(Xem: 6616)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
03/09/2018(Xem: 6765)
Vào ngày 01 tháng 9 năm 2018, tại trường Yerba Buena, thành phố San Jose, nhân lễ vía đức Bồ tát Địa Tạng, gia đình Phật tử An Nguyệt đã thành tâm phát nguyện tổ chức Pháp hội Địa Tạng tu học một ngày dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tu viện Huyền Không, San Jose.
28/07/2018(Xem: 7037)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
26/07/2018(Xem: 4169)
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng Khi bạn có đức tin Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đ
05/07/2018(Xem: 7263)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 24133)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3571)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 121066)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 4677)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6348)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567