Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ tát Di Lặc: hình tượng và ý nghĩa truyền thống trong PGVN

21/01/201109:33(Xem: 3911)
Bồ tát Di Lặc: hình tượng và ý nghĩa truyền thống trong PGVN

phatdilac-small

Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.

Các bộ sử lớn trong truyền thống Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật Giáo, hình ảnh bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai tây lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã phát triển rất đa dạng, có khi là bồ tát qua hình tướng một vị thái tử, có khi là một vị bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị hoà thượng thiền sư.

Trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho ñến ngày nay. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn nền văn hoá Phật Giáo đại Thừa từ Trung Hoa nhu nhập vào, do vậy tín ngưỡng và hình tượng thờ Di Lặc tại Việt Nam, chịu ảnh hưởng nền văn hoá phật giáo Trung Quốc, nhất là nền văn hoá Phật Giáo từ thời Minh do các vị tăng người Trung Quốc cuối thời Minh qua truyền ñạo ở Việt Nam.

Bài viết này sẽ chú trọng về lãnh vực văn hoá nghệ thuật và cách thờ bồ tát Di Lặc ở Việt
Nam. Phần đầu của bài sẽ bàn sơ qua về ý nghĩa hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Việt. Phần hai sẽ bàn về lịch sử tín ngưỡng của Di Lặc trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam khởi đầu từ thời Lý và Trần, được phát triển trong thời Trịnh Nguyễn, và hình thành trong các thập niên cận đại. Phần thứ ba, bài viết sẽ bàn một vài hình tượng điêu khắc tiêu biểu về bồ tát Di Lặc có từ thế kỷ 17 và đạt đến trình độ nghệ thuật vào cuối thế kỷ 18. Để hiểu thêm về hình tướng của tượng Di Lặc thờ ở các chùa tại Việt Nam, trong phần thứ tư bài viết sẽ tóm lược thân thế và sự nghiệp của hoà thượng Bố Đại, được xem như là hoá thân của Di Lặc bồ tát. Cũng như qua hình ảnh vị hoà thượng thiền sư này, Phật Giáo Viêt Nam qua ảnh hưởng của Phật Giáo thời Minh Thanh, đã đồng hoá Bố Đại là Di Lặc.

Xuất thân từ bối cảnh lịch sử cuối thời Đường và trong thời Tống khi văn hoá thiền tông cực kỳ phát triển, phần năm của bài viết sẽ cho chúng ta những hình ảnh và vị trí của hoà thượng Bố Đại ban ñầu qua tranh thiền, từ bức tranh thứ 10 trong thập mục ngưu đồ đến các chủ đề khác về hoà thượng thiền sư Bố Đại qua các bức hoạ thủy mặc, cũng như tranh vẽ màu theo truyền thống cổ điển. Chùa Nhạc Lâm quận Ninh Ba và núi Phi Lai Phong tại chùa Linh Ẩn đất Hàng Châu tỉnh Triết Giang là nơi xuất thân của tín ngưỡng Di Lặc qua hoá thân của ngài Bố Đại, do vậy phần cuối cùng của bải viết sẽ truy nguyên những hình tượng điêu khắc tạo hình đầu tiên của Di Lặc để chúng ta hiểu thêm sự liên quan mật thiết hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các chùa Phật Giáo Việt Nam hiện nay với những hình tượng đã được hình thành từ thế kỷ 13-14, là những khuôn mẫu cho các hình tượng Di Lặc hiện đại. Nói tóm lại, bài viết chú trọng về mặt phát triển lịch sử mỹ thuật phật giáo của bồ tát Di Lặc xuyên qua hình ảnh hoà thượng Bố Đại, do đó, bài này sẽ không bàn tới lịch sử phát triển tôn giáo và tính ngưỡng của Di Lặc trong các truyền thống khác.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 4908)
Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy. Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hó
13/03/2020(Xem: 3347)
Kính lạy Đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Phước Đức nào con được chút thiện duyên Sức mọn tài hèn chưa thấu ngộ Uyên Nguyên , Nên Xưng tán Ngài ngữ ngôn không đạt Ý !
13/03/2020(Xem: 4000)
Hiệu Viên Thông, danh Quán Tự Tại Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai, Cổ Phật Ngài là Trụ Tây Phương Cực Lạc Phật A Di Đà Quảng phát hoằng thệ nguyện, Ta Bà thị hiện
11/03/2020(Xem: 6025)
Thơ viết giữa mùa dịch Covid-19 đang lây nhiễm hơn 100 quốc gia trên thế giới tính từ thời điểm tháng 3-2020… Đứng trước tai ương dịch bệnh đang hoành hành dữ dội này…Chúng ta, những người con Phật đồng nhất tâm tịnh niệm Bồ Tát Quán Thế Âm hướng về ngày 19 tháng 2 năm Canh Tý - 2020 với tất cả lời nguyện cầu thiết tha: NIỆM BỈ QUAN ÂM LỰC. Để chúng ta niệm danh hiệu: NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Với giọt nước cam lồ trong bình tịnh thủy sẽ rưới lên khắp cõi UẾ TRƯỢT TA BÀ dập tắt tai ương dịch bệnh của muôn loài chúng sanh không còn lo âu sợ sệt nữa…
29/11/2019(Xem: 5525)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
24/10/2019(Xem: 7945)
Bài viết này để trả lời một câu hỏi: Làm thế nào để ngộ? Ngộ đây là ngộ tông chỉ Thiền, tức ngộ tông chỉ Phật. Người viết không dám trả lời minh bạch, vi bản thân tu và học đều chưa sâu, nơi đây chỉ trình bày qua nhiều kinh luận để giúp độc giả tham khảo.
29/09/2019(Xem: 23106)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
31/08/2019(Xem: 4451)
Những bài giảng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì rất nhiều trong các trang mạng, nhưng khi thấy ghi: “Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của Đại thừa giáo ...” thì con cũng mở xem trang
13/08/2019(Xem: 3534)
Sáng nay nhìn lên lịch bổng nhiên tôi mới thấy có sự trùng hợp giữa ngày vía của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát 13/7 âm lịch và Lễ Vu Lan( rằm tháng 7 ) tại sao chỉ cách nhau hai ngày và đều nằm trong tháng bảy , lễ báo hiếu cha mẹ ? rồi lại tự cười thầm cho sự ví von ngớ ngẩn của mình sau đó tôi đã tự chữa thẹn bằng cách biện hộ với những điều mình học....
22/07/2019(Xem: 6550)
Lễ Vía Quan Âm Bồ Tát tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Úc Châu (Chủ Nhật 19-6-Kỷ Hợi, 21-7-2019)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567