Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

07/07/201021:29(Xem: 7840)
Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

Bo_Tat_Quan_The_Am_8
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN

Thích Nguyên Ngôn dịch

Phẩm thứ hai

LUẬN VỀ SỰ PHÁT TÂM:

Luận nói:Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề?

Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.

Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng pháp tâm Bồ đề, cầu Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại nữa, có bốn duyên để phát tâm tu tập Vô thượng bồ đề. Những gì là bốn duyên?

Một là, tư duy về chư Phật, mà phát tâm Bồ đề.

Hai là, quán thân quá hoạn (thân tột khổ) mà phát tâm Bồ đề.

Ba là, vì thương xót (từ mẫn) tất cả chúng sanh mà phát tâm Bồ đề.

Bốn là vì cầu TỐI THẮNG QUẢ, mà phát Tâm Bồ đề.

TƯ DUY CHƯPHẬT CÓ NĂM PHÁP

1/ Một là đối với khắp10 phương quá khứ hiện tại vị lai chư Phật, khi ban sơ phát tâm cầu Đạo vô thượng cùng đầy đủ phiền não tánh như chúng ta hôm nay. Nhưng rốt cùng các Ngài thành tựu Chánh giác, là bậc Vô thượng tôn. Do nhơn duyên như vậy, mà hôm nay ta phát tâm Bồ đề.

2/ Hai là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát đại dũng mãnh, tất cả đều chứng đắc Vô thượng Bồ đề, nếu Pháp-bồ-đề như vậy qủa thật đã chứng đắc, thì chúng ta hôm nay cần phải duyên kết pháp đó mà phát Tâm Bồ đề.

3/ Ba là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát Đại minh huệ, ở nơi vô minh mà kiến lập THẮNG TÂM, chứa nhóm khổ hạnh (quá khứ) đều có khả năng tự dứt sạch siêu xuất tam giới. Chúng ta hôm nay cũng phải như vậy, nghĩa là phải tự cứu tế. Do nhơn duyên như vậy mà ta phát tâm Bồ đề.

4/ Bốn là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, cũng từ nơi nhơn loại mà vượt khỏi sanh tử phiền não đại hải. Chúng ta hôm nay cũng là bực Trượng phu, cũng phải vận dụng nơi nhơn duyên này mà đột thoát, cho nên phải phát Tâm Bồ đề.

5/ Năm là, tư duy về tất cả ba đời chư Phật, phát Đại Tinh tấn, xả thân mạng tài bảo, cầu đắc Nhứt thiết trí. Chúng ta hôm nay phải nương vào công đức chư Phật mà tu học, đó là nhơn duyên chơn chánh nên phải phát tâm Bồ đề.

QUÁN THÂN QUÁ HOẠN, Phát Bồ đề tâm cũng có năm pháp:

- Một là, tự quán thân ta do 5 ấm, 4 đại hòa hợp, sanh khởi đầy đủ vô lượng ác nghiệp. Nay muôn xả ly nên phát Tâm Bồ đề.

- Hai là, tự quán sát thân ta, cửu khiếu trường lưu, xú uế bất tịnh, cần phải sanh tâm chán chê mà xa lìa nó vậy.

- Ba là, tự quán thân ta có THAM, SÂN, SI, và vô lượng lửa phiền não thiêu đốt thiện tâm, nên muốn sớm diệt trừ khổ cảnh ấy, mà phát Tâm Bồ đề

- Bốn là, tự quán sát thân ta như bọt, như bèo, nổi trên biển cả, niệm niệm sanh diệt nên cần phải tìm phương pháp trừ diệt nó vậy.

- Năm là, tự quán sát thân ta do vô minh phiền não ngăn che, thường tạo nghiệp ác phải luân hồi trong lục thú, không lợi ích gì, cho nên cần phải phát Tâm Bồ đề vậy.

LẠI NỮA CẦU TỐI THẮNG QUẢ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ CŨNG CÓ NĂM PHÁP:

1/ Một là, trông thấy tướng hảo của chư Phật Như Lai trang nghiêm sáng suốt, thanh tịnh cao tột không gì sánh bằng, khiến ai trong thấy tướng như vậy, liền trừ được phiền não, nên phải phát Tâm Bồ đề, tu tập vậy.

2/Hai là, trông thấy chư Phật Như Lai đầy đủ (cụ túc) Giới, Định Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến thanh tịnh, cụ túc các pháp (pháp tụ), mà chúng ta phát tâm tu tập.

3/ Ba là, trông thấy các Đức Như Lai pháp thân thường trụ thanh tịnh hoàn toàn, không chút nhiễm ô, mà chúng ta phát tâm tu tập.

4/ Bốn là, trông thấy các Đức Như Lai có đầy đủ các pháp: Thập lực, Tứ Vô Sở Uý, Đại bi , tam niệm xứ, mà phát tâm tu tập.

5/ Năm là, do trông thấy các Đức Như Lai có nhứt thiết trí lân mẫn chúng sanh từ bi bủa khắp, thường vì tất cả kẻ ngu phu mê mờ, độ cho họ quay về chánh đạo, mà phát tâm tu tập.

TỪ MẪN ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, PHÁT TÂM BỒ ĐÊ CŨNG CÓ NĂM PHÁP :

1- Vì thấy chúng sanh bị vô minh ràng buộc, mà phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy chúng sanh bị các khổ thắt chặt, mà phát Tâm Bồ đề.

3- V thấy chúng sanh kết tập bất thiện nghiệp, mà phát Tâm Bồ đề.

4- Vì thấy chúng sanh tạo cực trọng ác, mà phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh chẳng tu học chánh pháp, lại bị vô minh thắt buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

Lại có 20 việc mà Bồ tát phát tâm Bồ đề:

1- Vì thấy các chúng sanh bị si ái làm cho mê lầm, phải thọ lãnh những khổ cảnh to lớn, nên phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy các chúng sanh bất tín nhơn quả, tạo tác chư ác nghiệp nên phát Tâm Bồ đề.

3- Vì thấy chúng sanh xả ly chánh Pháp, tín thọ tà giáo nên pháp Tâm Bồ đề

4- Lại thấy các chúng sanh lặn hụp trong sông phiền não, bị bốn dòng phiền não (tứ lưu) cuốn trôi, và các khổ ràng buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh lo sợ cảnh khổ sanh lão bịnh tử, chẳng cầu giải thoát mà lại còn tạo các ác nghiệp, nên phát Tâm Bồ đề.

6- Thấy các chúng sanh sống trong ưu bi khổ não, mà lại thường tạo các ác nghiệp, không biết chừa bỏ, nên phát tâm Bồ đề

7- Thấy các chúng sanh thọ cảnh biệt ly khổ, mà chẳng giác ngộ, lại tìm cách tham đắm dây dưa nên phát Tâm Bồ đề

8- Thấy các chúng sanh thọ oán táng hộ khổ, lại thường khởi tâm ganh ghét, không chịu từ bỏ, lại còn tạo các oán kết bất thiện cho đời sau, nên phát tâm Bồ đề.

9- Thấy các chúng sanh vì ái dục mà tạo các nghiệp ác, nên phát Tâm Bồ đề.

10- Lại thấy các chúng sanh đã biết DỤC là khổ, nhưng không xả ly, nên Phát Tâm Bồ đề.

11- Thấy các chúng sanh tuy muốn được an vui trái lại không thọ cấm giới ( của Phật), nên phátTâm Bồ đề

12- Thấy các chúng sanh tuy không ưa khổ cảnh, mà lại luôn tạo cực trọng ác, nên phát Tâm Bồ đề.

I3- Thấy các chúng sanh hủy phạm trọng giới, tuy biết. ăn năn lo sợ. nhưng vẫn phóng dật, nên phát Tâm Bồ đề.

14- Thấy các chúng sanh thích tạo cực ác, cho nên đọa ngũ-vô gián nghiệp, hung dữ ngoan cố, tự ngăn che lỗi lầm không biết xấu hổ ăn năn nên phát Tâm Bồ đề.

l5- Vì thấy chúng sanh hủy báng Chánh pháp đại thừa phương đẳng, lại chuyên ngu tự chấp, khởi tâm kiêu mạn, nên phát Tâm Bồ đề

16- Thấy các chúng sanh tuy có phần thông minh hiểu biết, mà phạm vào lỗi đoạn dứt thiện căn, tự phản cống-cao, trọn chẳng cải hối, chẳng học chính pháp, do vậy mà Bồ tát phát Tâm Bồ đề.

17- Thấy các chúng sanh, sanh vào nơi bát nạn, nên không nghe biết chánh pháp, chẳng biết cách tu hành thiện pháp, nên phát Tâm Bồ đề.

18- Thấy các chúng sanh, tuy được gặp Phật ra đời, được nghe Phật thuyết pháp, nhưng lại chẳng biết thọ trì tu tập, nên phát Tâm Bồ đề.

19- Lại thấy các chúng sanh tập nhiễm theo các ngoại đạo, khổ thân tu học theo ngoại giáo, trọn chẳng thoát được khổ cảnh, nên phát Tâm Bồ đề.

20- Thấy các chúng sanh tu hành đến cõi Phi phi tưởng định, lầm nhận đó là cảnh niết bàn thiện báo. Nhưng khi hết phước báo hữu lậu đó thì đọa vào tam đồ khổ, mà chúng ta phát Tâm Bồ đề .

Lại nữa hàng Bồ tát vì thấy chúng sanh bị vô minh mà tạo các ác nghiệp,đêm dài thọ khổ, xa lìa chánh pháp (lầm lỗi không ra khỏi) không ra khỏi cảnh mê mờ, do đó mà phát Tâm đại từ bi, chí cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như cứu cảnh khổ lửa cháy đầu. Tất cả chúng sanh có cảnh khổ nào, Bồ tát phải lo cứu tế khiến cho không sót một ai.

Chư Phật tử, ta nay lược nói các pháp đối với hàng Bồ tát sơ phát Tâm Bồ đề. Nếu như nói rộng ra thì nhiều vô lượng vô biên pháp môn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9256)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4232)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9040)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15443)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4575)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8841)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9636)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14963)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7189)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567