Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

07/07/201021:29(Xem: 7808)
Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

Bo_Tat_Quan_The_Am_8
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN

Thích Nguyên Ngôn dịch

Phẩm thứ hai

LUẬN VỀ SỰ PHÁT TÂM:

Luận nói:Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề?

Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.

Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng pháp tâm Bồ đề, cầu Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại nữa, có bốn duyên để phát tâm tu tập Vô thượng bồ đề. Những gì là bốn duyên?

Một là, tư duy về chư Phật, mà phát tâm Bồ đề.

Hai là, quán thân quá hoạn (thân tột khổ) mà phát tâm Bồ đề.

Ba là, vì thương xót (từ mẫn) tất cả chúng sanh mà phát tâm Bồ đề.

Bốn là vì cầu TỐI THẮNG QUẢ, mà phát Tâm Bồ đề.

TƯ DUY CHƯPHẬT CÓ NĂM PHÁP

1/ Một là đối với khắp10 phương quá khứ hiện tại vị lai chư Phật, khi ban sơ phát tâm cầu Đạo vô thượng cùng đầy đủ phiền não tánh như chúng ta hôm nay. Nhưng rốt cùng các Ngài thành tựu Chánh giác, là bậc Vô thượng tôn. Do nhơn duyên như vậy, mà hôm nay ta phát tâm Bồ đề.

2/ Hai là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát đại dũng mãnh, tất cả đều chứng đắc Vô thượng Bồ đề, nếu Pháp-bồ-đề như vậy qủa thật đã chứng đắc, thì chúng ta hôm nay cần phải duyên kết pháp đó mà phát Tâm Bồ đề.

3/ Ba là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát Đại minh huệ, ở nơi vô minh mà kiến lập THẮNG TÂM, chứa nhóm khổ hạnh (quá khứ) đều có khả năng tự dứt sạch siêu xuất tam giới. Chúng ta hôm nay cũng phải như vậy, nghĩa là phải tự cứu tế. Do nhơn duyên như vậy mà ta phát tâm Bồ đề.

4/ Bốn là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, cũng từ nơi nhơn loại mà vượt khỏi sanh tử phiền não đại hải. Chúng ta hôm nay cũng là bực Trượng phu, cũng phải vận dụng nơi nhơn duyên này mà đột thoát, cho nên phải phát Tâm Bồ đề.

5/ Năm là, tư duy về tất cả ba đời chư Phật, phát Đại Tinh tấn, xả thân mạng tài bảo, cầu đắc Nhứt thiết trí. Chúng ta hôm nay phải nương vào công đức chư Phật mà tu học, đó là nhơn duyên chơn chánh nên phải phát tâm Bồ đề.

QUÁN THÂN QUÁ HOẠN, Phát Bồ đề tâm cũng có năm pháp:

- Một là, tự quán thân ta do 5 ấm, 4 đại hòa hợp, sanh khởi đầy đủ vô lượng ác nghiệp. Nay muôn xả ly nên phát Tâm Bồ đề.

- Hai là, tự quán sát thân ta, cửu khiếu trường lưu, xú uế bất tịnh, cần phải sanh tâm chán chê mà xa lìa nó vậy.

- Ba là, tự quán thân ta có THAM, SÂN, SI, và vô lượng lửa phiền não thiêu đốt thiện tâm, nên muốn sớm diệt trừ khổ cảnh ấy, mà phát Tâm Bồ đề

- Bốn là, tự quán sát thân ta như bọt, như bèo, nổi trên biển cả, niệm niệm sanh diệt nên cần phải tìm phương pháp trừ diệt nó vậy.

- Năm là, tự quán sát thân ta do vô minh phiền não ngăn che, thường tạo nghiệp ác phải luân hồi trong lục thú, không lợi ích gì, cho nên cần phải phát Tâm Bồ đề vậy.

LẠI NỮA CẦU TỐI THẮNG QUẢ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ CŨNG CÓ NĂM PHÁP:

1/ Một là, trông thấy tướng hảo của chư Phật Như Lai trang nghiêm sáng suốt, thanh tịnh cao tột không gì sánh bằng, khiến ai trong thấy tướng như vậy, liền trừ được phiền não, nên phải phát Tâm Bồ đề, tu tập vậy.

2/Hai là, trông thấy chư Phật Như Lai đầy đủ (cụ túc) Giới, Định Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến thanh tịnh, cụ túc các pháp (pháp tụ), mà chúng ta phát tâm tu tập.

3/ Ba là, trông thấy các Đức Như Lai pháp thân thường trụ thanh tịnh hoàn toàn, không chút nhiễm ô, mà chúng ta phát tâm tu tập.

4/ Bốn là, trông thấy các Đức Như Lai có đầy đủ các pháp: Thập lực, Tứ Vô Sở Uý, Đại bi , tam niệm xứ, mà phát tâm tu tập.

5/ Năm là, do trông thấy các Đức Như Lai có nhứt thiết trí lân mẫn chúng sanh từ bi bủa khắp, thường vì tất cả kẻ ngu phu mê mờ, độ cho họ quay về chánh đạo, mà phát tâm tu tập.

TỪ MẪN ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, PHÁT TÂM BỒ ĐÊ CŨNG CÓ NĂM PHÁP :

1- Vì thấy chúng sanh bị vô minh ràng buộc, mà phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy chúng sanh bị các khổ thắt chặt, mà phát Tâm Bồ đề.

3- V thấy chúng sanh kết tập bất thiện nghiệp, mà phát Tâm Bồ đề.

4- Vì thấy chúng sanh tạo cực trọng ác, mà phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh chẳng tu học chánh pháp, lại bị vô minh thắt buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

Lại có 20 việc mà Bồ tát phát tâm Bồ đề:

1- Vì thấy các chúng sanh bị si ái làm cho mê lầm, phải thọ lãnh những khổ cảnh to lớn, nên phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy các chúng sanh bất tín nhơn quả, tạo tác chư ác nghiệp nên phát Tâm Bồ đề.

3- Vì thấy chúng sanh xả ly chánh Pháp, tín thọ tà giáo nên pháp Tâm Bồ đề

4- Lại thấy các chúng sanh lặn hụp trong sông phiền não, bị bốn dòng phiền não (tứ lưu) cuốn trôi, và các khổ ràng buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh lo sợ cảnh khổ sanh lão bịnh tử, chẳng cầu giải thoát mà lại còn tạo các ác nghiệp, nên phát Tâm Bồ đề.

6- Thấy các chúng sanh sống trong ưu bi khổ não, mà lại thường tạo các ác nghiệp, không biết chừa bỏ, nên phát tâm Bồ đề

7- Thấy các chúng sanh thọ cảnh biệt ly khổ, mà chẳng giác ngộ, lại tìm cách tham đắm dây dưa nên phát Tâm Bồ đề

8- Thấy các chúng sanh thọ oán táng hộ khổ, lại thường khởi tâm ganh ghét, không chịu từ bỏ, lại còn tạo các oán kết bất thiện cho đời sau, nên phát tâm Bồ đề.

9- Thấy các chúng sanh vì ái dục mà tạo các nghiệp ác, nên phát Tâm Bồ đề.

10- Lại thấy các chúng sanh đã biết DỤC là khổ, nhưng không xả ly, nên Phát Tâm Bồ đề.

11- Thấy các chúng sanh tuy muốn được an vui trái lại không thọ cấm giới ( của Phật), nên phátTâm Bồ đề

12- Thấy các chúng sanh tuy không ưa khổ cảnh, mà lại luôn tạo cực trọng ác, nên phát Tâm Bồ đề.

I3- Thấy các chúng sanh hủy phạm trọng giới, tuy biết. ăn năn lo sợ. nhưng vẫn phóng dật, nên phát Tâm Bồ đề.

14- Thấy các chúng sanh thích tạo cực ác, cho nên đọa ngũ-vô gián nghiệp, hung dữ ngoan cố, tự ngăn che lỗi lầm không biết xấu hổ ăn năn nên phát Tâm Bồ đề.

l5- Vì thấy chúng sanh hủy báng Chánh pháp đại thừa phương đẳng, lại chuyên ngu tự chấp, khởi tâm kiêu mạn, nên phát Tâm Bồ đề

16- Thấy các chúng sanh tuy có phần thông minh hiểu biết, mà phạm vào lỗi đoạn dứt thiện căn, tự phản cống-cao, trọn chẳng cải hối, chẳng học chính pháp, do vậy mà Bồ tát phát Tâm Bồ đề.

17- Thấy các chúng sanh, sanh vào nơi bát nạn, nên không nghe biết chánh pháp, chẳng biết cách tu hành thiện pháp, nên phát Tâm Bồ đề.

18- Thấy các chúng sanh, tuy được gặp Phật ra đời, được nghe Phật thuyết pháp, nhưng lại chẳng biết thọ trì tu tập, nên phát Tâm Bồ đề.

19- Lại thấy các chúng sanh tập nhiễm theo các ngoại đạo, khổ thân tu học theo ngoại giáo, trọn chẳng thoát được khổ cảnh, nên phát Tâm Bồ đề.

20- Thấy các chúng sanh tu hành đến cõi Phi phi tưởng định, lầm nhận đó là cảnh niết bàn thiện báo. Nhưng khi hết phước báo hữu lậu đó thì đọa vào tam đồ khổ, mà chúng ta phát Tâm Bồ đề .

Lại nữa hàng Bồ tát vì thấy chúng sanh bị vô minh mà tạo các ác nghiệp,đêm dài thọ khổ, xa lìa chánh pháp (lầm lỗi không ra khỏi) không ra khỏi cảnh mê mờ, do đó mà phát Tâm đại từ bi, chí cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như cứu cảnh khổ lửa cháy đầu. Tất cả chúng sanh có cảnh khổ nào, Bồ tát phải lo cứu tế khiến cho không sót một ai.

Chư Phật tử, ta nay lược nói các pháp đối với hàng Bồ tát sơ phát Tâm Bồ đề. Nếu như nói rộng ra thì nhiều vô lượng vô biên pháp môn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 2793)
Mọi người Phật tử khi nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời , người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là "Cứu khổ cứu nạn". Những năm gần đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất là" lộ thiên" (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biể
03/10/2010(Xem: 3112)
Hành Trì Pháp Quán Thế Âm
26/09/2010(Xem: 9178)
Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi...
22/09/2010(Xem: 11162)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3328)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5420)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 5662)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 3679)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7224)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 9375)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567