Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

07/07/201021:29(Xem: 7848)
Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm

Bo_Tat_Quan_The_Am_8
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN

Thích Nguyên Ngôn dịch

Phẩm thứ hai

LUẬN VỀ SỰ PHÁT TÂM:

Luận nói:Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề?

Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.

Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng pháp tâm Bồ đề, cầu Đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Lại nữa, có bốn duyên để phát tâm tu tập Vô thượng bồ đề. Những gì là bốn duyên?

Một là, tư duy về chư Phật, mà phát tâm Bồ đề.

Hai là, quán thân quá hoạn (thân tột khổ) mà phát tâm Bồ đề.

Ba là, vì thương xót (từ mẫn) tất cả chúng sanh mà phát tâm Bồ đề.

Bốn là vì cầu TỐI THẮNG QUẢ, mà phát Tâm Bồ đề.

TƯ DUY CHƯPHẬT CÓ NĂM PHÁP

1/ Một là đối với khắp10 phương quá khứ hiện tại vị lai chư Phật, khi ban sơ phát tâm cầu Đạo vô thượng cùng đầy đủ phiền não tánh như chúng ta hôm nay. Nhưng rốt cùng các Ngài thành tựu Chánh giác, là bậc Vô thượng tôn. Do nhơn duyên như vậy, mà hôm nay ta phát tâm Bồ đề.

2/ Hai là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát đại dũng mãnh, tất cả đều chứng đắc Vô thượng Bồ đề, nếu Pháp-bồ-đề như vậy qủa thật đã chứng đắc, thì chúng ta hôm nay cần phải duyên kết pháp đó mà phát Tâm Bồ đề.

3/ Ba là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát Đại minh huệ, ở nơi vô minh mà kiến lập THẮNG TÂM, chứa nhóm khổ hạnh (quá khứ) đều có khả năng tự dứt sạch siêu xuất tam giới. Chúng ta hôm nay cũng phải như vậy, nghĩa là phải tự cứu tế. Do nhơn duyên như vậy mà ta phát tâm Bồ đề.

4/ Bốn là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, cũng từ nơi nhơn loại mà vượt khỏi sanh tử phiền não đại hải. Chúng ta hôm nay cũng là bực Trượng phu, cũng phải vận dụng nơi nhơn duyên này mà đột thoát, cho nên phải phát Tâm Bồ đề.

5/ Năm là, tư duy về tất cả ba đời chư Phật, phát Đại Tinh tấn, xả thân mạng tài bảo, cầu đắc Nhứt thiết trí. Chúng ta hôm nay phải nương vào công đức chư Phật mà tu học, đó là nhơn duyên chơn chánh nên phải phát tâm Bồ đề.

QUÁN THÂN QUÁ HOẠN, Phát Bồ đề tâm cũng có năm pháp:

- Một là, tự quán thân ta do 5 ấm, 4 đại hòa hợp, sanh khởi đầy đủ vô lượng ác nghiệp. Nay muôn xả ly nên phát Tâm Bồ đề.

- Hai là, tự quán sát thân ta, cửu khiếu trường lưu, xú uế bất tịnh, cần phải sanh tâm chán chê mà xa lìa nó vậy.

- Ba là, tự quán thân ta có THAM, SÂN, SI, và vô lượng lửa phiền não thiêu đốt thiện tâm, nên muốn sớm diệt trừ khổ cảnh ấy, mà phát Tâm Bồ đề

- Bốn là, tự quán sát thân ta như bọt, như bèo, nổi trên biển cả, niệm niệm sanh diệt nên cần phải tìm phương pháp trừ diệt nó vậy.

- Năm là, tự quán sát thân ta do vô minh phiền não ngăn che, thường tạo nghiệp ác phải luân hồi trong lục thú, không lợi ích gì, cho nên cần phải phát Tâm Bồ đề vậy.

LẠI NỮA CẦU TỐI THẮNG QUẢ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ CŨNG CÓ NĂM PHÁP:

1/ Một là, trông thấy tướng hảo của chư Phật Như Lai trang nghiêm sáng suốt, thanh tịnh cao tột không gì sánh bằng, khiến ai trong thấy tướng như vậy, liền trừ được phiền não, nên phải phát Tâm Bồ đề, tu tập vậy.

2/Hai là, trông thấy chư Phật Như Lai đầy đủ (cụ túc) Giới, Định Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến thanh tịnh, cụ túc các pháp (pháp tụ), mà chúng ta phát tâm tu tập.

3/ Ba là, trông thấy các Đức Như Lai pháp thân thường trụ thanh tịnh hoàn toàn, không chút nhiễm ô, mà chúng ta phát tâm tu tập.

4/ Bốn là, trông thấy các Đức Như Lai có đầy đủ các pháp: Thập lực, Tứ Vô Sở Uý, Đại bi , tam niệm xứ, mà phát tâm tu tập.

5/ Năm là, do trông thấy các Đức Như Lai có nhứt thiết trí lân mẫn chúng sanh từ bi bủa khắp, thường vì tất cả kẻ ngu phu mê mờ, độ cho họ quay về chánh đạo, mà phát tâm tu tập.

TỪ MẪN ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, PHÁT TÂM BỒ ĐÊ CŨNG CÓ NĂM PHÁP :

1- Vì thấy chúng sanh bị vô minh ràng buộc, mà phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy chúng sanh bị các khổ thắt chặt, mà phát Tâm Bồ đề.

3- V thấy chúng sanh kết tập bất thiện nghiệp, mà phát Tâm Bồ đề.

4- Vì thấy chúng sanh tạo cực trọng ác, mà phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh chẳng tu học chánh pháp, lại bị vô minh thắt buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

Lại có 20 việc mà Bồ tát phát tâm Bồ đề:

1- Vì thấy các chúng sanh bị si ái làm cho mê lầm, phải thọ lãnh những khổ cảnh to lớn, nên phát Tâm Bồ đề.

2- Vì thấy các chúng sanh bất tín nhơn quả, tạo tác chư ác nghiệp nên phát Tâm Bồ đề.

3- Vì thấy chúng sanh xả ly chánh Pháp, tín thọ tà giáo nên pháp Tâm Bồ đề

4- Lại thấy các chúng sanh lặn hụp trong sông phiền não, bị bốn dòng phiền não (tứ lưu) cuốn trôi, và các khổ ràng buộc, nên phát Tâm Bồ đề.

5- Vì thấy chúng sanh lo sợ cảnh khổ sanh lão bịnh tử, chẳng cầu giải thoát mà lại còn tạo các ác nghiệp, nên phát Tâm Bồ đề.

6- Thấy các chúng sanh sống trong ưu bi khổ não, mà lại thường tạo các ác nghiệp, không biết chừa bỏ, nên phát tâm Bồ đề

7- Thấy các chúng sanh thọ cảnh biệt ly khổ, mà chẳng giác ngộ, lại tìm cách tham đắm dây dưa nên phát Tâm Bồ đề

8- Thấy các chúng sanh thọ oán táng hộ khổ, lại thường khởi tâm ganh ghét, không chịu từ bỏ, lại còn tạo các oán kết bất thiện cho đời sau, nên phát tâm Bồ đề.

9- Thấy các chúng sanh vì ái dục mà tạo các nghiệp ác, nên phát Tâm Bồ đề.

10- Lại thấy các chúng sanh đã biết DỤC là khổ, nhưng không xả ly, nên Phát Tâm Bồ đề.

11- Thấy các chúng sanh tuy muốn được an vui trái lại không thọ cấm giới ( của Phật), nên phátTâm Bồ đề

12- Thấy các chúng sanh tuy không ưa khổ cảnh, mà lại luôn tạo cực trọng ác, nên phát Tâm Bồ đề.

I3- Thấy các chúng sanh hủy phạm trọng giới, tuy biết. ăn năn lo sợ. nhưng vẫn phóng dật, nên phát Tâm Bồ đề.

14- Thấy các chúng sanh thích tạo cực ác, cho nên đọa ngũ-vô gián nghiệp, hung dữ ngoan cố, tự ngăn che lỗi lầm không biết xấu hổ ăn năn nên phát Tâm Bồ đề.

l5- Vì thấy chúng sanh hủy báng Chánh pháp đại thừa phương đẳng, lại chuyên ngu tự chấp, khởi tâm kiêu mạn, nên phát Tâm Bồ đề

16- Thấy các chúng sanh tuy có phần thông minh hiểu biết, mà phạm vào lỗi đoạn dứt thiện căn, tự phản cống-cao, trọn chẳng cải hối, chẳng học chính pháp, do vậy mà Bồ tát phát Tâm Bồ đề.

17- Thấy các chúng sanh, sanh vào nơi bát nạn, nên không nghe biết chánh pháp, chẳng biết cách tu hành thiện pháp, nên phát Tâm Bồ đề.

18- Thấy các chúng sanh, tuy được gặp Phật ra đời, được nghe Phật thuyết pháp, nhưng lại chẳng biết thọ trì tu tập, nên phát Tâm Bồ đề.

19- Lại thấy các chúng sanh tập nhiễm theo các ngoại đạo, khổ thân tu học theo ngoại giáo, trọn chẳng thoát được khổ cảnh, nên phát Tâm Bồ đề.

20- Thấy các chúng sanh tu hành đến cõi Phi phi tưởng định, lầm nhận đó là cảnh niết bàn thiện báo. Nhưng khi hết phước báo hữu lậu đó thì đọa vào tam đồ khổ, mà chúng ta phát Tâm Bồ đề .

Lại nữa hàng Bồ tát vì thấy chúng sanh bị vô minh mà tạo các ác nghiệp,đêm dài thọ khổ, xa lìa chánh pháp (lầm lỗi không ra khỏi) không ra khỏi cảnh mê mờ, do đó mà phát Tâm đại từ bi, chí cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như cứu cảnh khổ lửa cháy đầu. Tất cả chúng sanh có cảnh khổ nào, Bồ tát phải lo cứu tế khiến cho không sót một ai.

Chư Phật tử, ta nay lược nói các pháp đối với hàng Bồ tát sơ phát Tâm Bồ đề. Nếu như nói rộng ra thì nhiều vô lượng vô biên pháp môn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 3992)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
10/01/2013(Xem: 3571)
Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả.
10/01/2013(Xem: 3577)
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức.
11/12/2012(Xem: 5445)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
23/10/2012(Xem: 4390)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 10914)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 8294)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 8388)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3386)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 11350)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567