Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát biết lắng nghe

26/06/201008:56(Xem: 4047)
Bồ Tát biết lắng nghe

 

      Bo_Tat_Quan_Am_2    Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ.  

Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.

Tuy nhiên, dù là hình tượng thân nam, hay thân nữ ai trong chúng ta cũng đều xem Ngài là một bậc ‘Đại Cứu Khổ.’ Ngài như là mẹ hiền luôn ra tay cứu vớt tất cả những ai đang cầu đến, từ những tên tướng cướp giết người không gớm tay đến các bậc tu hành suốt cả cuộc đời không làm hại ai cả. Ngài bình dị mà gần gủi, hiện thân khắp các giai tầng trong xã hội và khắp nơi để cứu khổ mọi loài.  Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Ngài hiện thân ra làm 33 tướng trạng khác nhau từ thân Phật cho đến thân các loài A-tu-la, ngạ quỷ… Có thể chính vì sự từ bi không phân biệt của Ngài,
nên sự kính ngưỡng và tôn thờ Ngài không phải chỉ có các Phật tử, mà luôn cả những người không phải đạo Phật.

Tâm Bi như sấm động
Lòng Từ như mây hiền
(Sư Ông Làng Mai dịch)

Theo kinh Lăng Nghiêm, Ngài tu hành chứng đắc được ‘nhĩ căn viên thông’ nên Ngài có thể lắng nghe và thấu cảm tất cả những tiếng ta thán, khổ đau khắp cả mọi nơi, mọi chốn. Tôi nhớ có xem qua một bộ phim Mỹ nói về một anh chàng nọ được đức Chúa Trời giao cho đóng vai của Chúa.  Nhưng mỗi ngày anh ta cứ phải nghe hàng triệu triệu lời cầu xin nên không chịu nổi.  Cuối cùng, đành năn nỉ đức Chúa Trời để bàn giao lại.  

 

Cho nên, thực sự mà nói biết cách lắng nghe là cả một nghệ thuật và, đặc biệt, phải phát tâm từ bi rộng lớn mới có thể lắng nghe có hiệu quả.  Nhờ phát ra 12 nguyện lớn mà đức Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương. Muốn có tấm lòng từ bi thì cũng như trồng hoa, trồng trái chúng ta phải biết cách tưới tẩm những hạt mầm thương yêu trong tâm.  Đây là một quá trình tu luyện, không phải tự dưng mà có.  

 

Có người miệng nói từ bi nhưng không làm được vì hoàn toàn không biết tưới tẩm hạt giống từ bi.  Tưới tẩm hạt giống từ bi có nghĩa là chúng ta phải biết học pháp bố thí. Như chúng ta biết, bố thí không nhất thiết phải là tài vật.  Khi chúng ta nói những lời dễ thương, thông cảm thì đó chính là một hành động bố thí, hay mình có thể khuyên người vượt qua những khó khăn, sợ hãi cũng là một hình thức bố thí.  Nuôi dưỡng tâm từ bi bằng cách mở rộng lòng mình, học cách không phán xét, không phê bình, chỉ trích mà chỉ biết lắng nghe để hiểu, để thương.  

 

Đương nhiên, có người nói rằng từ bi quá mà không có trí tuệ thì sẽ bị lợi dụng. Cho nên mình phải biết quân bình cả hai.  Nhưng đa số những người bị lợi dụng vì từ bi là do mình còn đắm say danh lợi.  Hễ nghe khen mình dễ thương, từ bi thì có gì cho nấy, thậm chí còn đi vay mượn để cho!  Cho nên, từ bi thực sự là không tham đắm những lời khen chê, thị phi.  Mình chỉ có thấy người đó đang đau khổ là mình ra tay giúp đỡ.  

 

Giống như đức Quán Thế Âm, không phân biệt người cầu xin là ai và trong quá khứ họ đã làm những gì. Giờ đây họ đang đau khổ nên cầu xin thì Ngài đều ra tay cứu độ. Sở dĩ đức Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Muốn học cách lắng nghe để thương để hiểu, chúng ta phải biết uyển chuyển và thiện xảo trong cách lắng nghe.  Chúng ta không chỉ lắng nghe những gì người kia đang nói mà còn tìm hiểu câu chuyện đằng sau những lời nói đó.  Nếu khi chúng ta lắng nghe với tâm từ bi mình sẽ không bị chao đảo bởi những lời nói tiêu cực của người khác; ngược lại, mình quan tâm nhiều đến sự khổ đau và phiền não mà họ đang gánh chịu.  

 

Một ngày nọ, một học sinh 12 tuổi, vốn rất là hiền lành, bổng nổi cơn thịnh nộ và phun nước miếng vào mặt vị Thầy dạy toán vì ông mắng em quá dốt. Em này bị gửi lên văn phòng để gặp vị hiệu trưởng và có thể sẽ bị đuổi học vì bất kính quá đáng đối với thầy cô.  Nhưng khi tìm rõ nguyên do thì nhà trường biết rằng ngày hôm trước ba em nhậu say về chửi mắng em và đánh đập mẹ em thậm tệ đến nỗi phải vào nhà thương.  Riêng ba em thì bị bắt vào tù.  Gia đình em đang đầm ấm bỗng dưng tan nát. Rõ ràng, em học sinh 12 tuổi đã không biết cách nào để giải tỏa nổi đau thương này nên đã có hành động nông nỗi như vậy!


Ngoài việc biết lắng nghe những âm thanh kêu cầu của mọi loài, Ngài còn biết lắng nghe những nỗi sợ hãi, âu lo nên Ngài còn có danh hiệu là Thí Vô Úy Giả.  Nghĩa là người biết xoa dịu những nổi hoảng sợ, âu lo. Theo môn tâm lý học, rối loạn âu lo, hoảng sợ là những tâm lý vi tế, rất khó mà nhận biết vì người đang trải nghiệm những tâm lý này hay có khuynh hướng che dấu và lảng tránh. 

 

Theo Giáo sư Johannes Tauscher bệnh viện tâm thần trường đại học Viên (Áo), khi bị mắc các chứng rối loạn lo âu, thường người bệnh trì hoãn quá lâu.  Nỗi sợ có thể núp dưới vô vàn các dạng thức khác nhau: Chứng sợ nhện (arachnophobia), Sợ xã hội (social phobia), Chứng sợ đi máy bay (aerophobia), Chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia), Chứng sợ độ cao (acrophobia), Chứng sợ bị ung thư (carcinophobia), Chứng sợ chết hoặc sợ xác các vật đã chết (necrophobia), v.v… Với tâm từ bi bao la, khi niệm danh hiệu đức Quán thế Âm người bệnh có cảm giác như một đứa bé đang sợ hãi được nép vào lòng mẹ khiến cho mình cảm giác được an toàn nên sự rối loạn âu lo sẽ dần dần biến mất. 

“Từ nhãn thị chúng sanh, Phước tụ hải vô lượng.” Nghĩa là dùng mắt thương nhìn chúng sinh thì phước đức sẽ như biển rộng vô cùng. Với tâm từ bi vô lượng 33 ứng thân của Ngài cũng chỉ là con số tượng trưng. Thực sự mà nói tôi luôn tin rằng Bồ tát là hiện thân của chúng ta. Như trong câu kệ chúng ta thường tụng hằng ngày: ‘Năng lễ, sở lễ tánh không tịch…’ câu này có nghĩa là: năng lễ là người bái lạy; sở lễ là người được bái lạy tức là Phật hay Bồ tát; vốn đều là bản tính thanh tịnh. 

 

Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác.  Chúng ta đang đóng vai hóa thân của đức Bồ tát Quán Thế Âm vì tâm chúng sinh và tâm Bồ tát đồng nhau, chẳng khác!  Tuy nhiên, vì còn vướng mắc nên tâm chúng sinh chưa được thực sự giải thoát.  Như vậy có nghĩa là hàng triệu triệu người nếu biết học pháp ‘Lắng Nghe’ của Ngài thì có thể đóng vai ứng thân của Ngài, ban rải lòng từ đến tất cả mọi người, mọi loài.   
                                                             

San Jose, tháng 9, 2014
Thiện Ý  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2019(Xem: 6569)
Lễ Vía Quan Âm Bồ Tát tại Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Úc Châu (Chủ Nhật 19-6-Kỷ Hợi, 21-7-2019)
25/05/2019(Xem: 6902)
TINH THẦN BẤT HỦ CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Tác giả : Đức Đa Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Thích Minh Chánh Mục Lục Tinh Thần Bất Hủ Của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Chương 1: Mười Hai Nhân Duyên Và Buông Xã……….1 Chương 2: Tâm Bồ Đề……………………………………14 Chương 3: Tánh Không…………………………………...33 Chương 4: Văn Thù Sư Lợi Chúc Phúc Và Hội Thoại Với Hòa Thượng Thánh Nghiêm……………51
02/05/2019(Xem: 10379)
Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo (Tính theo ngày Âm lịch)
29/04/2019(Xem: 5916)
Không hiểu từ lúc nào tôi đã có thói quen không bỏ được cho đến nay, thường sau buổi công phu tôi lập lại nhiều lần theo như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma " NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (3) kính mong cầu đến sự hộ trì giúp đỡ của Ngài để trí tuệ con ngày thêm được sáng suốt như Ngài " và tiếp theo là câu thần chú để khai mở trí tuệ OM A RA PA TSA NA DHI và tự tin rằng mình đã được chúc phúc .
30/03/2019(Xem: 6817)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
23/03/2019(Xem: 3628)
Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).
19/03/2019(Xem: 5036)
Từ nhiều năm nay, tôi có một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.
16/03/2019(Xem: 4727)
Những ngày cuối năm (2012), có dịp đi một vòng từ An Giang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ghé qua Long Thành (Đồng Nai) rồi dừng chân tại Saigon, quận 4 để đón giao thừa tại đạo tràng Tịnh Xá Từ Quang. Nơi đây, vào những ngày tháng bình thường rất ồn náo về việc mua bán, người xe ầm ỉ, nhưng đến những ngày áp Tết, nhất là từ ngày 27 đến 30 Tết thì khu vực nầy bỗng dưng thay đổi lạ, êm lặng nhẹ nhàng như một khu phố mà người ta cho rằng: đạt chuẩn văn hóa nào đó...
13/09/2018(Xem: 4221)
Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc. Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.
12/09/2018(Xem: 4686)
Trong hai ngày 29,30/07/ Mậu Tuất (08,09/9/2018) nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, , tỉnh Khánh Hòa), ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm, trú trì thành kính trang nghiêm tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế, Pháp hội Địa Tạng, bạt độ tiên linh, cúng dường Trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567