Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát biết lắng nghe

26/06/201008:56(Xem: 4305)
Bồ Tát biết lắng nghe

 

      Bo_Tat_Quan_Am_2    Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ.  

Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.

Tuy nhiên, dù là hình tượng thân nam, hay thân nữ ai trong chúng ta cũng đều xem Ngài là một bậc ‘Đại Cứu Khổ.’ Ngài như là mẹ hiền luôn ra tay cứu vớt tất cả những ai đang cầu đến, từ những tên tướng cướp giết người không gớm tay đến các bậc tu hành suốt cả cuộc đời không làm hại ai cả. Ngài bình dị mà gần gủi, hiện thân khắp các giai tầng trong xã hội và khắp nơi để cứu khổ mọi loài.  Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Ngài hiện thân ra làm 33 tướng trạng khác nhau từ thân Phật cho đến thân các loài A-tu-la, ngạ quỷ… Có thể chính vì sự từ bi không phân biệt của Ngài,
nên sự kính ngưỡng và tôn thờ Ngài không phải chỉ có các Phật tử, mà luôn cả những người không phải đạo Phật.

Tâm Bi như sấm động
Lòng Từ như mây hiền
(Sư Ông Làng Mai dịch)

Theo kinh Lăng Nghiêm, Ngài tu hành chứng đắc được ‘nhĩ căn viên thông’ nên Ngài có thể lắng nghe và thấu cảm tất cả những tiếng ta thán, khổ đau khắp cả mọi nơi, mọi chốn. Tôi nhớ có xem qua một bộ phim Mỹ nói về một anh chàng nọ được đức Chúa Trời giao cho đóng vai của Chúa.  Nhưng mỗi ngày anh ta cứ phải nghe hàng triệu triệu lời cầu xin nên không chịu nổi.  Cuối cùng, đành năn nỉ đức Chúa Trời để bàn giao lại.  

 

Cho nên, thực sự mà nói biết cách lắng nghe là cả một nghệ thuật và, đặc biệt, phải phát tâm từ bi rộng lớn mới có thể lắng nghe có hiệu quả.  Nhờ phát ra 12 nguyện lớn mà đức Quán Thế Âm mới chứng đắc được nhĩ căn viên thông. Chính 12 nguyện lớn này cho chúng ta thấy hạnh nguyện cao cả của Ngài. Nếu không có tấm lòng đại từ bi thì khó mà có thể biết cách lắng nghe để hiểu, để thương. Muốn có tấm lòng từ bi thì cũng như trồng hoa, trồng trái chúng ta phải biết cách tưới tẩm những hạt mầm thương yêu trong tâm.  Đây là một quá trình tu luyện, không phải tự dưng mà có.  

 

Có người miệng nói từ bi nhưng không làm được vì hoàn toàn không biết tưới tẩm hạt giống từ bi.  Tưới tẩm hạt giống từ bi có nghĩa là chúng ta phải biết học pháp bố thí. Như chúng ta biết, bố thí không nhất thiết phải là tài vật.  Khi chúng ta nói những lời dễ thương, thông cảm thì đó chính là một hành động bố thí, hay mình có thể khuyên người vượt qua những khó khăn, sợ hãi cũng là một hình thức bố thí.  Nuôi dưỡng tâm từ bi bằng cách mở rộng lòng mình, học cách không phán xét, không phê bình, chỉ trích mà chỉ biết lắng nghe để hiểu, để thương.  

 

Đương nhiên, có người nói rằng từ bi quá mà không có trí tuệ thì sẽ bị lợi dụng. Cho nên mình phải biết quân bình cả hai.  Nhưng đa số những người bị lợi dụng vì từ bi là do mình còn đắm say danh lợi.  Hễ nghe khen mình dễ thương, từ bi thì có gì cho nấy, thậm chí còn đi vay mượn để cho!  Cho nên, từ bi thực sự là không tham đắm những lời khen chê, thị phi.  Mình chỉ có thấy người đó đang đau khổ là mình ra tay giúp đỡ.  

 

Giống như đức Quán Thế Âm, không phân biệt người cầu xin là ai và trong quá khứ họ đã làm những gì. Giờ đây họ đang đau khổ nên cầu xin thì Ngài đều ra tay cứu độ. Sở dĩ đức Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn vì Ngài biết lắng nghe những gì cần nghe và loại bỏ những gì không cần thiết phải nghe. Muốn học cách lắng nghe để thương để hiểu, chúng ta phải biết uyển chuyển và thiện xảo trong cách lắng nghe.  Chúng ta không chỉ lắng nghe những gì người kia đang nói mà còn tìm hiểu câu chuyện đằng sau những lời nói đó.  Nếu khi chúng ta lắng nghe với tâm từ bi mình sẽ không bị chao đảo bởi những lời nói tiêu cực của người khác; ngược lại, mình quan tâm nhiều đến sự khổ đau và phiền não mà họ đang gánh chịu.  

 

Một ngày nọ, một học sinh 12 tuổi, vốn rất là hiền lành, bổng nổi cơn thịnh nộ và phun nước miếng vào mặt vị Thầy dạy toán vì ông mắng em quá dốt. Em này bị gửi lên văn phòng để gặp vị hiệu trưởng và có thể sẽ bị đuổi học vì bất kính quá đáng đối với thầy cô.  Nhưng khi tìm rõ nguyên do thì nhà trường biết rằng ngày hôm trước ba em nhậu say về chửi mắng em và đánh đập mẹ em thậm tệ đến nỗi phải vào nhà thương.  Riêng ba em thì bị bắt vào tù.  Gia đình em đang đầm ấm bỗng dưng tan nát. Rõ ràng, em học sinh 12 tuổi đã không biết cách nào để giải tỏa nổi đau thương này nên đã có hành động nông nỗi như vậy!


Ngoài việc biết lắng nghe những âm thanh kêu cầu của mọi loài, Ngài còn biết lắng nghe những nỗi sợ hãi, âu lo nên Ngài còn có danh hiệu là Thí Vô Úy Giả.  Nghĩa là người biết xoa dịu những nổi hoảng sợ, âu lo. Theo môn tâm lý học, rối loạn âu lo, hoảng sợ là những tâm lý vi tế, rất khó mà nhận biết vì người đang trải nghiệm những tâm lý này hay có khuynh hướng che dấu và lảng tránh. 

 

Theo Giáo sư Johannes Tauscher bệnh viện tâm thần trường đại học Viên (Áo), khi bị mắc các chứng rối loạn lo âu, thường người bệnh trì hoãn quá lâu.  Nỗi sợ có thể núp dưới vô vàn các dạng thức khác nhau: Chứng sợ nhện (arachnophobia), Sợ xã hội (social phobia), Chứng sợ đi máy bay (aerophobia), Chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia), Chứng sợ độ cao (acrophobia), Chứng sợ bị ung thư (carcinophobia), Chứng sợ chết hoặc sợ xác các vật đã chết (necrophobia), v.v… Với tâm từ bi bao la, khi niệm danh hiệu đức Quán thế Âm người bệnh có cảm giác như một đứa bé đang sợ hãi được nép vào lòng mẹ khiến cho mình cảm giác được an toàn nên sự rối loạn âu lo sẽ dần dần biến mất. 

“Từ nhãn thị chúng sanh, Phước tụ hải vô lượng.” Nghĩa là dùng mắt thương nhìn chúng sinh thì phước đức sẽ như biển rộng vô cùng. Với tâm từ bi vô lượng 33 ứng thân của Ngài cũng chỉ là con số tượng trưng. Thực sự mà nói tôi luôn tin rằng Bồ tát là hiện thân của chúng ta. Như trong câu kệ chúng ta thường tụng hằng ngày: ‘Năng lễ, sở lễ tánh không tịch…’ câu này có nghĩa là: năng lễ là người bái lạy; sở lễ là người được bái lạy tức là Phật hay Bồ tát; vốn đều là bản tính thanh tịnh. 

 

Nếu trong một ngày, chúng ta biết đem tâm từ bi cứu giúp người khác.  Chúng ta đang đóng vai hóa thân của đức Bồ tát Quán Thế Âm vì tâm chúng sinh và tâm Bồ tát đồng nhau, chẳng khác!  Tuy nhiên, vì còn vướng mắc nên tâm chúng sinh chưa được thực sự giải thoát.  Như vậy có nghĩa là hàng triệu triệu người nếu biết học pháp ‘Lắng Nghe’ của Ngài thì có thể đóng vai ứng thân của Ngài, ban rải lòng từ đến tất cả mọi người, mọi loài.   
                                                             

San Jose, tháng 9, 2014
Thiện Ý  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2024(Xem: 637)
Xuất xứ. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm là tuyển tập 500 Danh Hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mỗi danh hiệu tán dương một bản nguyện, hạnh tu, công đức, pháp môn, ứng thân, phương tiện, lời dạy, cảm ứng, xưng tán, hoặc oai lực của Bồ Tát, viết thành một câu khá dài. Hơn một nửa danh hiệu trích dẫn từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, còn lại dẫn từ nhiều Kinh khác. Do dẫn nhiều bản Kinh theo thứ tự trước sau nên có những câu tương tự, trong đó 2 câu “Thiên nhãn Chiếu kiến” và “Thiên thủ Hộ trì” lập lại 2 lần (câu 76-77).
20/10/2024(Xem: 881)
Phải chăng trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển? Niềm tin mạnh mẽ vào Bồ tát Quán Thế Âm Vẫn đặc biệt giữ được một giá trị tinh thần Nhưng đòi hỏi thêm hơn một cái nhìn thực tế và sâu sắc! Hãy luôn kiên nhẫn và lòng từ bi, dù cuộc sống có phức tạp hay thách thức !
02/09/2024(Xem: 2342)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
02/09/2024(Xem: 1210)
Có một câu danh ngôn nổi tiếng của John Milton trong tác phẩm *Paradise Lost* (Thiên Đường Đã Mất) nói về khái niệm thiên đường và địa ngục trong tâm trí con người: “The mind is its own place, and in itself can make a heaven of hell, a hell of heaven."* Tạm dịch:”Tâm trí là nơi của chính nó, và tự nó có thể biến thiên đường thành địa ngục, địa ngục thành thiên đường."* Câu này nhấn mạnh rằng chính tâm trí con người quyết định việc chúng ta sống trong hạnh phúc hay khổ đau, thiên đường hay địa ngục.
31/07/2024(Xem: 2050)
Quán Âm Bồ Tát Nhĩ căn viên thông Đại từ đại bi Diệu âm tự tánh
24/07/2024(Xem: 825)
Nam Mô Bồ Tát Quan Âm Chứng tri tứ chúng đồng tâm kính thành An vị Bồ Tát duyên lành Hương hoa bánh trái tịnh thanh cúng dường Kính mong Bồ tát tưởng thương Độ cho nhân loại bớt vương khổ nàn Lời kinh khấn nguyện vang vang Mười hai đại nguyện Quan Âm độ đời
24/07/2024(Xem: 1443)
Cách đây hơn 2 tuần vào đầu tháng 6 âm lịch, dù chỉ được chứng kiến lễ an vị tôn tượng đài Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên (cao 5 mét, chất liệu đá hoa cương nguyên khối)trong khuôn viên của Tu Viện Quảng Đức qua livestream và sau đó là hình ảnh được post lên và trong dịp này con được nghe TT Hoá Chủ Thích Nguyên Tạng giới thiệu 2 vị Phật Tử thuần thành cư trú tại Mỹ, cũng đang hiện diện trong buổi lễ trang trọng này và được biết quý Phật tử Huệ Đức và Thiện Trí đã phát tâm cúng dường tôn tượng Quan thế Âm Lộ ThIên đến TV Quảng Đức qua sự giới thiệu và khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân bào muội của HT Viện chủ .
20/04/2024(Xem: 3809)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 2078)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 8808)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]