Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát

07/05/201007:36(Xem: 4388)
Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Ðức Phật Thích Ca, trước khi thành Phật tên gọi là Sĩ Ðạt Ta là con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, ở thành Ca Tỳ La (Kapilavatsu). 

blank
Đức Phật Thích Ca


Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. 

Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ. 

Sau 49 ngày ngồi thiền định ở dưới cội Bồ đề, Ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý của cuộc đời, biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. 

Sau khi chứng đạo, Ngài du hành thuyết pháp suốt 45 năm. Những môn đồ được Ngài giáo hóa đông vô kể. Năm 80 tuổi, nơi rừng Ta la song thọ ngoài thành Câu Thi, sau buổi thuyết pháp cuối cùng, Ngài nhập Niết bàn (mất - PV). 

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà là vị giáo chủ ở cõi Cực-lạc phương tây A Di Đà. 

blank
Đức Phật A Di Đà

Thời đức Phật Thế Tự Tại Vương, có vị quốc vương tên Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ-kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm, Ngài đảnh lễ Phật cầu xin chứng minh cho Ngài phát 48 lời nguyện. 

Do nguyện lực ấy, sau này Ngài thành Phật hiệu A Di Đà ở cõi Cực-lạc. Đức Phật A Di Đà thường thờ có hai tượng: Tượng ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Thích Ca. 

Tượng đứng trên hoa sen lơ lửng trong hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là tượng Di Đà phóng quang. 

Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Phật tương lai)

blank
Bồ tát Di Lặc

Bồ-tát Di Lặc là người Nam Ấn Độ, sinh ra trong gia đình Bà-la-môn. Sau khi Đức Phật Thích Ca thành đạo và truyền bá chánh pháp (pháp môn Phật giáo - PV), Ngài đã xuất gia tu hành. 

Đến khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, Bồ tát Di Lặc cũng mất và sinh về cung trời Đâu Suất, đợi ngày xuống trần gian thành Phật, hiệu là Di Lặc.

Tượng Ngài thờ theo lối Tam Thế Phật cũng tương tự tượng Phật Thích Ca. Chỉ đáng chú ý nhất bức tượng hình một vị Hòa thượng mập mạp, miệng cười toe toét, mặc áo phơi ngực, bày cái bụng to tướng, chung quanh có 6 đứa bé quấy nhiễu, đứa chọc tay vào mũi, đứa móc miệng, đứa chìa vào hông..., Ngài vẫn cười tự nhiên.

Ngoài ra tượng Bồ-tát Di Lặc cũng được làm theo điển tích của Bố Đại Hòa thượng - Hòa thượng mang đãi lớn mà tô tượng.

Bố Đại Hòa thượng xuất hiện vào đời nhà Lương ở Trung Hoa, Ngài ăn mặc xốc xếch, đi đâu thường mang cái bị lớn, gặp ai có món gì xin món ấy dồn vào bị, gặp những bọn trẻ con đem ra phân phát cho chúng. Bọn trẻ con thích Ngài lắm.

Hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí

blank
Bồ tát Đại Thế Chí

Ngài đứng bên phải đức Phật A Di Đà, tướng người cư sĩ cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm hoa sen xanh. Đây là lối thờ Di Đà tam tông: Đức Phật Di Đà ở giữa, bên tả Bồ-tát Quán Thế Âm, bên hữu Bồ-tát Đại Thế Chí.

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Thuở đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường.

blank
Bồ tát Quán Thế Âm

Do công đức ấy, được Phật thọ ký (chứng nhận - PV) sau này làm Bồ-tát hiệu là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).

Về hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, được dân gian tạo ra với các dạng như Quán Âm Hài Nhi (thể theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính), Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc...

Ngoài ra phái Mật tông cũng có hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm với đủ hình dáng như: Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cữu Diện...

Có một pho tượng thường được thấy thờ trong các nhà dân nhất là Quán Âm thanh tịnh bình thùy dương liễu.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Ngài là con thứ ba vua Vô Tránh Niệm tên là Thái tử Vương Chúng. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi và được thọ ký sau này sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chỉ, hiệu là Phật Văn Thù (Kinh Bi Hoa). 

blank
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Ngài là vị Bồ-tát hiểu thấu Phật tính, đầy đủ ba đức: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát; hằng đem ba đức ấy giác ngộ chúng sinh.

Tay mặt Ngài cầm kiếm sắc bén. Tay trái cầm hoa sen xanh. Mình ngồi trên lưng Sư Tử xanh. Có nơi Ngài hiện tướng người xuất gia, vì với tư cách trợ hoá cùng đức Phật Thích Ca nên phải hiện thân người xuất gia như các vị Tỳ-kheo. Có chỗ thờ Ngài với hình thức người cư sĩ đội mũ, mặc giáp, cầm kiếm.

Bồ tát Phổ Hiền

blank
Bồ tát Phổ Hiền

Ngài là con thứ tư vua Vô Tránh Niệm tên là Năng Độ. Do cúng dường đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh, Ngài được Phật thọ ký sau này tu hạnh Bồ-tát sẽ được tên là Kim Cương Trí Huệ Quang Minh Công Đức và sẽ thành Phật ở thế giới Bất Huyền phương Đông hiệu là Phổ Hiền Như Lai (Kinh Bi Hoa).

Căn cứ vào vị trí đặt tượng Thích Ca tam tông, Bồ-tát Phổ Hiền hầu bên trái đức Phật Thích Ca, Bồ-tát Văn Thù hầu bên hữu. Bồ-tát Phổ Hiền thờ riêng với hình thức ngư cư sĩ, cưỡi voi trắng sáu ngà, hai tay chắp lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2012(Xem: 8283)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 8750)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
07/10/2011(Xem: 3602)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 5300)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3538)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 8545)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 5654)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 8792)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 16789)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
07/06/2011(Xem: 4319)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567