Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn

16/05/201313:10(Xem: 8693)
Thập Bát La Hán - Thích Phước Sơn

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Thập Bát La Hán 

Thích Phước Sơn

Nguồn: Thích Phước Sơn


Sự tích 16 vị La Hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La trước thuật và tam tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.

Ngài Nan Đề Mật Đa La (cò có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La Hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ?hức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyền thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi, bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).

Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:

1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.

2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.

3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.

4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.

5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A La Hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.

6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A La Hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.

7. Ca Lý Ca (S: Kàilika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.

8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán , phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.

9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.

10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A La Hán cư trú tại cõi trời 33. 11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.

12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.

13. Nhân Yết Đà ( S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp. 14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.

15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A La Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.

16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A La Hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.

Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A La Hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật đọng tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La Hán.

VÌ SAO 16 VỊ LA HÁN TRỞ THÀNH 18 VỊ ?

Từ khi có hình ảnh 16 vị La Hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này). Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La Hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế. Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La Hán . Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La Hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La, Bố Đại Hòa Thượng, hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long, Phục Hổ, hoặc thêm Ma da Phu nhân, Di Lặc để thành ra 18 vị.

NGOÀI RA CÒN CÓ HAI SỰ TÍCH KHÁC NÓI VỀ 18 VỊ LA HÁN.

1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ hán của thầy Giao thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký đe73 họ trở thành 18 vị La Hán.

Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.

2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 ttên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh , nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A La Hán.

Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.

(Xem: Phật Quang Đại Tư Điển, tr.359, 394, 4791, 6787; Phật học Đại Tư Điển, tr. 2844-2845; Pháp Trụ Ký, Hán tạng tập 49 tr.12;Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 33, Hán tạng tập 49, tr. 319; Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh, Hán tạng tập 14, tr.421 - )




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2012(Xem: 5906)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
23/10/2012(Xem: 4785)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 12111)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 9112)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 9237)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3750)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 13003)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
04/04/2012(Xem: 4136)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8663)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 10068)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]