Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ hội Quán Thế Âm

16/05/201312:53(Xem: 9183)
Lễ hội Quán Thế Âm

quanambotat

Diễn văn chào mừng lễ hội
Quán Thế Âm
19-6. Đinh Hợi – PL.2551, DL.2007


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng bạch Chư tôn Hòa thượng chứng minh

Ngưỡng bạch Chư tôn Hòa thượng, Chư thượng tọa đại đức tăng ni,

Kính thưa đồng bào Phật tử các giới,

Kính thưa quý liệt vị,

Hôm nay trong không khí trang nghiêm thanh tịnh dào dạt tình thương, tràn đầy hạnh phúc của ngày Khánh đản Đức Bồ tát Quán Thế Âm, qua hình thức Lễ hội truyền thống hằng năm. Đặc biệt năm nay, lễ hội quán thế âm đang trỏ về trong niềm vui mừng vô hạn của toàn thể TĂng Ni Phật tử tỉnh nhà trước sự thành công rực rỡ của Đại hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2007-2012. Thay mặt Ban Trị sự tỉnh Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban tổ chức lễ hội, chúng tôi kính chuyển đến quý vị lời chào trân trọng và kính chúc vô lương an lành.

Xin chân thành tri ân sự hiện diện quý báu của toàn thể quý liệt vị trong buổi lễ hôm nay.

Sự hiện diện của quý liệt vị là niềm khích lệ lớn lao của Tỉnh giáo hội từng bước xây dựng và phát huy những công trình văn hóa chung của dân tộc, đồng thời thể hiện mối quan tâm về nếp sống văn hóa, đạo đức, tâm linh, tình cảm và trí tuệ.

Giờ đây, Lễ hội đang diễn ra trong niềm hân hoan của toàn thể Tăng Ni, Phật tử với những khát vọng nguyện cầu cho Tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc

Kính bạch chư tôn Thiền đức

Kính thưa quý vị khách quý

Kính thưa toàn thể đồng bào Phật tử các giới

Ngày nay Phật giáo đang được sự chú ý của nhà xã hội, giáo dục, văn hóa và nghiên cứu tôn giáo trên thế giới; bởi vì Phật giáo đã đang và sẽ có những cống hiến đáng kể vào hướng phát triển của mỗi thời đại và lịch sử, trong đó có công trình văn hóa và lễ hội

Lễ hội quán thế ân Bồ tát là bằng chứng hùng hồn về một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và Phật giáo là sự hòa quyện bất khả phân ly giữa tính dân tộc và tính văn hóa tôn giáo.

Kính bạch chư tôn Thiền đức

Kính thưa quý vị khách quý

Kính thưa toàn thể đồng bào Phật tử các giới

Đức Bồ tát Quán Thế Âm là hiện thân của chân lý, của đại bi bình đẳng. Bi tâm của Ngài thanh tịnh sáng suốt vượt qua ngoài tầm nhận thức của chúng ta, thế nên ở đâu có khổ tâm của chúng sanh động thì tức khắc động đến bi tâm của Ngài; bi tâm vốn vô tư bình đẳng như nước biển kia vẫn luôn luôn bình thản nâng đỡ ghe thuyền. Lòng từ bi của Ngài không bỏ rơi ai, khi chúng ta giữ được cõi lòng thanh tịnh để niệm đến hồng danh của Ngài, thì ành từ quang sẽ chiếu đến chúng ta như biển lặng sóng ngừng thì in rõ trời xanh vào lòng biển cả; nước hồ thu trong lắng thì ánh trăng thu soi tỏ rõ ràng, trăng kia vẫn bình đẳng và thản nhiên chiếu, nhưng nước đục thì không thấy trăng, chứ không phải trăng soi đến hồ nước đục. Trời xanh vẫn hiện vào lòng biển cả, nhưng biển cả dậy cuồng ba thì làm sao thấy được bầu trời xanh quang đãng.

Bồ tát Quán Thế Âm là hình ảnh một vị Đại sĩ vạn năng thân thương của mọi người, ngài là đấng mẹ hiền, luôn luôn lắng nghe và hiểu rõ những gì mà đàn con đã và đang gánh chịu – hạnh nguyện đó rất gần gũi, dễ thực hành đối với mọi người và rất thiết thực trong bối cảnh xã hội hôm nay.

Trong mối quan hệ giữa người và người, biết lắng nghe nhau là một sự trân quý và tôn trọng, vì qua đó sẽ chắp cánh cho mọi sự thấu hiểu và làm cơ sở để dẫn đến mọi thành tựu tốt đẹp. Trong gia đình, ở xóm giềng và rộng hơn nữa là trong cộng đồng xã hội, hơn bao giờ hết biết lắng nghe để rồi thấu hiểu nhau và chia sẻ cho nhau là tiền đề đưa đến xã hội thanh bình hạnh phúc an lạc.

Lướt qua một vài phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… nếu như chúng ta biết học theo hạnh lăng nghe của Đức Bồ tát thì chúng ta cũng sẽ nhận ra vẫn còn đâu đó những nỗi bất hạnh, những hoàn cảnh neo đơn khốn khó và từ đó tâm thương yêu dễ dàng khởi phát nếu như chúng ta vẫn thường xuyên duy trì hạnh lắng nghe. Lời nguyện năm xưa vẫn còn vang vọng đến hôm nay và mãi mãi ngàn sau, như sự bình đẳng chiếu diệu của vầng trăng sáng – chúng ta hãy xua đi lớp mây mù tham ái ngã chấp, vận dụng tâm tánh thanh tịnh để không còn sóng lòng xao động và cảm nhận ánh từ quang vi diệu của Ngài. Tưởng niệm đến danh hiệu và hạnh nguyện của Đức bồ Tát Quán Thế âm là chúng ta thực tập mở rộng tấm lòng lắng nghe tất cả những nỗi niềm để xẻ chia, thông cảm hiểu biết tha thứ và yêu thương, hóa giải mọi sự xung đột mâu thuẫn nội tại của tự tâm, làm cho mình và người vơi bớt tất cả sự khổ đau.

Cử hành lễ hội Quán Thế Âm, chúng ta cung kính đảnh lễ Ngài, lưu giữ hình ảnh thánh thiện của Ngài trong tâm ta, thể hiện thành lời nói vui đẹp lòng người và việc làm mang đến sự an lạc, giải thoát cho đời.

Chúng ta hãy dõng mãnh lập nguyện cùng lên đường với tâm nguyện cứu khổ của Ngài, tích cực làm những việc công ích gây niềm lợi lạc để cho hoa trái tình thương được hiển hiện khắp mọi nơi mọi chốn.

Kính bạch chư tôn Thiền Đức,

Kính thưa quý liệt vị,

Tín ngưỡng đại từ, đại bi và đại tuệ qua hình ảnh Đức Quán Thế Âm đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi, Ban Trị sự Tỉnh giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Hội Quán Thế Âm thành một lễ hội truyền thống hằng năm là nhằm xây dựng "Đại từ, đại bi và đại tuệ" hầu có phần đóng góp ý nghĩa vào sự nghiệp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Thừa Thiên Huế vốn đượm màu Phật giáo, nổi bật nét ưu việt của trí tuệ và lòng từ bi nhân ái.

Lễ Hội Quán Thế Âm 19 tháng 6 Âm lịch hằng năm của Phật giáo Thừa Thiên Huế đã thực sự trwor thành ngày đại lễ của Huế. Thánh Tích Tượng Đài Quán Thế Âm là Thành tích văn hóa Phật giáo đang hiện hữu giữa quê hương chúng ta, là nơi trở về chiêm bái, là trung tâm tín ngưỡng Quan Âm khong những cho Tăng Ni, Phật tử mà rộng ra đến mọi tầng lớp quần chúng từ Bắc chí Nam, từ trong nước đến nước ngoài và nơi đây còn là địa điểm tham quan của du khách thập phương. Do đó, cho nên chư vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm giúp đỡ khích lệ Ban trị Sự tỉnh giáo hội Phật giáo Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng toàn khu vực 20 héc ta nùi đồi này trở thành một trung tâm du lịch tín ngưỡng tâm linh.

Nhân dịp Lễ hội trọng thể này, thay mặt hàng chục ngàn Tăng Ni, Phật tử các giới đang hân hoan trở về tham dự, chúng tôi chân thành tri ân và cảm tạ chư vị lãnh đạo và vui mừng thông báo đến toàn thể Tăng Ni Phật tử xa gần là mọi thủ tục tiến hành xây dựng đang chuẩn bị hoàn thành và hy vọng vào sự tận tình giúp đỡ của quý cấp lãnh đạo mà ngày đặt đá khởi công xây dựng đang đến rất gần với chúng ta.

Trước một Phật sự quá lớn lao, dự trù chi phí hơn cả một trăm tỷ đồng, chúng tôi rất mong sự đóng góp trí tuệ, công sức của Tăng Ni Phật Tử, của các nhà chuyên môn, các vị hảo tâm ở trong nước và nước ngoài để chúng ta sớm hoàn thành một Phật sự quan trọng ích đạo lợi đời này.

Ngưỡng bạch chư tôn hòa thượng chứng minh

Kính bạch chư tôn Thiền đức

Kính thưa quý vị khách quý

Kính thưa toàn thể đồng bào Phật tử các giới

Dưới bóng mát của đức Từ bi vô lượng, trong khong khí ngào ngạt hương hoa và giữa những giây phút tràn đầy hỷ lạc. Thay mặt Ban Tổ chức, chúng con thành kính đảnh lễ Chư Tôn Hòa Thượng chứng minh, kính niệm công đức chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, ni; chúng tôi chân thành cảm tạ quý cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các Ban, ngành, đoàn thể; và thành tâm tán dương công đức các Niệm Phật đường, các đạo tràng, đoàn chúng cư sĩ Phật tử, các Gia đình Phật tử và toàn thể đồng bào Phật tử các giới ở trong tỉnh và các tỉnh thành phố bạn đã hoan hỷ quang lâm tham dự buổi lễ.

Thành kính cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát thường gia hộ núi rừng biển cả mưa thuận gió hòa, an cư lạc nghiệp mọi nhà, thanh tịnh thái bình cả nước. Tăng Ni huệ nghiệp quảng khai, thiện tín phước điền tăng trưởng.

Nam Mô Đại Từ Đại bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

TT. Thích Khế Chơn




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9267)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4236)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9042)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15458)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4576)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8843)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9641)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14971)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7197)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567