Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu

16/05/201312:43(Xem: 9024)
Đôi mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma - Hạnh Chiếu

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Đôi Mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma 

Hạnh Chiếu

Nguồn: Hạnh Chiếu


Thiền viện tôi có treo một bức chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đó là một bức họa bằng nước lã và mực tàu với bút khí thật hùng mạnh. Cặp lông mày, đôi mắt và chiếc cằm bạnh râu của Ngài biểu lộ một phong cách thật ngang tàng, khí phách, tương phản với cành sen dịu dàng trước hồ nửa búp nửa nở, cũng thật tự nhiên, thật tươi tắn.

Cứ mỗi lần ngắm sen nở là tôi lại thấy Tổ sư nhìn mình, nhìn sen, dôi mắt sáng. Đôi mắt ấy, cành hoa ấy, có gì giống, có gì khác đôi mắt xưa, cành hoa xưa của câu chuyện "Niêm hoa vi tiếu"?

Một hôm đức Phật ở trước chúng hội Linh Sơn. Quý Thầy im lặng chờ đợi bài thuyết pháp thường nhật. Nhưng đức Phật vẫn không nói năng gì. Lâu lắm, Phật mới cầm một cành hoa sen đưa lên, đôi mắt nhìn thẳng về đại chúng. Hội Linh Sơn im phăng phắc. Thời gian như ngừng trôi, không gian như bất động. Giữ lúc ấy có một Thầy nhìn Phật mỉm cười, đôi mắt sáng. Đức Phật vui quá, liền nói ngay lập tức:

- Ta có chánh pháp nhãn tạng. Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu. Nay phó chúc lại cho ông. Ông nên khéo giữ gìn và làm cho hưng thịnh.

Thầy ấy chính là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp.

Tôn giả đã đạt được sự giác ngộ triệt để khi nhìn thấy một cành hoa sen nên nhận được phần thưởng thật xứng đáng. Đó là tâm ấn của Như Lai. Bấy giờ, Tôn giả trở thành con người hạnh phúc nhất trần gian, không còn bị lệ thuộc và khống chế của sinh, lão, bệnh, tử. Tôn giả là đệ tử của Phật và cũng là tri âm tri kỷ của Phật. Bởi vì Tôn giả và Phật hiểu nhau.

Trong bài "Nhân duyên ngộ đạo" có một đoạn Thiền sư Chân Nguyên viết như vầy:

Nhất điểm tâm đăng Phật nhãn sinh
Tương truyền tứ mục cố phân minh
Liên phương tục diệm quang vô tận
Phổ phó thiền lâm thọ hữu tình.
- Một ngọn đèn tâm mắt Phật sinh
Truyền nhau bốn mắt thấy phân minh
Đèn đèn nối mãi vô tận sáng
Trao gởi thiền lâm dạy hữu tình.

Bài kệ đủ tình đủ lý đã nói được thật sâu và thật tròn đầy cái giây phút thiêng liêng giữa hai thầy trò. Ngài Đại Ca Diếp đã nhận được trọn vẹn những gì Phật muốn trao. Mà hai thầy trò có nói gì với nhau đâu! Và, đó là bản chất của Thiền.

Với con mắt của một kẻ phàm phu tục tử, tôi không dám lạm bàn về sự chứng ngộ của Tổ sư. Nơi đây, tôi chỉ xin được đón nhận và chiêm ngưỡng đôi mắt Tổ sư trước một cành hoa. Nếu là Ngài Vân Môn, Ngài sẽ bảo: "Ca Diếp thấy cành hoa là cành hoa". Thế thôi. Nhưng đôi mắt ấy, cành hoa ấy đối với những ai còn đứng ngoài ngõ, muốn gõ cửa nhà thiền vẫn là một giai thoại như "tiêu nguyệt chỉ" (ngón tay chỉ mặt trăng) thật tuyệt vời. Bởi vì thông qua ánh mắt đó, nụ cười đó, Tổ sư thầm gởi đến những người bạn đồng hành một bức thông điệp với nhiều mật ý. Thấy cành hoa là cành hoa tức là thấy được sự hiện hữu của chính mình và sự hiện hữu của muôn sự muôn vật mà không cần trí quán. Là thấy được thực tại. Là thấy tánh. Vì vậy mà Tổ sư đã mỉm cười. Và, Ngài cũng đã cố gắng hết sức để cho chúng ta cũng mỉm cười khi đối diện với một niềm vui chớm nở hay một nỗi buồn sắp tàn. Là vì Ngài không muốn chúng ta chìm trong đau khổ mà là ung dung trên đau khổ, thoát khổ. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy vì thế được tiếp nối mãi.

Theo đó, mà đôi mắt của Bồ Đề Đạt Ma dù ở trong tranh nhưng khi nhìn ngắm một cành hoa vẫn sinh động như đôi mắt của Tổ Ca Diếp vào thời Phật còn tại thế. Bởi vì, đối với Thiền sư, khuôn sáo thời gian và không gian có ý nghĩa gì đâu! Đôi mắt nào cũng biết nhìn, cành hoa nào cũng thật xinh. Cho nên, các Ngài thấy hoa là thấy Phật. Đôi mắt của Tổ Bồ Đề Đạt Ma vì thế mang biểu tượng của lòng tự tin, của trí dũng, của tuệ nhân trực giác. Phong cách và tinh thần của Tổ sư, vì thế trở nên thần tượng của những ai muốn có được một sự trầm tĩnh lớn, một an định lớn, một đức vô uý lớn, một sức mạnh tâm linh lớn. Có lẽ đó là duyên do mà các thiền viện đều tôn thờ chân dung Tổ sư.

Tôi không phải là một Thiền sư, nhưng tôi cũng hữu duyên để làm một Thiền sinh. Vì vậy, mỗi khi nhìn hoa sen, tuy không đủ diễm phúc thấy hết sự huyền nhiệm của hoa sen hay của chính mình, để cười nụ cười của Ngài Ca Diếp, để nhìn bằng ánh nhìn của Ngài Đạt Ma, nhưng tôi tin tưởng luôn có sự hiện diện của các Ngài bên cạnh tôi, trợ lực tôi. Sự hiện diện đó không chỉ trên những biểu tượng hay những câu chuyện đi vào lịch sử quá vãng mà sự hiện diện đó chính là sự có mặt thường xuyên của mỗi cánh sen, cành sen, cọng sen, rễ sen đang cắm sâu trong bùn sình và sẵn sàng vươn lên một đóa sen hồng tinh khiết để cúng dường cho sự có mặt của mỗi vị Phật đương lai. Trong đó, có tôi và huynh đệ tôi.

Sáng nay, tôi nhìn thấy Tổ sư đang ngắm một hoa sen. Đóa sen hé nhụy ngắm cả một bầu trời xanh. Bầu trời xanh trở lại thênh thang trong đôi mắt Tổ sư.


Hạnh Chiếu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2014(Xem: 16100)
Vấn vương, vương vấn làm chi Hợp tan, tan hợp chẳng gì bận tâm Con về thăm mẹ lần này Trọng trách con gánh từ rày nghe con Lời xưa con gắng giữ tròn Gieo duyên tạo phước, lái thuyền từ bi.
10/10/2014(Xem: 5761)
Tôi chuyên trì tụng kinh Pháp hoa, nên trông thấy ai cũng nghĩ họ là Quan Âm, cho đến tiếp xúc với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, tôi cũng nghĩ đó là hiện thân của Quan Âm. Và với độ cảm tâm mãnh liệt về Đức Quan Âm như vậy thì khi tôi nói chuyện với người nào, họ liền có thiện cảm với tôi. Theo tôi, khi chúng ta nghĩ đến Quan Âm, thì Ngài có thể hiện vào thân của đối tác, nghĩa là tác động họ, khiến họ xử sự với ta như Bồ-tát.
27/05/2014(Xem: 7376)
Bốn lời quán nguyện hướng về bốn vị bồ tát lớn: bồ tát Quan Thế Âm, bồ tát Văn Thù, bồ tát Phổ Hiền và bồ tát Địa Tạng là để đánh động những hạt giống vững chãi, thảnh thơi và hiểu biết trong con người của mỗi chúng ta. Ban đầu những vị bồ tát lớn như Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Địa Tạng có thể được nhìn nhận như những vị bồ tát ở ngoài ta.
21/05/2014(Xem: 14189)
Hầu hết chúng ta lớn khôn đều bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Tạo hóa đã ban cho mẹ một bầu sữa ngọt ngào, giúp trẻ sơ sinh có đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể mà hiếm có một hợp chất dinh dưỡng nhân tạo nào có thể thay thế được. Và những dòng sữa ấy cũng chính là một phần thân thể của mẹ.
01/05/2014(Xem: 13116)
1. Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả. (Nguyện thứ nhất) Phật Tăng thành niệm cúng dường Tôi nay xin nguyện hướng phương Bồ đề Chúng sanh hóa độ tiến tu Đời đời kiếp kiếp chẳng cho riêng mình
16/04/2014(Xem: 25115)
(Nguyện thứ nhất) Hiệu danh Tự Tại là tôi Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng Tu hành đã được viên thông Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian
15/04/2014(Xem: 10150)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas. Cú mỗi năm vào cuối tháng 3 tây lịch (nhằm ngày 19 tháng 2 Âm lịch), chùa Việt Nam thường tổ chức ngày lễ vía tưởng niệm công hạnh của Bồ Tát Quan Thế Âm với các sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại địa phương và các tiểu bang khác khắp nước Mỹ về tham dự.
23/03/2014(Xem: 31786)
Một thường lễ kính chư Phật Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh Kính Phật phước đức an lành Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài.
19/03/2014(Xem: 23430)
Mẹ Hiền Nam Hải Quan Âm Xót thương sanh chúng giáng lâm tại trần Ngai vàng Mẹ cũng chẳng cần Đi tu theo Phật cứu lần chúng sanh Hôm nay mừng Mẹ đản sanh Con hiền quỳ xuống lòng thành kính dâng
09/04/2013(Xem: 19178)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]