Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện linh ứng khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát - Tâm Quang

16/05/201311:52(Xem: 9308)
Câu chuyện linh ứng khi niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát - Tâm Quang

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Tìm Hiểu Các Vị Bồ Tát

Câu Chuyện Linh Ứng Khi Niệm Đức Quán Thế Âm Bồ-tát

Tâm Quang

Nguồn: Tâm Quang


Từ nhỏ con đã được cha mẹ ẳm đi quy y khi vừa đầy tháng, cho nên niệm Phật đã trở thành một nếp quen thuộc hằng ngày. Mỗi sáng thức dậy niệm Phật, mỗi tối trước khi đi ngủ cũng niệm Phật, trước khi ăn cơm xá đủa và niệm Phật, sau khi ăn xong cũng nhớ xá đủa và niệm Phật. Lớn lên một chút, má phát cho xâu chuỗi niệm Phật, niệm siêng đến nỗi nửa đêm bật đèn dậy vì … xâu chuỗi bị đứt!

Khi còn ở trong nước, mỗi khi đi học rồi sau đó đi làm, con đều đi xe đạp, lên xe cũng chân trái đạp xuống Nam mô, chân phải đạp xuống A, chân trái Di Đà, chân phải Phật, cứ vậy vừa đi xe đạp vừa niệm Phật cho tới trường hay sở làm. Có lẽ nhờ vậy mà nhiều phen thoát hiểm khi di chuyển trong một thành phố đầy nguy hiểm, nhất là ban đêm, tai nạn giao thông và những tai nạn khác xảy ra thường xuyên chăng?

Sau này qua Úc, mỗi khi lái xe con cũng niệm Phật, dầu rằng chỉ còn có chân phải đạp ga thôi. Tuy nhiên cũng có sự mầu nhiệm không giải thích được, thí dụ như có lần lái xe đường trường, bị lạc tay lái, xe lao qua đường và đụng vào gốc cây, sườn xe bị hư không sửa được, mà người thì không sao, mắt kiếng rớt xuống cũng không bể! Đã vậy còn được bảo hiểm đền mua xe mới nữa!

Có lẽ vì quen niệm Phật, cho nên con không biết ứng phó lanh lợi được như nhiều người, khi gặp tình huống khó xử, con chỉ biết im lặng – không phải im lặng trong chánh niệm, mà là im lặng … ấm ức, sau này mới nghĩ ra, à, sao lúc đó không trả lời như vậy, hay sao không nói câu này để cho ra lẽ? Kế lại nghĩ tiếp, nếu nói như vậy cho … hả hơi hay đở tức, tranh hơn làm cho "đối thủ" tức chơi, rốt cuộc rồi có hay hơn là im lặng không? Thế là … tiếp tục im lặng và niệm Phật, rồi sóng gió cũng yên.

Thường thì con niệm Phật A Di Đà, và khi gặp việc khẩn cấp thì lại niệm Đức Quan Thế Âm, vì Ngài vẫn có bi nguyện cứu khổ cứu nạn, năng trừ nguy hiểm. Đây là câu chuyện có thật khi con còn ở Việt Nam, đường Duy Tân, gần nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.

Hai chị em con ngủ trên gác, trước bàn thờ Phật - thờ Đức Quan Thế Âm (màu vàng), như hình 1. Sau này khi hai chị em lớn lên, ngủ trước bàn Phật không tiện, nên dời bàn Phật ra giữa nhà, như hình 2. Kể từ khi hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật, lâu lâu con thấy hai ống chân trần thò vào cửa sổ, rồi thôi. Khi thấy như vậy thì con liền niệm Phật rồi ngủ tiếp. Có một đêm con thấy chẳng những hai chân trần thò vào, mà nguyên hình người nhảy cái đụi vào trong nhà, đi về phía giường con, con hoảng quá hai tay liền bắt ấn Tý ấn Sửu và niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Khi đó con thức dậy, tiếp tục niệm chú rồi ngủ lại đến sáng, cũng không có gì lạ. Khi kể lại cho má nghe, thì hóa ra em gái con cũng thấy hai chân trần thò vào cửa sổ như con thấy vậy. Thế là chúng con xoay bàn Phật nhìn ra cửa sổ như hình 3, và hai chị em ngủ sau lưng bàn Phật không thấy gì lạ nữa.

Sau đó có lệnh dời mộ và dẹp bỏ nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, ban đêm trong giấc ngủ con thường thấy người ta ngồi trên nóc nhà hàng xóm đông lắm, và khi kể lại thì em con cũng thấy như vậy. Tuy nhiên, có lẽ vì trong nhà có thờ Phật nên không thấy ai vào nhà. Kế đó Sư Bà ra tụng kinh và rước linh về chùa, thì không thấy người ta ngồi trên nóc nhà nữa.

Qua câu chuyện này, con không muốn khẳng định là có ma hay không có ma, dầu rằng trong thế giới vô hình mắt phàm không thấy được vẫn hiện hữu những chúng sinh đang lang thang đau khổ. Cho nên trong chùa vẫn có nghi thí thực, chẩn tế, … Con chỉ xin nêu ra một điển hình là khi tâm không định, dễ thấy những việc lạ làm cho sợ hãi, nhưng sau đó nhiếp tâm trở về với Phật thì tâm trở lại an ổn, khi thức cũng như khi ngủ được an lành.

Hơn nữa trong nhà có thờ Phật thì sẽ được an ổn, nhờ thần lực của mười phương chư Phật gia trì, cho nên ma quỷ không dám quấy phá. Nếu có quý vị nào không muốn tin vào tha lực, mà chủ trương tự lực, thì sẽ hiểu rằng trong nhà có thờ Phật, như sự nhắc nhở về ông Phật sẵn có của mình, cho nên luôn giữ tâm an định thì sẽ không bị "điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn".

Con thiết nghĩ lúc bình thường niệm Phật, niệm ánh hào quang vô lượng của Đức Phật A Di Đà, hay ánh mắt từ bi cứu khổ ban vui của Đức Bồ-tát Quan Thế Âm, thì khi cấp nạn xảy ra, hay có những lúc yếu đuối lo lắng sợ hãi, tự nhiên liền nhớ nghĩ đến Phật, Bồ-tát, liền nương nhờ câu niệm Phật, hồng danh hay mật chú của Bồ-tát mà thoát khỏi ách nạn, thân tâm an ổn. Vì thế cho nên quý Thầy Cô thường hay nhắc Phật tử huân tu niệm Phật, là một phương pháp thực hành có ý nghĩa thiết thực trong đời sống tại gia nhiều chướng ngại vậy.

Nam mô A Di Đà Phật,

Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ-tát,

Tâm Quang
Nhân ngày Vía Đức Quan Âm,

19/6 Đinh Hợi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2016(Xem: 16483)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4907)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9237)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10247)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15609)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7628)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10089)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10899)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14376)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]