Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữa lành bệnh bài bạc

15/05/201319:20(Xem: 8298)
Chữa lành bệnh bài bạc

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Chữa Lành Bệnh Bài Bạc 

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Bệnh bài bạc khảo đảo
Chuyên trì chú Ðại Bi
Niệm Quán Âm danh hiệu
Thoát khỏi khổ tai ương.

Dì Ẩn một nữ tu tại gia và phát nguyện lui tới ngôi chùa nhỏ, không có thầy trú trì để lau bàn Phật, quét tước và làm công quả. Quê của Dì ở Huế, nhưng vào trú ngụ với người cháu họ tại Ðà Nẵng, thuộc tỉnh Quảng Nam.

Tôi quen Dì vì có thời gian tôi xin thầy giáo thọ rời Phật học viện Phổ Ðà về khuôn hội Vĩnh An tạm trú để học bài thi và được Dì Ẩn lui tới nấu cơm, làm bánh nậm, bánh bèo cho ăn. Ăn hoài nên "mắc nợ" của Dì quá nhiều, tôi nghĩ tới chuyện đền đáp nên tìm cách hướng dẫn cho Dì Ẩn học thuộc mười hai lời nguyện của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi khuyên dì nên niệm danh hiệu Quán Thế Âm, cùng lễ lạy Bồ Tát mỗi sáng sau khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Dì rất vui, tha thiết tin theo và thực tập rất tin cần. Khoảng hai tháng sau, một hôm Dì tới chùa gặp tôi với nét mặt buồn rầu, mỏi mệt, chán nản, đau khổ. Hỏi ra tôi mới biết về chuyện "xấu" đã xảy đến cho Dì.

Dì Ẩn nói cách đây bốn tuần lễ, có một bà bạn cũ ghiền cờ bạc tới chơi nhà rủ rì rủ rê Dì nhập song bài "cầu tài". Không dè tiền chẳng tới mà nhà cửa sa sút. Bao nhiêu vốn liếng làm việc cực khổ dành dụm bấy lâu bây giờ Dì đã đem tế sống cho "cô hồn ác đảng" lại còn phải mắc nợ mấy bà bạn "giàu lòng" thiện cảm nữa. Nói xong rồi Dì khóc nức nở và cho là Phật Bà Quán Âm không thương tưởng, không cứu khổ, không linh thiêng phò trì cho vụ nhập sòng đen đỏ của Dì.

Tôi nghe Dì kể xong mà phát giận. Giận vì Dì không tới chùa làm bánh cho ăn. Giận vì Dì để lòng tham xui khiến sa vào thói đỏ đen bài bạc rồi lại trách Phật Thánh, Bồ tát Quán Âm không cứu độ, phù hộ cho việc đánh bạc của Dì. Trong khi tôi bực bội quá đỗi, Dì lại năn nỉ tôi cứu Dì bằng cách cho Dì mượn mấy chục ngàn để trả nợ, nếu không tiền lời của chủ nợ sẽ làm lên ngập đầu. Tôi chịu hết nổi sự khóc lóc, kêu nài vô lý của Dì. Tôi bèn làm dữ với Dì và thay vì nói tới tiền bạc, tôi khuyên Dì Ần nên tiếp tục niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, đọc kinh Ðại Bi mỗi ngày hai mươi mốt biến và phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa với tôi mỗi buổi tối tại chùa.

Dì Ần ở chùa làm công quả và tu tập được một tuần sau thì có hai bà to mập, phì nộn tới chùa tìm Dì Ẩn đòi tiền lời và tiền vốn cho Dì vay để đánh bạc. Tôi đã tiếp họ thay vì để Dì Ẩn chường mặt với hai bà phụ tá chủ sòng bạc kín tại thành phố Ðà Nẵng. Trong khi tiếp xúc với hai bà, tôi đã khéo lời khuyên hai bà ấy về "tội dụ dỗ" người hiền đánh bạc. Nhân đó tôi đọc một bài thơ cho hai bà nghe và Dì Ẩn ngồi trốn trong liêu cũng nghe nữa. Bà thơ ấy tôi không nhớ rõ là của ai, nhưng khi nó tuôn ra từ miệng của tôi thì có một năng lực kỳ diệu. Bởi vì tôi đọc xong và giải thích thêm về ý nghĩa, chi tiết của bài thơ thì hai bà rơi nước mắt. Sau đó, xin vào điện Phật lạy sám hối. Trước khi hai bà ra về, họ hứa với tôi là sẽ tìm thầy quy y học đạo không tham gia vào nghề đen đỏ và họ hứa không đòi tiền nợ do Dì Ẩn mượn nữa.

Bài thơ ấy có nhan đề là đồng tiền phi nghĩa:

Bạc ác chi mi lắm rứa tiền
Mi làm nhân loại hóa ra điên
Mi tô mặt nạ đên thành trắng
Mi khiến nhân tình thẳng hóa xiên.
Mi đạp luân thường vô một xó
Mi xô trí tín dẹp đôi bên
Mi xua thế giới đâm nhau mãi
Ác nghiệt chi mi lắm rứa tiền.

Sau khi "cứu" được Dì Ẩn ra khỏi bệnh bài bạc, tôi rất có niềm tin nơi Ðức Quán Thế Âm Bồ tát. Vì tôi không ngờ chuyện khó "tầy trời" của Dì Ẩn và chuyện đòi tiền của hai bà nghề bài bạc mà có thể vượt qua được. Người tin tưởng Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát sâu sắc, chân thành hơn tôi nữa, đó là Dì Ẩn. Vì từ khi có biến cố khó khăn cùng cực xảy ra và vượt qua khỏi, thì Dì Ẩn mới phát tâm tin hạnh cứu khổ của Ðức Quán Thế Âm nhiều hơn. Mừng chuyện tiến tu của Dì Ẩn tôi có làm bài thơ trào phúng tặng Dì như sau:

Dì Ẩn trong phòng trốn nợ kêu
Tim run muốn rớt nhịp không đều
Quán Âm thầm niệm thôi lia lịa
Ðể chú trọc đầu phải chịu true
Quán Âm cứu khổ pháp linh mầau
Giúp người ra khỏi chốn sầu đau
Múa gậy đọc thơ đất chuyển động
Tình mê sáng dậy chiếu ngàn sau.

(15) A THỆ DỰNG ( Ashiyum)

Quán Âm hiện thân tướng
Phi Ðằng Quỷ Dạ Xoa
Ðộ những người hung hiểm
Bỏ ác theo pháp lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2011(Xem: 7104)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 12721)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6421)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4288)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3535)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3236)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5940)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4370)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2904)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13692)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]