Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thoát nạn nước cuốn

15/05/201319:04(Xem: 8534)
Thoát nạn nước cuốn

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Linh Ứng Quán Thế Âm

Thoát Nạn Nước Cuốn

Hòa Thượng Thích Tịnh Từ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Tịnh Từ



Nước trôi song bị chìm
Nhờ sức niệm Quán Âm
Ðược sống lâu thọ mạng
Nhờ Quán Âm thọ trì.

Hồi mới lên 6,7 tuổi, tôi và anh tôi cứ mỗi buổi trưa cuốituần hay trốn mẹ ra sông để tắm. Một hôm gặp mùa mưa tháng tám, nước lớn từ trên nguồn tuôn về quá mạnh khiến con đê trong làng bị vỡ, nơi khúc sông cạn bỗng dưng nước ngập, xoáy sâu và chảy xiết. Cả hai anh em tôi đều bị cuốn theo dòng nước và vì sức yếu nên hai anh em chúng tôi không sao gượng nổi để vào bờ. Lúc bấy giờ tôi chỉ kịp nghe tiếng anh tôi nhắc: " em ơi! đừng sợ, niệm Phật Quán Âm đi.", rồi anh tôi mất dạng. Tôi cũng chìm ngập trong biển nước xoáy. Nhờ lời nhắc niệm Phật Quán Âm của anh tôi, nên trong ý thức của tôi lúc đó rất bình tĩnh, sáng suốt và tôi nói thầm trong miệng: "Phật Quán Âm ơi! cứu con với! con mệt lắm rồi…" tôi cứ lẩm bẩm trong miệng hoài như thế không biết bao nhiêu lần, cho đến khi không còn biết gì nữa. Tôi đã bị chết trôi? Không, tôi đã được đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu sống đến bây giờ. Năm nay tôi đã 57 tuổi, kể ra tôi cũng thọ mạng đấy chứ.

Trong cơn mê man của một giấc ngủ dài, tôi nghe tiếng một ông lão gọi bên tai tôi: "Này con, thức dậy để đi tìm anh con vể nhà. Mẹ, ba con, ông bà nội của con đang nóng lòng chờ hai anh em con về ăn cơm trưa đó." Qua tiếng gọi, tôi đã tỉnh ngủ. Khi thức dậy, tôi thấy mình đang nằm trên một cồn cát trắng, sát bên cạnh một vùng nước mênh mông. Nhìn quanh bốn phía chẳng thấy nhà cửa, chẳng thấy bóng dạng người qua lại. Nhìn vào thân thể, tôi bỗng thẹn thùng vì thấy mình trần trục, không có quần áo gì cả. Nhìn vào ngực, tôi bắt gặp cái tượng đức Quán Thế Âm

Bồ Tát nhỏ mạ vàng mà mẹ tôi đã đeo trong cổ cho tôi ngay hồi tôi mới sinh được vài tháng. Tôi mĩm cười, cầm cái tượng vân vê trên tay, rồi nói: "Phật Quán Âm ơi! Anh của con đâu rổi? Nếu anh của con mà bị nước cuốn trôi thì mẹ , ba, ông bà nội, ông bà ngoại của con khóc đó. Con cũng không chịu mất đi anh của con đâu. Phật Quán Âm ơi! chỉ cho con biết anh của con đang ở đâu để con tới dẫn anh con về nhà kẻo mẹ lo. Mẹ thương hai anh em con lắm đó."

Vừa réo gọi Phật Quan Âm vài tiếng, tôi ngẩng đầu nhìn ra phía sóng nước trùng khơi, tôi thấy một con đò nhỏ đang chạy thoăn thoắt đi về phía tôi. Tôi reo lên mừng rỡ, chờ đợi và nhảy ra con nước ôm lấy anh tôi khi con đò vừa đến. Anh tôi đã đến trên một con đò nhỏ với ông lão. "Ồ, Anh ơi! chiếc đò và ông lão đi đâu mất rồi? Sau phút chốc, tôi ôm anh tôi mừng, tủi tủi; tôi quay lại thì không thấy chiếc đò và ông lão đâu nữa. Anh tôi cũng ngạc nhiên như tôi, cả hai anh em trố mắt tìm kiếm. Nhưng, giữa cánh đồng con nước mênh mông, vẫn im lìm không một bong thuyền đò qua lại. Ông lão chèo đò biến dạng, chiếc đò cũng không còn.

Anh tôi thuật lại rằng khi cơn nước đẩy, anh tôi không nhìn thấy tôi đâu cả, nên anh tôi la lớn bảo tôi niệm Phật Bà Quán Âm để được Phật Bà giúp đỡ. Anh tôi biết mình sắp chết đuối và nhớ lời mẹ dặn là khi gặp tai nạn thì niệm Phật Bà Quán Âm. Lúc đó, anh tôi tin là có Phật Bà và nghĩ là Phật Bà rất linh thiêng, nên anh tôi không có lo sợ. Anh tôi nhắm mắt và thầm niệm: NAM MÔ ÐẠI TỪ ÐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Anh tôi niệm tên của Phật Bà ước chừng được mười lần thì anh tôi chẳng còn hay biết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên chiếc giường tre với bộ áo quần xanh mới, bên cạnh bếp lửa đang nấu nồi cháo trắng sôi sùng sục. Trong nhà chỉ có một mình ông lão tuổi chừng bảy mươi, tướng mạo rất đẹp, miệng luôn cười như Phật Di Lạc. Ông lão lấy cháo trộn với đường cát cho anh tôi ăn một tô lớn rồi ông khen anh tôi ngoan, giỏi, còn nhỏ mà biết tin Phật Bà Quán Âm. Anh tôi hỏi: "Bác có biết Phật Bà ở đâu không?" Ông lão cười và chỉ vào trái tim của anh tôi. Ý ông lão nói là Phật Bà ở trong tâm của anh tôi. Ăn cháo xong, ông lão nói với anh tôi là đi tìm tôi và sẽ đưa cả hai anh em về nhà. Anh tôi ngồi trên chiếc đò nhỏ và ông lão đưa anh tôi tới đây gặp tôi.

Tôi bảo anh tôi: "Như vậy ông lão đó chính là đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà anh em mình thường nghĩ và niệm bấy lâu nay."

Anh tôi gật đầu thốt lên: "ừ hơ, ờ hơ, anh có cảm giác là ông lão này là lùng lắm, không phải là một người thường…" Mặt trời chiếu lên cao, anh tôi cởi chiếc áo đang bận trùm lên mình tôi. Hai anh em tôi dắt nhau về nhà một cách bình an.

Chuyện này xảy ra tại thôn Phường Sắn là một thôn nhỏ tại làng Long Hưng, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi tôi ra đời và lớn lên.

Nguyễn Năng Diêu, anh hai tôi ghi lại chuyện này trong nhật ký của người. Tôi cung kính chép lại nơi đây để cống hiến đến quý thân hữu xa gần và mong bạn đọc cho anh tôi một lời cầu nguyện. Anh tôi đã qua đời năm 1961 vì chiến tranh và bom đạn vô tình.

NGUYÊN QUANG

(4) BỒ ÐỀ TÁT ÐỎA BÀ DA (Bodhisattvaya)


Quán Âm bậc tuệ giác
Ðạt chơn tánh rạng ngời
Lòng từ bi quảng đại
Phổ độ khắp gần xa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2011(Xem: 7104)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
20/03/2011(Xem: 12720)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6421)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4288)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3535)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3236)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5940)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4369)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2904)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13692)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]