Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Những biến thái đa dạng của sự kiêu mạn.

15/05/201318:38(Xem: 7253)
Chương 5: Những biến thái đa dạng của sự kiêu mạn.

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 5: Những Biến Thái Đa Dạng Của Sự Kiêu Mạn

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện


Tự tin khác hẳn sự kiêu mạn. Tự tin rằng mình có khả năng dẹp bỏ tất cả mọi kiêu mạn; tự tin rằng mình có khả năng vô tận để tiêu diệt tất cả những phiền não; tự tin rằng mình có khả năng vô biên để thành Phật vì lợi ích bao la cho tất cả chúng sinh; tự tin rằng mình có sức mạnh tâm linh mênh mông để giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi tất cả nỗi sợ hãi và đau khổ trong cõi luân hồi; tự tin rằng mình không khác gì ảo tưởng phù du và như một giấc chiêm bao; tự tin rằng lúc chết mình sẵn sàng hóa kiếp xuống địa ngục để cứu giúp những kẻ đọa đày bi thảm, vân vân…

Có thể tự tin như vậy, vì thấy hiểu rằng cái "tôi" không có thực, và "mình" chính là tất cả những gì được thấy và được hiểu; chính là tất cả những gì chưa được thấy và chưa được hiểu; chính là tất cả những gì không thể thấy và không thể hiểu.

Còn sự kiêu mạn chỉ là xây dựng tất cả những "thần thoại" và "huyễn thoại" chung quanh ngũ uẩn vô thường. Sự kiêu mạn được thành hình từ vọng tưởng về cái "tôi là thế này" hay "tôi là thế kia", "tôi không là thế này", "tôi không là thế kia", "tôi đã như thế" và "tôi sẽ như vậy", vân vân…

"Mặc cảm tự tôn" chỉ là hình thức khác của "mặc cảm tự ty", và chính "mặc cảm tự ty" lại là hình thức ẩn giấu vi tế của "mặc cảm tự tôn": thấy tưởng rằng mình hơn chỉ là hình thức khác của việc thấy tưởng mình thua, còn thấy tưởng rằng mình ngang hàng với ai hoặc với cái gì đó chỉ là kết quả của sự so sánh, sự đo lường, sự tính toán, sự phân biệt giữa cái này và cái kia, đây là bước đầu phá vỡ sự kiêu mạn.

Từ ba mối đầu của Mạn:

I. Tôi cao siêu hơn kẻ khác (thắng mạn)

II. Tôi ngang hàng kẻ khác (đẳng mạn)

III. Tôi kém thua kẻ khác (liệt mạn)

Chúng ta có thể nhìn thấy bao nhiêu biến thái đa dạng của sự kiêu mạn (gọi chung là "kiêu mạn", nhưng mạn vẫn trọng hơn kiêu và tất cả kiêu đều khởi phát từ mạn, từ ngã mạn); trong kiêu đã hàm ý mạn, do đó, chúng ta có thể diễn giải ba kiêu như sau:

I. Vô bệnh kiêu: tôi lành mạnh hơn kẻ khác;

II. Niên tráng kiêu: tôi trẻ tuổi hơn kẻ khác

III. Hoạt mệnh kiêu: tôi linh động tràn trề sức sống hơn kẻ khác.

Chỉ có chứng nhập pháp vô thường là dẹp bỏ mọi kiêu, mọi mạn, và mọi kiêu mạn. Một người sắp chết khó lòng tiếp tục giữ được tâm kiêu mạn. Sự bất khuất của một anh hùng trước cái chết không phải là kiêu mạn mà là thái độ bất lay chuyển của một người dám hy sinh bản thân cho một cái gì siêu việt cao cả vượt lên trên kiếp người.

Sau đây, cũng nên liệt kê ra những biến thái đa dạng của kiêu mạn để chúng ta dễ nhận những phiền não đã trói buộc mình và khiến cho mình đánh mất trí huệ Bồ Tát:

a) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình hơn kẻ khác;

b) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình bằng kẻ khác;

c) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình kém thua kẻ khác.

Điều kiêu mạn thứ ba ở trên có vẻ mâu thuẫn, sự thực thì sự kiêu mạn càng tăng trưởng qua sự mâu thuẫn bề ngoài: có những sự "khiêm tốn" hay "hạ mình" chỉ là hình thức tế nhị của kiêu mạn; nhận rằng mình thua kém chỉ là lùi lại để nhảy thực xa hơn nữa… Nói một cách văn chương: có sự toàn thiện của cái bất toàn… Hay nói một cách thơ mộng cải lương: "tình chỉ đẹp lúc dang dở…" hay nói một cách triết lý: sự thành tựu của cái gì chưa xong, sự có mặt của cái vắng mặt…

Ngoài ba hình thức kiêu mạn chính yếu trên, có thể nhìn ra những dạng thái phồn thịnh khác của kiêu mạn:

a) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình hơn cả cái hơn của kẻ khác;

b) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình ngang bằng cái hơn của kẻ khác;

c) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình thua kém hơn cái hơn của kẻ khác;

d) Cao siêu, vì hơn cả cái trung bình của kẻ khác;

e) Cao siêu, vì ngang bằng với cái trung bình của kẻ khác;

f) Cao siêu, vì thua kém với cái trung bình của kẻ khác;

g) Cao siêu, vì hơn cái kém của kẻ khác;

h) Cao siêu, vì bằng với cái kém của kẻ khác;

i) Cao siêu, vì thua kém với cái kém của kẻ khác...

Tóm lại, tất cả mọi dạng thái của kiêu mạn đều là trò hý luận chằng chịt của tâm thức vọng động, xô đẩy con người ra ngoài sự tịch lặng của Phật Pháp, khiến cho mình đánh mất trí huệ của Bồ Tát, vì khinh thường chúng sinh, tự tôn tự đại, không tôn trọng Phật Pháp và không tôn kính Đạo sư, chướng ngại cho chúng sinh và chướng nạn cho sự thành tựu Phật Đạo ra ngoài sáu nẻo luân hồi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9298)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4241)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9048)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15473)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4581)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8846)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9649)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14982)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7199)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567