Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 9: Để tiến đến việc hoà hợp lành mạnh của cả hai thừa

25/04/201312:15(Xem: 9351)
Phần 9: Để tiến đến việc hoà hợp lành mạnh của cả hai thừa
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Chín: Để Tiến Đến Việc Hoà Hợp Lành Mạnh Của Cả Hai Thừa

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Theo quan điểm của tôi, cả hai con đường (hay hai thừa )- A-la-hán đạo và Bồ tát đạo - có thể xem như những biểu hiện có giá trị về lời giảng dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, cả hai phải tuân theo một số tiêu chuẩn chính thức. Về vấn đề nguyên tắc, cả hai phải tuân theo những giáo pháp căn bản như Tứ diệu đế, Bát Chánh Đạo, Tam pháp ấn, Lý Duyên khởi ; về vấn đề thực hành, cả hai phải biểu hiện nền tảng đạo đức tốt đẹp, tuân theo khuôn mẫu rèn luyện của tam vô lậu học về Giới, Định, và Tuệ. Tuy nhiên, ngay cả khi ba tiêu chuẩn ấy được hoàn thành, trong lúc đi tìm một sự hoà hợp lành mạnh của hai con đường này, chúng ta phải tránh cái mà tôi gọi là chủ trương dung hòa " nhẹ nhàng kiểu đế quốc" như lý thuyết Nhất Thừa, lý thuyết này cho rằng chỉ có Bồ tát thừa là rốt ráo và Thanh văn thừa chỉ là phương tiện. Lý thuyết này cuối cùng đưa đến việc hạ thấp giá trị những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật lịch sử. Lý thuyết này nói rằng những lời dạy của chính Đức Phật trong suốt 45 năm hành đạo chỉ là những lời mô phỏng của bầu không khí tôn giáo ở Ấn độ thời đại ấy và không diễn đạt được ý định của Ngài, mà những ý định này chỉ được làm sáng tỏ trong các kinh điển Đại thừa giảng giải giáo lý Nhất Thừa 400 trăm năm sau ngày Đức Phật nhập diệt. Công nhận giá trị ngang nhau của hai thừa (hay ba thừa, nếu kể thêm Độc giác thừa) cho phép chúng ta có một thái độ bao dung hơn, biết tôn trọng tính xác thực của Phật giáo Nguyên thủy và những sự kiện lịch sử về những lời giảng dạy nguyên thủy của Đức Phật. Điều này cũng trang bị tốt hơn cho chúng ta để công nhận khả năng của Phật giáo, trải qua nhiều biến chuyển đích thực của lịch sử, đã bộc lộ những tiềm năng còn tàng ẩn trong lời dạy của Đức Phật, những tiềm năng mà chính Đức Phật cũng không tiên liệu được, nhưng đã làm phong phú truyền thống phát xuất từ Ngài như là suối nguồn đầu tiên.

Khi chúng ta chấp nhận phương pháp này, chúng ta có thể thành tâm kính trọng những vị hành giả đã tích cực hoạt động để thực hiện mục đích cuối cùng của Phật pháp ngay trong hiện tại là chứng đắc Niết bàn, là sự chấm dứt mọi khổ đau, bằng cách tu tập theo Bát Chánh Đạo cho đến giai đọan cuối cùng. Chúng ta có thể tôn kính những vị đã thắp sáng lời dạy của Đức Phật bằng cách chứng minh rằng những lời dạy này thực sự dẫn dắt chúng ta đến giải thoát rốt ráo, đưa đến trạng thái vô sinh bất diệt, mà Đức Phật vẫn thường ca ngợi, gọi đó là sự giải thoát vi diệu, thuần tịnh,và vô thượng. Lại nữa, bằng cách dùng phương pháp này, chúng ta cũng có thể tôn kính những vị đầy lòng từ bi đã phát nguyện đi theo Bồ tát đạo, những vị đã phát đại nguyện này như một hành động vượt quá bổn phận của họ, họ làm như vậy không phải vì đó là điều kiện cần thiết cho sự giải thoát đích thực của chính họ. Chúng ta có thể tôn trọng và trân quý lòng từ bi rộng lớn, những hạnh nguyện cao thượng, và tinh thần hy sinh phục vụ chúng sanh của họ. Phật giáo đích thực cần cả ba: những vị Phật, A-la-hán và Bồ tát. Phật giáo cần phải có Đức Phật khám phá và giảng dạy con đường giải thoát; cần phải có các vị A-la-hán đi theo con đường đó và xác nhận rằng Phật pháp đích thực đưa đến giải thoát, minh chứng cho lời giảng dạy đó bằng những tấm gương của những vị đã sống cuộc đời phạm hạnh thuần tịnh; Phật giáo cũng cần những vị Bồ tát phát nguyện quyết tâm hoàn thiện đức hạnh để trong một thời điểm tương lai nào đó, gần hoặc xa, chính họ có thể trở thành Phật và một lần nữa lại tiếp tục chuyển Pháp Luân vô thượng của Đức Phật cho thế gian này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 9427)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
28/07/2016(Xem: 4250)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9067)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15521)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4592)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8870)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9671)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15001)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7220)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567